trắc nghiệm địa lí 12

Trắc nghiệm bài 8 địa lí 12

Giới thiệu với các bạn bộ câu hỏi, bài tập trắc nghiệm bài 8 địa lí 12 – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm đã được admin tổng hợp biên soạn phù hợp với ma trận kiểm tra đánh giá theo mức độ nhận thức.

Nội dung câu hỏi xoay quanh các nội dung như sau: Khái quát về Biển Đông, Ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu, địa hình và hệ sinh thái, tài nguyên thiên nhiên vùng biển và các thiên tai. Cụ thể như sau:

Trắc nghiệm bài 8 địa lí 12 phần 1. Khái quát về Biển Đông

Câu 1. Đâu là một đặc điểm của Biển Đông?

A. Là biển vùng ôn đới gió mùa.                               

B. Là biển vùng nhiệt đới gió mùa.

C. Là biển vùng cận xích đạo gió mùa.                      

D. Là biển vùng cận nhiệt đới gió mùa.

Xem đáp án

Câu 2. Đặc điểm nóng ẩm của Biển Đông thể hiện rõ nhất ở

A. nhiệt độ nước biển khá cao và thay đổi theo mùa.

B. thành phần sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế.

C. có các dòng hải lưu nóng hoạt động suốt năm.

D. các luồng gió theo hướng Đông Nam thổi vào nước ta gây mưa.

Xem đáp án

Câu 3. Diện tích của Biển Đông là

A. trên 3 triệu km2                                         

B. trên 4 triệu km2

C. trên 3,4 triệu km2                                       

D. dưới 3 triệu km2

Xem đáp án

Câu 4. Đâu không phải là một đặc điểm của Biển Đông ?

A. Là biển rộng thông ra Thái Bình Dương.             

B. Là biển tương đối kín.

C. Là biển có tính chất nhiệt đới âm gió mùa.           

D. Về mùa đông biển bị đóng băng.

Xem đáp án

Câu 5. Yếu tố quyết định hướng chảy và tính chất của các dòng biển ở Biển Đông nước ta là

A. tính chất nhiết đới ẩm của biển Đông.      

B. tính chất tương đối kín của biển Đông.

C. gió mùa hoạt động trên biển Đông.           

D. vị trí địa lý trên biển Đông.

Xem đáp án

Trắc nghiệm bài 8 địa lí 12 phần 2. Ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam

a. Ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu

Câu 1. Khí hậu nước ta có tính chất hải dương và điều hòa là do

A. ảnh hưởng của gió mùa.                                        

B. ảnh hưởng của Biển Đông.

C. ảnh hưởng của thủy triều.                                     

D. ảnh hưởng của các dòng hải lưu.

Xem đáp án

Câu 2. Do ảnh hưởng của Biển Đông nên khí hậu nước ta có

A. tính chất lục địa.                                        

B. tính chất cận xích đạo.

C. tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.                 

D. tính chất hải dương.

Xem đáp án

Câu 3. Biển Đông ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu nước ta?

A. Tăng tính nóng, ẩm của thời tiết.                          

B. Tăng độ ẩm của các khối khí qua biển.

C. Tăng tính khắc nghiệt của thời tiết trong mùa đông.

D. Tăng tính chất nóng bức của thời tiết trong mùa hè.

Xem đáp án

b. Ảnh hưởng đến địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển

Câu 1. Nhận định nào chưa đúng về ý nghĩa của 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa?

A. Là 2 ngư trường xa bờ lớn.

B. Có nhiều nguồn cát vàng quý giá để sản xuất pha lê.

C. Có nhiều rạn san hô là nơi cư trú của nhiều loài sinh vật biển giá trị.

D. Có ý nghĩa về kinh tế và quốc phòng to lớn trong chiến lược phát triển kinh tế biển.

Xem đáp án

Câu 2. Dựa vào Atlat Địa lí, cho biết các vịnh biển: Hạ Long, Vân Phong lần lượt thuộc tỉnh, thành phố?

A. Đà Nẵng, Quảng Ninh.                 

B. Quảng Ninh, Khánh Hòa.

C. Quảng Ninh, Đà Nẵng.                 

D. Quảng Ninh, Ninh Thuận.

Xem đáp án

Câu 3. Quá trình hình thành địa hình vùng biển nước ta chủ yếu là do

A. xâm thực – mài mòn.              

B. tích tụ – vận chuyển.                   

C. mài mòn – khoét mòn.                

D. xâm thực – bồi tụ.

Xem đáp án

Câu 4. Hai vịnh có diện tích lớn nhất của nước ta là

A. Vịnh Bắc Bộ và vịnh Vân Phong.            

B. Vịnh Bắc Bộ và vịnh Nha Trang.

C. Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Thái Lan.               

D. Vịnh Thái Lan và Vân Phong.

Xem đáp án

Câu 5. Đảo Phú Quý thuộc tỉnh

A. Quảng Ninh.                     

B. Quảng Ngãi.                      

C. Ninh Thuận.                      

D. Bình Thuận.

Câu 6. Đi dọc bờ biển nước ta từ Bắc vào Nam sẽ gặp các bãi biển tương ứng là

A.Trà Cổ, Cửa Lò, Mỹ Khê, Vũng Tàu.                    

B. Trà Cổ, Non Nước, Cửa Lò, Mỹ Khê.

C. Trà Cổ, Cửa Lò, Vũng Tàu, Mỹ Khê.                   

D.Trà Cổ, Cửa Lò, Vũng Tàu, Mỹ Khê.

Câu 7. Đâu không phải là dạng địa hình ven biển nước ta?

A. Bờ biển mài mòn, vịnh cửa sông, rạn san hô.       

B. Tam giác châu thổ, bài triều rộng lớn.

C. Các giồng đất, phi – o.                                          

D. Các vịnh nước sâu, bãi cát phẳng, đảo ven bờ.

Câu 8. Vịnh nào sau đây ở nước ta đẹp nổi tiếng thế giới ?

A. Vịnh Hạ Long, Vịnh Đà Nẵng.                

B. Vịnh Vân Phong, Vịnh Nha Trang.

C. Vịnh Hạ Long, Vịnh Nha Trang.              

D. Vịnh Hạ Long, Vịnh Cam Ranh.

Câu 9. Những vịnh nước sâu tiêu biểu ở nước ta là

A. Nghi Sơn, Dung Quất, Văn Phong, Xuân Đài.

B. Nghi Sơn, Dung Quất, Cam Ranh, Vân Phong.

C. Hạ Long, Đà Nẵng, Nghi Sơn, Cam Ranh.

D. Đà Nẵng, Nghi Sơn, Hạ Long, Văn Phong.

Câu 10. Các bãi tắm nổi tiếng của nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam là

A. Đồ Sơn, Cửa Lò, Non Nước, Vũng Tàu, Nha Trang.

B. Đồ Sơn, Sầm Sơn, Nha Trang, Non Nước, Vũng Tàu.

C. Đồ Sơn, Sầm Sơn, Non Nước, Nha Trang, Vũng Tàu.

D. Sầm Sơn, Đồ Sơn, Nha Trang, Non Nước, Vũng Tàu.

Câu 11. Các đảo ven bờ nào sau đây đồng thời là các vườn quốc gia ?

A. Cát Bà, Cồn Cỏ, Hòn Mê.                        

B. Cát Bà, Phú Quốc, Côn Đảo.

C. Phú Quốc, Côn Đảo, Phú Quý.                 

D. Cát Bà, Côn Đảo, Cồn Cỏ.

Câu 12. Nhận định nào đúng về vị trí các vịnh ở nước ta ?

A. Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh, vịnh Xuân Đài thuộc tỉnh Phú Yên.

B. Vịnh Đà Nẵng thuộc thành phố Đà Nẵng, vịnh Vân Phong thuộc tỉnh Phú Yên.

C. Vịnh Đà Nẵng thuộc thành phố Đà Nẵng, vịnh Vân Phong thuộc tỉnh Bình Thuận.

D. Vịnh Vân Phong thuộc tỉnh Bình Thuận, Vịnh Xuân Đài thuộc tinh Phú Yên.

Câu 13. Nhận định nào sai về các cảng ở nước ta ?

A. Cảng Hải Phòng là cảng nước sâu, cảng Cái Lân là cảng cửa sông.

B. Cảng Cái Lân, Nghi Sơn, Dung Quất, Vân Phong là cảng nước sâu.

C. Cảng Hài Phòng, Sài Gòn, Cần Thơ là cảng cửa sông.

D. Cảng Đà Nẵng, Vũng Tàu là cảng kết hợp cửa sông, vịnh

Câu 14. Dạng địa hình ven biển nào của nước ta có giá trị phát triển du lịch ?

A. Các bãi triều.                                 

B. Các bãi biển cát mịn, phẳng.

C. Các đồng bằng.                             

D. Các dãy núi chạy theo hướng Đông Tây.

Câu 15. Ở nước ta cảnh quan rừng thường xanh thay thế cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc có nguyên nhân chủ yếu là

A. có lượng bức xạ dồi dào, nền nhiệt độ cao quanh năm.

B. lượng mưa ẩm lớn do biển Đông và gió mùa hạ đem lại.

C. 3/4 diện tích là đồi núi.

D. gió mùa Tây Nam mang mưa lớn cho cả nước trong mùa hạ.

Câu 16. Tình hình rừng ngập mặn ở nước ta đang báo động là do

A. đang bị suy thoái bởi hiện tượng triều cường.

B. thu hẹp rất nhiều chỉ còn 15% do chặt phá.

C. đang bị suy thoái do nhiệt độ nước biển tăng .

D. môi trường nhiệt đới dễ suy thoái.

Câu 17. Rừng ngập mặn nước ta là kiểu rừng

A. Nhiệt đới thường xanh phát triển trên đất ngập mặn.                  

B. Nhiệt đới thường xanh.

C. Cận nhiệt đới thường xanh.                                                          

D. Nhiệt đới rụng lá theo mùa.

Câu 18. Rừng ngập mặn ven biển nước ta phát triển mạnh nhất ở

A. Đồng bằng sông Hồng.                             

B. Bắc Trung Bộ.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.                        

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

c. Ảnh hưởng của Biển Đông đến tài nguyên thiên nhiên vùng biển

Câu 1. Loại khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất ở vùng biển và thềm lục địa nước ta là

A. muối.                     

B. ti tan.                     

C. dầu khí.                 

D. các bãi cát.

Câu 2. Dựa vào Atlat Địa lí, xác định các mỏ dầu trên vùng biển và thềm lục địa: Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ thuộc bể trầm tích nào của nước ta ?

A. Bể Sông Hồng.                                         

B. Bể Cửu Long.

C. Bể Nam Côn Sơn.                                     

D. Bể Thổ Chu – Mã Lai.

Câu 3. Nguồn khoáng sản biển Đông đem lại cho nước ta gồm

A. Muối trong nước biển, ôxít titan, cát thủy tinh ở ven biển.

B. Muối, oxít titan, cát thủy tinh, dầu mỏ.

C. Muối, oxít titan, cát thủy tinh, dầu khí.

D. Muối, oxít titan, cát thủy tinh, quặng sắt, dầu khí.

Câu 4. Nguồn lợi thủy sản ở biển Đông nước ta rất phong phú thể hiện ở

A. có 1000 loài cá, 100 loài tôm, vài chục loài mực.

B. có 2000 loài cá, 100 loài tôm, vài chục loài mực.

C. có 3000 loài cá, 100 loài tôm, vài chục loài mực.

D. có 4000 loài cá, 100 loài tôm, vài chục loài mực.

Câu 5.Vùng ven biển nào của nước ta có nhiều quặng Titan và thuận lợi cho làm muối?

A. Đồng bằng sông Hồng.                             

B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Đông Nam Bộ.                                          

D. Bắc Trung Bộ.

Câu 6. Biển Đông mạng lại cho nước ta thuận lợi

A. phát triển tổng hợp kinh tế biển.

B. phát triển du lịch biển.

C. phát triển ngành khai thác khoáng sản biển.

D. rất thuận lợi để phát ngành thủy sản.

d. Ảnh hưởng đến thiên tai

Câu 1. Mỗi năm trung bình có bao nhiêu cơn bão xuất hiện trên Biển Đông?

A. 3 – 4 cơn.              

B. 6 – 7 cơn.              

C. 9 – 10 cơn.            

D.11 – 12 cơn.

Câu 2. Sạt lở bờ biển là loại thiên tai đã và đang đe dọa lớn nhất dải bờ biển nào?

A. Bắc Bộ.                                                     

B. Trung Bộ.

C. Nam Bộ.                                                    

D. Nam Trung Bộ.

Câu 3. Thềm lục địa của nước ta hẹp nhất ở khu vực

A. Trung Trung Bộ.                                       

B. Bắc Trung Bộ.

C. Vịnh Bắc Bộ.                                            

D. Nam Trung Bộ.

Câu 4. Vùng nào ở nước ta ít bão đỗ bộ nhất ?

A. Miền núi phía Bắc.                                    

B. Duyên hải miền Trung .

C. Đồng bằng sông Cửu Long.                      

D. Tây Nguyên.

Câu 5. Vùng nào ở nước ta hứng chịu nhiều bão lụt nhất ?

A. Đồng bằng sông Hồng.                             

B. Duyên hải miền Trung.

C. Đông Nam Bộ.                                          

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 6. Đây không phải là ảnh hưởng của biển Đông đến thiên nhiên nước ta

A. Địa hình ven biển đa dạng và đặc sắc.      

B. Khí hậu mang tính hải dương điều hòa.

C. Hệ sinh thái rừng ngập mặn có diện tích lớn.                   

D. Mạng lưới thủy văn phân hóa đa dạng.

Câu 7. Ranh giới để xác định thềm lục địa là

A. đường đẳng sâu 100m.                              

B. đường đẳng sâu 200m.

C. đường đẳng sâu 1000m.                            

D. đường đẳng sâu 50m.

Câu 8. Những giải pháp chính trong chiến lược khai thác biển Đông nước ta là

A. Dự báo chính xác và chủ động phòng chống thiên tai.

B. Chủ động dự báo và phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường biển.

C. Phát huy vai trò của hệ thống đài thông tin duyên hải và bảo vệ môi trường biển.

D. Khai thác hợp lý tài nguyên biển, bảo vệ môi trường biển, dự báo và chủ động phòng chống thiên tai.

Câu hỏi bài tập Trắc nghiệm bài 8 địa lí 12 được biên soạn theo chuẩn kiến thức kĩ năng, theo logic SGK địa lí 12 trang 36-39. Hy vọng sẽ giúp ích mọi người trong học tập và giảng dạy địa lí 12.

12 Comments

  1. Quang khanh Tháng Mười Một 11, 2020
    • admin Tháng Mười Một 11, 2020
      • Oanh Tháng Mười 29, 2022
        • admin Tháng Mười Hai 14, 2022
  2. Hiếu Tháng Mười 29, 2021
    • admin Tháng Một 3, 2022
      • Oanh Tháng Mười 29, 2022
        • admin Tháng Mười Hai 14, 2022
  3. linh Tháng Mười Một 4, 2021
    • admin Tháng Một 3, 2022
  4. Phát Tháng Mười Một 25, 2021
    • admin Tháng Một 3, 2022

Join The Discussion