trắc nghiệm địa lí 12

Trắc nghiệm bài 9 địa lí 12

Giới thiệu với các bạn bộ câu hỏi, bài tập trắc nghiệm bài 9 địa lí 12 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm đã được admin tổng hợp biên soạn phù hợp với ma trận kiểm tra đánh giá theo mức độ nhận thức.

Nội dung câu hỏi xoay quanh các nội dung như sau: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa: tính chất Nhiệt đới, tính chất Ẩm, tính chất Gió mùa. Cụ thể như sau:

Nội dung Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

a. Tính chất nhiệt đới

Câu 1. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta là do yếu tố nào quy định?

A. Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến.

B. Nước ta thuộc khu vực gió mùa châu Á.

C. Nước ta tiếp giáp với biển Đông nóng ẩm.

D. Đất nước nhiều đồi núi.

Xem đáp án

Câu 2. Nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều lớn hơn 20oC trừ vùng

A. đồng bằng.

B. trung du.               

C. núi thấp.                      

D. núi cao.

Xem đáp án

Câu 3. Ở nước ta, mọi nơi trong năm đều có số lần Mặt trời qua thiên đỉnh là

A. không có.         

B. 1 lần.               

C. 1 hoặc 2 lần tuỳ nơi.             

D. 2 lần.

Xem đáp án

Câu 5. Đi từ Bắc vào Nam tính chất nhiệt đới nước ta có đặc điểm

A. nhiệt độ và biên độ nhiệt độ tăng dần.

B. nhiệt độ giảm dần và biên độ nhiệt độ tăng dần.                   

C. nhiệt độ và biên độ nhiệt độ giảm dần.

D. nhiệt độ tăng dần và biên độ nhiệt độ giảm dần.

Xem đáp án

Câu 6. Nhiệt độ nước ta có sự phân hoá theo độ cao là do

A. Vị trí địa lí.                                                

B. Lãnh thổ trải qua nhiều vĩ tuyến. 

C. Địa hình nhiều đồi núi.                              

D. Giáp biển Đông.

Xem đáp án

b. Lượng mưa và độ ẩm lớn

Câu 1. Lượng mưa trung bình trong năm của nước ta khoảng

A. Dưới 1000 mm.                                         

B. Từ 1000 – 1500 mm.

C. Từ 1500 – 2000 mm.                                 

D. Trên 2000 mm.

Xem đáp án

Câu 2. Lượng mưa trung bình năm có thể lên đến 3500 – 4000mm ở

A. các cánh cung hút gió.                              

B. những sườn đón gió và khối núi cao.

C. những vùng ven biển.                                

D. những đồng bằng châu thổ.

Xem đáp án

Câu 3. Khu vực nào có lượng mưa lớn nhất nước ta?

A. Đồng bằng sông Hồng.                             

B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Huế – Đà Nẵng.                                         

D. Hoàng Liên Sơn.

Xem đáp án

Câu 4. Vùng ven biển cực Nam Trung Bộ của nước ta có lượng mưa rất thấp là do

A. địa hình vuông góc với hướng gió.                       

B. địa hình song song với hướng gió.  

C. nằm sâu trong đất liền.                                          

D. tác động của gió tín phong.

Xem đáp án

Câu 5. Mùa mưa nghiêng về thu – đông là nét đặc trưng của khu vực nào?

A. Miền Bắc.              

B. Miền Trung.           

C. Tây Nguyên.          

D. Miền Nam.

Xem đáp án

Câu 6. Nước ta có mùa mưa chủ yếu về

A. mùa xuân.              

B. mùa hạ.                  

C. mùa thu.                

D. mùa đông

Xem đáp án

Câu 7. Độ ẩm tương đối trung bình của nước ta khoảng

A. Dưới 60%.                

B. 60 – 70%.                

C. 70 – 80%.                

D. Trên 80%.

Xem đáp án

Trắc nghiệm bài 9 địa lí 12 phần c. Gió mùa

Câu 1. Gió mùa đông bắc hoạt động ở nước ta có nguồn gốc xuất phát từ

A. cao áp Xibia..

B. áp cao nam Ấn Độ Dương.

C. áp cao cận chí tuyến Nam Bán cầu.

D. áp cao cận chí tuyến Bắc Bán cầu.

Xem đáp án

Câu 2. Phạm vi hoạt động của gió mùa tây nam ở nước ta là

A. Miền bắc nước ta, từ dãy Bạch Mã trở ra.                     

B. Cả nước.

C. Miền nam nước ta, từ dãy Bạch Mã trở vào.                  

D. Ở đồng bằng ven biển.

Xem đáp án

Câu 3. Thời gian hoạt động mạnh của gió tín phong ở nước ta là

A. từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.               

B. từ tháng 5 đến tháng 10.

C. Quanh năm.  

D. thời kỳ chuyển tiếp giữa hai loại gió mùa.                                  

Xem đáp án

Câu 4. Tính chất của gió mùa mùa đông hoạt động ở nước ta là

A. Lạnh khô và lạnh ẩm.                    

B. Nóng ẩm lạnh ẩm.               

C. Khô nóng và nóng ẩm.             

D. Khô và nóng.

Xem đáp án

Câu 5. Hướng đông bắc là hướng gió thịnh hành của các loại gió nào hoạt động ở nước ta?

A. Gió mùa mùa hạ và mùa đông.                                       

B. Gió phơn tây nam và gió mùa mùa hạ.   

C. Gió mùa mùa hạ và gió tính phong.                           

D. Gió mùa mùa đông và gió tín phong.

Xem đáp án

Câu 6. Loại gió nào mang lại lượng mưa lớn và làm cho khí hậu nước ta ôn hoà hơn?

A. Gió tín phong.

B. Gió phơn tây nam.

C. Gió mùa mùa hạ.

D. Gió mùa mùa đông.

Xem đáp án

Câu 7. Loại gió nào khô không gây mưa nhưng là điều kiện gây mưa khi đẩy các khối khí từ biển vào mang theo nhiều hơi ẩm?

A. Gió tín phong.                               

B. Gió phơn tây nam.   

C. Gió mùa mùa hạ.                           

D. Gió mùa mùa đông.

Xem đáp án

Câu 8. Loại gió nào làm cho thiên nhiên nước ta vốn đã phức tạp lại càng phức tạp hơn?

A. Gió tín phong.                               

B. Gió phơn tây nam.   

C. Gió mùa mùa hạ.                           

D. Gió mùa mùa đông.

Xem đáp án

Câu 9. Sự luân phiên của các khối khí hoạt động theo mùa tạo nên đặc điểm cơ bản của khí hậu nước ta?

A. Sự phân hoá theo chiều Bắc – Nam.                       

B. Lượng mưa lớn.     

C. Nhiệt độ cao.                                                          

 D. Tính mùa trong chế độ khí hậu.

Xem đáp án

Câu 10. Quanh năm ở miền Bắc nước ta có 2 mùa đó là

A. Một mùa mưa và một mùa khô kéo dài sâu sắc.

B. Mùa đông lạnh ít mưa và mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều.

C. Mưa về mùa hạ khô về mùa đông.

D. Mưa về thu đông, khô nóng về mùa hè.

Xem đáp án

Câu 11. Vào đầu mùa hạ, khối khí nào hoạt động ở nước ta?

A. Khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương.      

B. Khối khí Tín phong bán cầu Bắc.

C. khối khí lạnh phương Bắc.                                    

D. Khối khí cận chí tuyến bán cầu Nam.

Xem đáp án

Câu 12. Ở nước ta, tổng bức xạ lớn và cân bằng bức xạ dương quanh năm do đó

A. nhiệt độ trung bình năm cao.                    

B. tổng lượng mưa trong năm lớn.

C. độ ẩm tương đối cao.                                

D. độ ẩm tuyệt đối cao.

Xem đáp án

Câu 13. Các khối khí di chuyển qua biển đã mang lại cho nước ta

A. lượng mưa lớn.                                         

B. chế độ sóng phức tạp.

C. lượng bốc hơi lớn.                                     

D. chế độ thuỷ triều phức tạp.

Xem đáp án

Câu 14. Quanh năm nước ta có hai mùa gió chính đó là

A. gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.     

B. gió tín phong và gió phơn tây nam.

C. gió mùa mùa đông và gió phơn tây nam.  

D. gió mùa mùa hạ và gió phơn tây nam.

Xem đáp án

Câu 15. Từ tháng XI đến tháng IV năm sau, miền Bắc nước ta chịu tác động của

A. khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương.                   

B. khối khí Tín phong bán cầu Bắc.

C. khối khí lạnh phương Bắc.                                                

D. khối khí cận chí tuyến bán cầu Nam.

Xem đáp án

Câu 16. Mưa phùn ở vùng ven biển và đồng bằng Bắc Bộ thường xuất hiện vào

A. nửa sau mùa đông.                                    

B. nửa đầu mùa đông.

C. nửa sau mùa hạ.                                         

D. nửa đầu mùa hạ.

Xem đáp án

Câu 17. Ở miền Bắc, nửa đầu mùa đông thường có thời tiết

A. lạnh khô.               

B. lạnh ẩm.                 

C. khô nóng.              

D. nóng ẩm.

Xem đáp án

Câu 18. Dãy núi nào làm cho gió mùa đông bắc suy yếu và biến tính khi di chuyển xuống phía nam lãnh thổ nước ta?

A. Bạch Mã.               

B. Hoành Sơn.                       

C. Trường Sơn Bắc.   

D. Trường Sơn Nam.

Xem đáp án

Trắc nghiệm bài 9 địa lí 12 phần bảng số liệu

Câu 1. Cho bảng số liệu

Lượng mưa và bốc hơi của một số địa điểm (đơn vị: mm)

  Lượng mưa Bốc hơi
Hà  Nội 1676 989
Huế 2868 1000
Tp Hồ Chí Minh 1931 1686

Biểu đồ thích hợp thể hiện lượng mưa và bốc hơi ở các địa điểm trên là

A. biểu đồ cột đơn.    

B. biểu đồ cột nhóm.         

C. biểu đồ cột chồng.   

D. biểu đồ đường.

Xem đáp án

Câu 2. Cho bảng số liệu

Lượng mưa và bốc hơi của một số địa điểm (đơn vị: mm)

  Lượng mưa Bốc hơi
Hà  Nội 1676 989
Huế 2868 1000
Tp Hồ Chí Minh 1931 1686

Cân bằng ẩm lớn nhất là

A. Hà Nội.                                                          

B. Huế.          

C. Thành phố Hồ Chí Minh.                              

D. Các địa điểm đều bằng nhau.

Xem đáp án

Câu 3. Cho bảng số liệu

Lượng mưa và bốc hơi của một số địa điểm (đơn vị: mm)

  Lượng mưa Bốc hơi
Hà  Nội 1676 989
Huế 2868 1000
Tp Hồ Chí Minh 1931 1686

Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Đi từ Bắc vào Nam lượng mưa tăng dần.       

B. Đi từ Bắc vào Nam lượng bốc hơi tăng dần.

C. Đi từ Bắc vào Nam lượng ẩm tăng dần.        

D. Đi từ Bắc vào Nam lượng mưa giảm dần.

Xem đáp án

Câu 4. Cho bảng số liệu về lượng mưa trung bình tháng (mm) và nhiệt độ trung bình tháng (0C) ở Huế.

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Lượng mưa 161.3 62.6 47.1 51.6 82.1 116.7 95.3 104.0 473.4 795.6 580.6 297.4
Nhiệt độ 19.7 20.9 23.2 26.0 28.0 29.2 29.4 28.8 27.0 25.1 23.2 20.8

Biểu đồ thích hợp thể hiện rõ nhất lượng mưa và nhiệt độ của Huế theo bảng số liệu trên là

A. biểu đồ kết hợp.         

B. biểu đồ tròn.         

C. biểu đồ miền.        

D. biểu đồ đường.

Xem đáp án

Câu 5. Cho bảng số liệu về sự thay đổi nhiệt độ của nước ta từ Bắc vào Nam qua bảng số liệu sau

                                                                                    (đơn vị: oC)

Địa điểm Lạng Sơn Hà Nội Huế Đà Nẵng Quy Nhơn TP. Hồ Chí Minh
Nhiệt độ 22,1 23,5 25,1 25,7 26,8 27,1

Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?

A. Nhiệt độ trung bình năm giảm dần theo chiều bắc – nam.                            

B. Chênh lệch nhiệt độ trung bình năm giữa các địa điểm lớn..

C. Các địa điểm ở miền khí hậu phía năm có nhiệt độ tb năm <25 0C.                                       

D. Nhiệt độ trung bình năm tăng dân theo chiều bắc-nam.

Trắc nghiệm bài 9 địa lí 12 sử dụng Atlat ĐLVN để trả lời

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy:

Câu 1. Cho biết Hà Nội thuộc vùng khí hậu nào?

A. Tây Bắc Bộ.                                              

B. Đông Bắc Bộ.

C. Trung và Nam Bắc Bộ.                             

D. Bắc Trung Bộ.

Câu 2. Cho biết Đà Nẵng thuộc vùng khí hậu nào?

A. Tây Nguyên.                                              B. Nam Trung Bộ.

C. Nam Bộ.                                                     D. Bắc Trung Bộ.

Câu 3. Cho biết vùng nào không thuộc miền khí hậu phía Nam?

A. Vùng khí hậu Tây Nguyên.                       

B. Vùng khí hậu Nam Trung Bộ.

C. Vùng khí hậu Nam Bộ.                             

D. Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ.

Câu 4. Cho biết lượng mưa cao nhất ở Đồng Hới vào tháng nào?

A. Tháng 6.                

B. Tháng 8.                

C. Tháng 10.              

D. Tháng 11.

Câu 5. Cho biết lượng mưa cao nhất ở Quần đảo Trường Sa vào tháng nào?

A. Tháng 9.                

B. Tháng 12.              

C. Tháng 10.              

D. Tháng 11.

Câu hỏi trắc nghiệm bài 9 địa lí 12 được biên soạn theo chuẩn kiến thức kĩ năng, theo logic SGK địa lí 12 trang 40-44. Hy vọng sẽ giúp ích mọi người trong học tập và giảng dạy địa lí 12.

Xem thêm trắc nghiệm bài 10 địa lí 12. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo)

Join The Discussion