Trắc nghiệm địa lí 10

Trắc nghiệm bài 30 Địa lí 10 Cánh diều

Trắc nghiệm bài 30 Địa lí 10 Cánh diều: Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh

I. NHẬN BIẾT.

Câu 1. Phát triển bền vững là phát triển hài hòa về

A. kinh tế, môi trường.

B. kinh tế, xa hội.

C. xã hội, môi trường.

D. kinh tế, xã hội và môi trường.

Câu 2. Phát triển bền vững là bảo đảm cho con người có đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao trong

A. môi trường sống lành mạnh.

B. tình hình an ninh toàn cầu tốt.

C. nền kinh tế tăng trưởng cao.

D. xã hội đảm bảo sự ổn định.

Câu 3. Dấu hiệu nào sau đây không phải là biểu hiện của sự mất cân bằng sinh thái môi trường?

A. Lỗ thủng tầng ô dôn.

B. Nhiệt độ Trái Đất tăng.

C. Gia tăng hạn hán, lũ.

D. Cạn kiệt khoáng sản.

Câu 4. Chất lượng cuộc sống thể hiện ở tất cả các khía cạnh

A. vật chất, tinh thần, môi trường.

B. kinh tế, giáo dục, an ninh.

C. thu nhập, giáo dục, sức khoẻ.

D. vật chất, y tế, an ninh.

II. THÔNG HIỂU.

Câu 5. Tăng trưởng xanh không có biểu hiện nào sau đây?

A. xanh hóa sản xuất.

B. xanh hóa lối sống.

C. tăng khí thải nhà kính.

D. thúc đẩy tiêu dùng bền vững.

Câu 6. Biểu hiện tăng trưởng xanh trong nông nghiệp là

A. tiết kiệm năng lượng trong nhà.

B. sử dụng vật liệu mới, năng lượng tái tạo.

C. phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.

D. áp dụng khoa học kĩ thuật canh tác tiến bộ.

Câu 7. Biểu hiện tăng trưởng xanh trong công nghiệp là

A. tiết kiệm năng lượng trong nhà.

B. sử dụng vật liệu mới, năng lượng tái tạo.

C. phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.

D. áp dụng khoa học kĩ thuật canh tác tiến bộ.

Câu 8. Biểu hiện tăng trưởng xanh trong lối sống là

A. chế tạo, sử dung công nghệ mới, công nghệ cao.

B. sử dụng vật liệu mới, năng lượng tái tạo.

C. phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.

D. áp dụng khoa học kĩ thuật canh tác tiến bộ.

Câu 9. Phát triển bền vững là sự phát triển

A. tạo nền tảng cho sự phát triển tương lai.

B. đảm bảo kinh tế phát triển nhanh.

C. giải quyết được vấn đề việc làm.

D. không làm ảnh hưởng đến môi trường.

Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng về vấn đề môi trường?

A. Hiện nay môi trường sinh thái bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng.

B. Sự phát triển khoa học kĩ thuật là nguyên nhân ô nhiễm môi trường.

C. Phải bằng mọi cách sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường.

D. Giải quyết vấn đề môi trường cần cả chính trị, kinh tế và khoa học.

Câu 11. Việc giải quyết vấn đề môi trường đòi hỏi sự nỗ lực chung của các quốc gia và toàn thể loài người, không phải vì

A. môi trường là không thể chia cắt được.

B. các phản ứng dây chuyền ở môi trường.

C. quy luật tuần hoàn vật chất, năng lượng.

D. tài nguyên tự nhiên phân bố không đều.

Câu 12. Biện pháp giải quyết vấn đề môi trường không phải là

A. chấm dứt tình trạng khủng bố.

B. chấm dứt chạy đua vũ trang.

C. xoá bỏ đói nghèo ở các nước.

D. tăng cường khai thác tài nguyên.

Câu 13. Những vấn đề môi trường ở các nước phát triển chủ yếu gắn với những tác động môi trường của sự phát triển

A. công nghiệp, nông nghiệp.

B. nông nghiệp, đô thị.

C. đô thị, công nghiệp.

D. giao thông, dịch vụ.

Câu 14. Đóng góp nhiều nhất vào việc phát thải khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính là các nước phát triển nhất trên thế giới về

A. công nghiệp.

B. nông nghiệp.

C. giao thông.

D. dịch vụ.

Câu 15. Thách thức lớn nhất của các nước đang phát triển trong thu hút đầu tư nước ngoài từ các nước phát triển là về

A. làm thay đổi cơ cấu kinh tế.

B. giải quyết một phần về việc làm.

C. ô nhiễm và suy thoái môi trường.

D. cải thiện cơ sở vật chất kĩ thuật.

Câu 16. Khó khăn về mặt kinh tế – xã hội mà các nước đang phát triển gặp phải khi giải quyết vấn đề môi trường không phải là

A. thiếu vốn, thiếu công nghệ.

B. tỉ trọng nông nghiệp còn lớn.

C. gánh nặng nợ các nước ngoài.

D. dân nhiều nơi còn đói nghèo.

Câu 17. Phát triển bền vững phải được thể hiện trên các khía cạnh

A. kinh tế, xã hội, môi trường.

B. môi trường, tài nguyên, mức sống.

C. mức sống, giáo dục, sức khoẻ.

D. sức khoẻ, môi trường, an ninh.

Câu 18. Các nước phát triển chịu trách nhiệm nhất định trong việc gây ra

A. ô nhiễm không khí trên thế giới.

B. hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu.

C. ô nhiễm ở nước đang phát triển.

D. ô nhiễm ở chính đất nước mình.

Câu 19. Nguyên nhân nào sau đây không phải làm cho môi trường ở các nước đang phát triển bị huỷ hoại nghiêm trọng?

A. Rất giàu về tài nguyên khoáng sản, rừng, đất trồng.

B. Nước nghèo, chậm phát triển về kinh tế – xã hội.

C. Thiếu vốn, thiếu công nghệ, hậu quả chiến tranh.

D. Nạn đói, sức ép dân, gánh nặng nợ nước ngoài.

III. VẬN DỤNG.

Câu 20. Mục tiêu bao quát của tăng trưởng xanh là

A. tăng trưởng kinh tế, phát triển, bảo vệ môi trường.

B. tăng trưởng kinh tế, khai thác hiệu quả tài nguyên.

C. đẩy nhanh phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường.

D. tăng kinh tế, nâng cao đời sống, bảo tồn tự nhiên.

Câu 21. Loài người đang đứng trước mâu thuẫn giữa sự phát triển

A. tài nguyên và sự phát triển nền sản xuất xã hội.

B. tài nguyên và sự phát triển khoa học công nghệ.

C. sản xuất xã hội và sự phát triển khoa học kĩ thuật.

D. sản xuất xã hội và phát triển chất lượng cuộc sống.

Câu 22. Biểu hiện nào sau đây không phải của tăng trưởng xanh?

A. Sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.

B. Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các tài nguyên.

C. Xanh hoá các lối sống và tiêu dùng bền vững.

D. Khai thác lao động giá rẻ và nhiều tài nguyên.

Câu 23. Biểu hiện rõ rệt của lối sống theo hướng tăng trưởng xanh là

A. phát triển nông nghiệp hữu cơ.

B. giảm thiểu tối đa rác thải nhựa.

C. tạo ra sản phẩm chất lượng cao.

D. chú ý sử dụng các vật liệu mới.

Câu 24. Sự phát triển ngành kinh tế nào là nguyên nhân chính gây ra vấn đề môi trường ở các nước phát triển?

A. Du lịch.

B. Nông nghiệp.

C. Công nghiệp.

D. Ngoại thương.

Câu 25. Những biện pháp nào sau đây cần được thực hiện để góp phần bảo vệ môi trường ở các nước đang phát triển?

A.  quang rừng làm đồng cỏ, tập trung tự túc lương thực tại chỗ.

B. Tăng cường khai thác khoáng sản, khai thác rừng ở quy mô lớn.

C. Áp dụng khoa học công nghệ mới, nâng cao đời sống nhân dân.

D. Xoá đói, giảm nghèo, thu hút mạnh đầu tư của các nước ngoài.

IV. VẬN DỤNG CAO.

Câu 26. Nguyên nhân chính làm cho các nước đang phát triển nghèo đói là

A. sự phát triển kinh tế chậm, môi trường cạn kiệt, bùng nổ dân số.

B. chậm phát triển xã hội, thiếu vốn, môi trường ô nhiễm.

C. sự phát triển kinh tế chậm, môi trường được bảo vệ bền vững.

D. do chiến tranh và xung đột triền miên, sức ép dân số.

Câu 27. Mục tiêu cho sự phát triển bền vững mà loài người đang hướng tới là phải đảm bảo cho con người có

A. đời sống vật chất, tinh thần cao, môi trường sống lành mạnh.

B. sống trong môi trường trong sạch, không bị ô nhiễm, suy thoái.

C. được làm việc,nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

D. cuộc sống ấm no, đồng thời đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Câu 28. Nguyên nhân nào sau đây không phải làm cho môi trường ở các nước đang phát triển bị hủy hoại nghiêm trọng?

A. Rất giàu về tài nguyên khoáng sản, rừng, đất trồng.

B. Nước nghèo, chậm phát triển về kinh tế – xã hội.

C. Thiếu vốn, thiếu công nghệ, hậu quả chiến tranh.

D. Nạn đói, sức ép dân số nhanh, nợ nước ngoài nhiều.

Câu 29. Để hạn chế cạn kiệt tài nguyên hoá thạch, thì loài người cần phải

A. Ngừng khai thác tài nguyên hóa thạch.                                   

B. Khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm.

C. Tìm nguồn năng lượng mới thay thế.

D. Đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu khoáng sản

Câu 30. Phát biểu nào sau đây không đúng với biểu hiện tăng trưởng xanh?

A. giảm mức tiêu hao năng lượng trong sản xuất và dịch vụ.

B. Đầu tư phát triển vốn tự nhiên, ngăn ngừa và xử lí ô nhiễm.

C. tăng cường sử dụng túi ni-lông và đồ dùng một lần, đảm bảo vệ sinh.

D. Kết hợp lối sống truyền thống đẹp với những tiện nghi văn minh, hiện đại

Câu 31. Mục tiêu cho sự phát triển bền vững mà loài người đang hướng tới là phải đảm bảo cho con người có

A. đời sống vật chất, tinh thần cao, môi trường sống lành mạnh.

B. sống trong môi trường trong sạch, không bị ô nhiễm, suy thoái.

C. được làm việc, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

D. cuộc sống ấm no, đồng thời đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Trên đây là hệ thống câu hỏi trắc nghiệm bài 30 địa lí 10 bộ sách Cánh diều: Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh, mời các em cùng tham khảo nhé!

Join The Discussion