Trắc nghiệm bài 28 Địa lí 10 Cánh diều: Thương mại và Tài chính ngân hàng và du lịch
I. NHẬN BIẾT.
Câu 1. Ngày du lịch thế giới là
A. 27- 8.
B. 27 – 9.
C. 27 – 10.
D. 27 – 11.
Câu 2. Làm nhiệm vụ cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng là
A. thị trường.
B. hàng hóa.
C. thương mại.
D. tiền tệ.
Câu 3. Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WT0) vào năm nào sau đây?
A. 2007.
B. 2009.
C. 2017.
D. 2019.
Câu 4. Quốc gia nào sau đây hiện có nhiều ngân hàng lớn thuộc vào hàng đầu thế giới?
A. Trung Quốc.
B. Pháp.
C. Nhật Bản.
D. Hoa Kì.
Câu 5. Quốc gia nào sau đây hiện có nhiều công ty tài chính thuộc vào hàng đầu thế giới?
A. Trung Quốc.
B. Anh.
C. Xin-ga-po.
D. Hoa Kì.
Câu 6. Tỉ trọng buôn bán nội vùng lớn nhất là ở
A. Bắc Mỹ.
B. châu Á.
C. châu Âu.
D. châu Phi.
Câu 7. Tỉ trọng buôn bán so với toàn thế giới lớn nhất là ở
A. Bắc Mỹ.
B. châu Á.
C. châu Âu.
D. châu Phi.
Câu 8. Quốc gia có ngành du lịch phát triển nhất thế giới là
A. Hoa Kì, Nam Phi.
B. Hoa Kì, Pháp.
B. Thái Lan, Nhật Bản.
D. Hàn Quốc, LB Nga.
Câu 9. Tổ chức thương mại thế giới WTO được thành lập
A. 1-1-1995 có trụ sở Giơ-ne-vơ.
B. 11-1-1995 có trụ sở Giơ-ne-vơ.
C. 1-1-2007 có trụ sở Giơ-ne-vơ.
D. 11-1-2007 có trụ sở Giơ-ne-vơ.
Câu 10. Tổ chức nào sau đây của thế giới hoạt động về lĩnh vực thương mại?
A. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
B. Ngân hàng Thế giới (WB).
C. Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF).
D. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Câu 11. Thương mại gồm những hoạt động nào sau đây?
A. Nội thương và ngoại thương.
B. Xuất khẩu và nhập khẩu.
C. Tài chính và ngân hàng.
D. Bên mua và bên bán.
Câu 12. Mục tiêu chính của Ngân hàng thế giới (WB) là
A. thúc đẩy hợp tác tiền tệ toàn cầu.
B. bảo đảm sự ổn định tài chính.
C. giảm thiểu đói nghèo.
D. hỗ trợ quản lí tốt nền kinh tế.
Câu 13. Nội thương là ngành làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa, dịch vụ
A. trong một quốc gia.
B. giữa các quốc gia.
C. trên phạm vi toàn cầu.
D. giữa các châu lục.
Câu 14. WTO là tổ chức
A. kinh tế Châu á Thái Bình Dương.
B. xuất khẩu dầu mỏ thế giới.
C. thương mại thế giới.
D. lương thực thế giới.
Câu 15. Theo cách phân loại, ngành thương mại được chia làm
A. ba phân ngành.
B. hai phân ngành.
C. bốn phân ngành.
D. năm phân ngành.
Câu 16. Vai trò của du lịch về kinh tế là
A. tăng sự hiểu biết giữa các dân tộc, quốc gia.
B. khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên.
C. đem lại nguồn thu ngoại tế, tăng ngân sách.
D. bảo vệ, khôi phục và tôn tạo môi trường.
Câu 17. Vai trò của du lịch về xã hội là
A. tạo việc làm, phục hồi sức khỏe con người.
B. khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên.
C. đem lại nguồn thu ngoại tế, tăng ngân sách.
D. bảo vệ, khôi phục và tôn tạo môi trường.
Câu 18. Đặc điểm của du lịch là
A. hoạt động theo quy luật cung, cầu.
B. chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia.
C. phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.
D. hoạt động du lịch thường có tính mùa vụ.
Câu 19. Thương mại là hoạt động
A. trao đổi hàng hoá giữa bên bán và bên mua.
B. phân phối giá trị các sản phẩm bằng tiền tệ.
C. nhận tiền kí gửi và cung cấp các khoản vay.
D. sản xuất hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu.
Câu 20. Ngành ngoại thương có đặc điểm là
A. gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới.
B. trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong một quốc gia.
C. liên kết thị trường các vùng trong một nước.
D. hợp tác sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.
Câu 21. Nội thương là ngành làm nhiệm vụ nào sau đây?
A. Trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong một quốc gia.
B. Trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong một khu vực.
C. Trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia.
D. Gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới.
Câu 22. Ngoại thương là ngành làm nhiệm vụ
A. trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia.
B. xuất khẩu hàng hóa ra các nước trên thế giới.
C. nhập khẩu hàng hóa từ các nước trên thế giới.
D. quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới.
Câu 23. Cán cân xuất nhập khẩu là
A. quan hệ so sánh giữa giá trị hàng nhập khẩu so với hàng xuất.
B. sự chênh lệch giữa ngành nội thương và ngoại thương.
C. giá trị đo được của một khối lượng hàng hoá nhập khẩu.
D. quan hệ so sánh giữa giá trị hàng xuất khẩu so với hàng nhập khẩu.
Câu 24. Vai trò của thương mại đối với đời sống người dân là
A. thay đổi thị hiếu tiêu dùng, nhu cầu tiêu dùng.
B. thay đổi cả về số lượng và chất lượng sản xuất.
C. thúc đẩy sự phân công lao động phân công lao động.
D. thúc đẩy hình thành các ngành chuyên môn hóa.
Câu 25. Các trung tâm buôn bán lớn nhất trên thế giới hiện nay là
A. Hoa Kì, Tây Âu, Nhật Bản, Trung Quốc.
B. Hoa Kì, Tây Âu, Nhật Bản, Pháp.
C. Hoa Kì, Tây Âu, Nhật Bản, Đức.
D. Hoa Kì, Tây Âu, Nhật Bản, Xin-ga-po.
Câu 26. Các cường quốc về xuất nhập khẩu hiện nay là
A. Hoa Kì, Đức, Nhật Bản, Anh, Pháp, Xin-ga-po.
B. Hoa Kì, Đức, Nhật Bản, Anh, Pháp, Ca-na-đa.
C. Hoa Kì, Đức, Nhật Bản, Anh, Pháp, Trung Quốc.
D. Hoa Kì, Đức, Nhật Bản, Anh, Pháp, LB Nga.
II. THÔNG HIỂU.
Câu 27. Nhân tố thị trường không ảnh hưởng đến sự phát triển là phân bố du lịch là
A. khả năng thu hút khách.
B. doanh thu ngành du lịch.
C. cơ cấu sản phẩm du lịch.
D. hình thành các điểm, khu du lịch.
Câu 28. Điều kiện cần thiết để tổ chức các hoạt động du lịch là tác động của nhân tố
A. tài nguyên du lịch tự nhiên.
B. tài nguyên du lịch nhân văn.
C. nguồn nhân lực chuyên nghiệp.
D. cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật.
Câu 29. Nhập siêu là kết quả về cán cân thương mại của một nước ở vào tình trạng
A. thặng dư về mậu dịch.
B. thâm hụt về mậu dịch.
C. cân bằng về mậu dịch.
D. có ưu thế về thương mại
Câu 30. Phát biểu nào sau đây không đúng về tình hình phát triển du lịch trên thế giới?
A. phát triển nhanh từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX đến nay.
B. đóng góp quan trọng vào cơ cấu GDP của nhiều nước.
C. số lượng khách du lịch và doanh thu du lịch ngày càng tăng.
D. sự bùng nổ du lịch không gây ra nhiều tác động xâu đến môi trường.
Câu 31. Phát biểu nào sau đây không đúng với vai trò của nội thương?
A. Góp phần làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
B. Làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong một nước.
C. Góp phần đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất theo vùng.
D. Phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội.
Câu 32. Phát biểu nào sau đây đúng với vai trò của thương mại?
A. Góp phần hướng dẫn tiêu dùng.
B. Tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
C. Gắn thị trường trong nước với thế giới.
D. Đấy mạnh trao đổi hàng hóa trong nước.
Câu 33. Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành du lịch?
A. nhu cầu của khách phụ thuộc thu nhập.
B. chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia.
C. gắn với tài nguyên và khách du lịch.
D. hoạt động du lịch thường có tính mùa vụ.
Câu 34. Đặc điểm nào sau đây đúng với hoạt động của ngoại thương?
A. Tạo ra thị trường thống nhất trong nước.
B. Gắn thị trường trong nước với thị trường quốc tế.
C. Thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ giữa các vùng.
D. Phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội.
Câu 35. Ngành thương mại không có vai trò
A. điều tiết sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng.
B. thúc đẩy sự phát triển của sản xuất hàng hóa.
C. tạo ra nguyên liệu, tư liệu, máy móc cho nhà sản xuất.
D. tạo ra thị yếu mới, nhu cầu mới cho người tiêu dùng.
Câu 36. Vai trò cua thương mại đối với phát triển kinh tế là
A. điều tiết sản xuất, thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ.
B. hướng dẫn tiêu dùng, tạo ra tập quán tiêu dùng, thị hiếu mới.
C. phục vụ các nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội.
D. giúp khai thác hiệu quả các lợi thế về tài nguyên môi trường.
Câu 37. Vai trò của thương mại đối với môi trường là
A. điều tiết sản xuất, thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ.
B. hướng dẫn tiêu dùng, tạo ra tập quán tiêu dùng, thị hiếu mối.
C. phục vụ các nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội.
D. giúp khai thác hiệu quả các lợi thế về tài nguyên môi trường.
Câu 38. Vai trò của thương mại về mặt xã hội là
A. điều tiết sản xuất, thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ.
B. hướng dẫn tiêu dùng, tạo ra tập quán tiêu dùng thị hiếu mới.
C. cung ứng nguyên liệu, vật tư, máy móc và tiêu thụ sản phẩm.
D. giúp khai thác hiệu quả các lợi thế về tài nguyên môi trường.
Câu 39. Phát biểu nào sau đây không đúng với vai trò của ngành thương mại?
A. Điều tiết và hướng dẫn người tiêu dùng.
B. Góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hoá.
C. Giúp khai thác hiệu quả các điểm lợi thế.
D. Trực tiếp tạo mới các hàng hoá trao đổi.
Câu 40. Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm của thương mại?
A. Không gian hoạt độngngày càng mở rộng.
B. gắn liền với giá cả, thị trường, xu hướng cung, cầu.
C. Có mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ.
D. Tạo được nhiều loại sản phẩm vật chất mới.
Câu 41. Phát biểu nào sau đây không đúng về hoạt động thương mại?
A. Thị trường là nơi gặp gỡ giữa người bán và người mua.
B. Hàng hoá là sản phẩm, dịch vụ trao đổi trên thị trường.
C. Vật ngang giá dùng để đo giá trị của hàng hoá, dịch vụ.
D. Thị trường không phải hoạt động theo quy luật cung cầu.
Câu 42. Phát biểu nào sau đây đúng với vai trò của ngoại thương?
A. Góp phần làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
B. Làm nhiệm vụ trao đổi hàng hoá, dịch vụ trong một nước.
C. Góp phần đẩy mạnh chuyên môn hoá sản xuất theo vùng.
D. Phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội.
Câu 43. Phát biểu nào sau đây không đúng với nội thương?
A. Góp phần làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
B. Làm nhiệm vụ trao đổi hàng hoá, dịch vụ trong một nước.
C. Góp phần đẩy mạnh chuyên môn hoá sản xuất theo vùng.
D. Phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội.
Câu 44. Phát biểu nào sau đây không đúng với ngoại thương?
A. Gắn liền thị trường trong nước với thị trường thế giới.
B. Làm kinh tế đất nước thành bộ phận kinh tế thế giới.
C. Làm gia tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
D. Góp phần đẩy mạnh việc trao đổi hàng hoá trong nước.
Câu 45. Phát biểu nào sau đây đúng với nội thương?
A. Gắn liền thị trường trong nước với thị trường thế giới.
B. Làm kinh tế đất nước thành bộ phận kinh tế thế giới.
C. Làm gia tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
D. Góp phần đẩy mạnh việc trao đổi hàng hoá trong nước.
Câu 46. Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu không phải là
A. làm giảm nhẹ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân.
B. tạo động lực mạnh mẽ phát triển kinh tế đất nước.
C. đưa đất nước tham gia vào thị trường của thế giới.
D. khai thác có hiệu quả và kinh tế hơn các lợi thế.
Câu 47. Phát biểu nào sau đây là hợp lí nhất về cơ cấu hàng xuất khẩu?
A. Nhóm nguyên liệu chưa qua chế biến và các sản phẩm đã qua chế biến.
B. Nhóm các nguyên liệu chưa qua chế biến và nhóm các tư liệu sản xuất.
C. Nhóm các nguyên liệu chưa qua chế biến và nhóm sản phẩm tiêu dùng.
D. Nhóm tư liệu sản xuất (nguyên liệu, thiết bị,…) và sản phẩm tiêu dùng.
Câu 48. Phát biểu nào sau đây là hợp lí nhất về cơ cấu hàng nhập khẩu?
A. Nhóm nguyên liệu chưa qua chế biến và các sản phẩm đã qua chế biến.
B. Nhóm các nguyên liệu chưa qua chế biến và nhóm các tư liệu sản xuất.
C. Nhóm các nguyên liệu chưa qua chế biến và nhóm sản phẩm tiêu dùng.
D. Nhóm tư liệu sản xuất (nguyên liệu, thiết bị,…) và sản phẩm tiêu dùng.
Câu 49. Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm của thị trường thế giới?
A. Hiện nay thành một hệ thống toàn cầu.
B. Thương mại, dịch vụ điện tử xuất hiện.
C. Khối lượng buôn bán thế giới tăng mạnh.
D. Các mặt hàng nông sản tăng cao tỉ trọng.
Câu 50. Hiện nay, những đồng tiền nào sau đây trở thành ngoại tệ mạnh trong hệ thống tiền tệ thế giới?
A. Đô la Mỹ, đồng ơ-rô, đồng Bảng Anh, đồng Mác Đức.
B. Đô la Mỹ, đồng ơ-rô, đồng Bảng Anh, đồng Yên Nhật.
C. Đô la Mỹ, đồng ơ-rô, đồng Bảng Anh, đồng Phrăng Pháp.
D. Đô la Mỹ, đồng ơ-rô, đồng Bảng Anh, Đô la Xin-ga-po.
Câu 51. Phát biểu nào sau đây không đúng về thị trường thế giới hiện nay?
A. Đồng tiền của các cường quốc về xuất nhập khẩu là ngoại tệ mạnh.
B. Tỉ trọng xuất khẩu hàng chế biến tăng, các mặt hàng nông sản giảm.
C. Tỉ trọng hàng xuất nhập khẩu của các nước tư bản phát triển lớn nhất.
D. Khối lượng buôn bán toàn thế giới và của các nhóm nước giảm nhiều.
Câu 52. Chi phối mạnh nền kinh tế thế giới là những cường quốc về
A. xuất khẩu, nhập khẩu.
B. công nghiệp chế biến.
C. hàng không, vũ trụ.
D. khoa học, công nghệ.
Câu 53. Tài chính là hoạt động
A. trao đổi hàng hoá giữa bên bán và bên mua.
B. phân phối giá trị các sản phẩm bằng tiền tệ.
C. nhận tiền kí gửi và cung cấp các khoản vay.
D. sản xuất hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu.
Câu 54. Ngân hàng là hoạt động
A. trao đổi hàng hoá giữa bên bán và bên mua.
B. phân phối giá trị các sản phẩm bằng tiên tệ.
C. nhận tiền kí gửi và cung cấp các khoản vay.
D. sản xuất hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu.
Câu 55. Tổ chức nào sau đây giải quyết tranh chấp quốc tế trong lĩnh vực thương mại?
A. NAFTA.
B. EU.
C. WTO.
D. OPEC.
Câu 56. Vai trò tài chính ngân hàng là
A. cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng.
B. hình thành quan hệ tích lũy và tiêu dùng.
C. tạo thêm nhiều việc làm, giảm nghèo.
D. thực hiện giao lưu giữa vùng lãnh thổ.
Câu 54. Đặc điểm tài chính ngân hàng là
A. có tính rủi ro cao và có phản ứng dây chuyền trong hệ thống.
B. nhu cầu của khách phụ thuộc vào thu nhập, nghề nghiệp, độ tuổi.
C. sử dụng nhiều nguyên, nhiên vật liệu từ các ngành kinh tế.
D. sản phẩm mang tính sản xuất vật chất, có tính linh hoạt cao.
Câu 57. Các tổ chức nào sau đây của thế giới hoạt động về lĩnh vực tài chính ngân hàng?
A. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Ngân hàng Thế giới (WB).
B. Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF).
C. Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
D. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WT0).
III. VẬN DỤNG.
Câu 58. Hoạt động nhập khẩu trở thành động lực phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nhờ vào việc làm cho
A. nền sản xuất trong nước tìm được thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn.
B. nền sản xuất trong nước đứng trưóc yêu cầu nâng cao chất lượng.
C. ngoại tệ thu được dung đê tích luỹ và nâng cao đời sông nhân dân.
D. kĩ thuật và công nghệ sản xuất, cơ sở nguyên vật liệu hoàn thiện.
Câu 59. Phát biểu nào sau đây không đúng với tác động của hoạt động xuất khẩu tới sự phát triển nền kinh tế trong nước?
A. Nền sản xuất trong nước tìm được thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn.
B. Nền sản xuất trong nước đứng trước yêu cầu nâng cao chất lượng.
C. Ngoại tệ thu được dùng để tích luỹ và nâng cao đời sống nhân dân.
D. Hoàn thiện kĩ thuật và công nghệ sản xuất, cơ sở nguyên vật liệu.
Câu 60. Các nước kiểm soát tình hình thị trường thế giới là những nước
A. chiếm tỉ trọng cao về xuất khẩu và nhập khẩu của toàn thế giới.
B. chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản xuất công nghiệp của toàn thế giới.
C. Có nền kinh tế phát triển mạnh cả về nông, công nghiệp và dịch vụ.
D. Có nền kinh tế phát triển mạnh và hoạt động xuất nhập khẩu phát triển.
Câu 61. Các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển thương mại là
A. phát triển kinh tế, khoa học công nghệ, dân cư.
B. cơ sở hạ tầng, vị trí địa lí, cơ cấu ngành kinh tế.
C. tốc độ tăng kinh tế, kĩ thuật sản xuất, giao thông.
D. dân cư, cơ sở hạ tầng, các mối liên kết về kinh tế.
Câu 62. Thương mại trên thế giới hiện nay phát triển mạnh chủ yếu do
A. dân số đông, mức sống ngày càng nhiều tiến bộ.
B. kinh tế phát triển, toàn cầu hoá được đẩy nhanh
C. cơ sở hạ tầng phát triển, hàng hoá rất phong phú.
D. nhu cầu thị trường đa dạng, giao thông thuận lợi.
Câu 63. Hoạt động tài chính trên thế giới ngày càng sôi động chủ yếu do
A. đẩy mạnh đô thị hoá, có các siêu đô thị
B. nền kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ.
C. quy mô dân số lớn, gia tăng dân số cao.
D. toàn cầu hoá và khu vực hoá đẩy mạnh.
Câu 64. Phát biểu nào sau đây không đúng về cán cân xuất nhập khẩu?
A. Các nước đang phát triển trong thời kì công nghiệp hoá thường nhập siêu.
B. Cán cân xuất nhập khẩu là hiệu số giữa giá trị hàng xuất khẩu và nhập khẩu.
C. Nhập siêu không phải bao giờ cũng biểu hiện tình trạng suy thoái nền kinh tế.
D. Xuất siêu bao giờ và ở đâu cũng biểu hiện tình trạng tốt của kinh tế đất nước.
Câu 65. Hàng hoá nào sau đây có giá trị xuất khẩu cao trên thị trường thế giới?
A. Lương thực – thực phẩm sơ chế.
B. Nguyên liệu, nhiên liệu.
C. Máy móc thiết bị.
D. Sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao.
Câu 66: Xu hướng phát triển ngành du lịch ở các quốc gia hiện nay là
A. đầu từ nguồn vốn để xây dựng cơ sợ hạ tầng du lịch chất lượng hơn.
B. cần tập trung phát triển mạnh hơn vào các hoạt động du lịch thể thao.
C. đẩy mạnh giao lưu quốc tế và tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo.
D. phát triển du lịch một cách bền vững về kinh tế-xã hội và môi trường.
Câu 67: Nhân tố chủ yếu thúc đẩy sự phát triển ngành du lịch thế giới trong nhưng năm qua là
A. tài nguyên du lịch tự nhiên, nhân văn phong phú, đa dạng.
B. cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trú đang được đầu tư và nâng cấp.
C. sự phát triển của nền kinh tế và điều kiện sống được nâng lên.
D. loại hình dịch vụ nhà hàng, khách sạn và hướng dẫn đa dạng.
Câu 68. Tập quán tiêu dùng mới của người Việt được thể hiện qua nội dung nào sau đây?
A. Mua hàng hoá qua mạng thông tin sẽ không mất nhiều thời gian.
B. Vào các siêu thị để mua sắm sẽ an toàn hơn vì đã qua kiểm tra.
C. Trực tiếp vào các chợ địa phương để mua sắm mỗi ngày.
D. Luôn nắm thông tin khi mua hàng hoá để tiêu dùng an toàn.
Câu 69. Điều kiện để phát triển mạnh ngành du lịch là không phải có
A. nhu cầu xã hội về du lịch, nghỉ dưỡng.
B. tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng.
C. hệ thống các cơ sở phục vụ du lịch tốt.
D. quy mô dân số lớn, gia tăng dân số cao.
Câu 70. Nội dung nào sau đây nói lên mặt trái của nhập khẩu tư bản ở nhóm nước đang phát triển trong giai đoạn hiện nay?
A. Nền kinh tế có điều kiện phát triển.
B. Tình trạng gây ô nhiễm môi trường.
C. Nhập khẩu hàng hoá, thiết bị rất hiện đại.
D. Tănh nhanh chóng các chuyên gia nước ngoài.
Câu 71. Cho bảng số liệu sau
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA MỘT SỐ NƯỚC NĂM 2017
STT | NƯỚC | TỔNG SỐ | XUẤT KHẨU | NHẬP KHẨU |
1 | Trung Quốc | 4 501 | 2 252 | 2 249 |
2 | Hoa Kì | 3 990 | 1 610 | 2 380 |
3 | Nhật Bản | 1 522,4 | 710,5 | 811,9 |
4 | Đức | 2 866 | 1 547 | 1 319 |
5 | Pháp | 1 212,3 | 578,3 | 634 |
Dựa vào bảng số liệu trên, hãy cho biết trong năm 2017 các nước nào xuất siêu?
A. Trung Quốc, Đức.
B. Trung Quốc, Hoa Kì.
C. Đức, Pháp.
D. Đức, Nhật Bản
Câu 72. Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA PHI-LIP-PIN
GIAI ĐOẠN 2010 – 2015. (Đơn vị: Tỷ đô la Mỹ)
Năm | 2010 | 2012 | 2014 | 2015 |
Xuất khẩu | 69,5 | 77,1 | 82,2 | 82,4 |
Nhập khẩu | 73,1 | 85,2 | 92,3 | 101,9 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về cán cân xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Phi-lip-pin, giai đoạn 2010 – 2015?
A. Từ năm 2010 đến năm 2015 đều xuất siêu.
B. Giá trị nhập siêu năm 2015 nhỏ hơn năm 2014.
C. Từ năm 2010 đến năm 2015 đều nhập siêu.
D. Giá trị nhập siêu năm 2010 lớn hơn năm 2012.
Câu 73. Cho bảng số liệu:
KIM NGẠCH XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ
DỊCH VỤ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2016
(Đơn vị : Tỷ đô la Mĩ)
Quốc gia | Cam-pu-chia | Bru-nây | Lào | Mi-an-ma |
Xuất khẩu | 12,3 | 5,7 | 5,5 | 11,0 |
Nhập khẩu | 13,1 | 4,3 | 6,7 | 17,7 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việ tNam 2016, NXB Thống kê,2017)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây không đúng về tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của một số quốc gia năm 2016?
A. Bru-nây thấp hơn Lào.
B. Lào thấp hơn Mi-an-ma.
C. Mi-an-ma cao hơn Cam-pu-chia.
D. Cam-pu-chia thấp hơn Lào.
Câu 74. Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC, GIAI ĐOẠN 2010 – 2017
(Đơnvị: tỉ USD)
Năm | 2010 | 2012 | 2013 | 2014 | 2017 |
Xuất khẩu | 1578 | 2049 | 2209 | 2342 | 2275 |
Nhập khẩu | 1396 | 1818 | 1950 | 1959 | 1682 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB thống kê, 2018)
Theo bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tình hình xuất – nhập khẩu của Trung Quốc, giai đoạn từ năm 2010 – 2017?
A. Tỉ trọng nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu.
B. Xuất khẩu tăng chậm hơn nhập khẩu.
C. Nhập khẩu luôn lớn hơn xuất khẩu.
D. Tỉ trọng nhập khẩu giảm so với xuất khẩu.
Câu 75. Cho bảng số liệu sau: GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ DÂN SỐ CỦA
HOA KÌ, TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN NĂM 2014
STT | Quốc gia | Giá trị xuất khẩu (tỉ USD) | Dân số (triệu người) |
1 | Hoa Kì | 1 610 | 323,9 |
2 | Trung Quốc (kể cả đặc khu Hồng Công) | 2 252 | 1 373,5 |
3 | Nhật Bản | 710,5 | 126,7 |
(số liệu chính thức được lấy từ nguồn CIA the world factbook)
Dựa vào kết quả xử lí từ bảng trên, giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người của Hoa Kì, Trung Quốc và Nhật Bản năm 2014 lần lượt là
A. 4 970,6; 1 639,6; 5 607,7.
B. 5 970,6; 1 639,6; 5 607,7.
C. 4 970,6; 2 639,6; 5 607,7.
D. 5 970,6; 1 639,6; 6 607,7.
Câu 76. Cho bảng số liệu sau:
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA MỘT SỐ NƯỚC NĂM 2014 (Đơn vị: tỉ USD)
STT | NƯỚC | TỔNG SỐ | XUẤT KHẨU | NHẬP KHẨU |
1 | Trung Quốc | 4 501 | 2 252 | 2 249 |
2 | Hoa Kì | 3 990 | 1 610 | 2 380 |
3 | Nhật Bản | 1 522,4 | 710,5 | 811,9 |
4 | Đức | 2 866 | 1 547 | 1 319 |
5 | Pháp | 1 212,3 | 578,3 | 634 |
(số liệu chính thức được lấy từ nguồn CIA the world factbook)
Theo bảng số liệu, cán cân xuất nhập khẩu của các nước Trung Quốc, Hoa Kì và Nhật Bản lần lượt là
A. 3; -770; -101,4.
B. 4; -770; -101,4.
C. -3; 770; 101,4.
D. -4; 770; 101,4.
IV. VẬN DỤNG CAO.
Câu 77. Biện pháp nào phù hợp nhất để hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường ở các nước nghèo và đang phát triển trong thời kì thương mại toàn cầu phát triển mạnh?
A. Nâng cao ý thức của người dân về vấn đề môi trường.
B. Không nhập khẩu thiết bị lạc hậu bên ngoài.
C. Giảm tình trạng khai thác tài nguyên trong nước.
D. Xử lí khâu nước thải khi đưa vào môi trường tư nhiên.
Câu 78: Số lượt khách du lịch của nước ta trong thời gian gần đây tăng lên chủ yếu do
A. tài nguyên du lịch được phân loại, các cơ sở lưu trú được đầu tư xây dựng mới.
B. nâng cao trình độ lực lượng lao động, tăng cường mạng lưới giao thông vận tải.
C. thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài, hình thành nhiều khu nghỉ dưỡng cao cấp.
D. chất lượng cuộc sống được nâng cao, các hoạt động quảng bá được đẩy mạnh.
Câu 79. Cho bảng số liệu: Giá trị xuất, nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2018. (Đơn vị: triệu đô la Mỹ)
Năm | 2005 | 2010 | 2015 | 2018 |
Xuất khẩu | 32.447,1 | 72.236,7 | 162.016,7 | 243.697,3 |
Nhập khẩu | 36.761,1 | 84.838,6 | 165.775,9 | 237.182,0 |
Tổng số | 69.208,2 | 157.570,3 | 327.792,6 | 480.879,3 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Theo bảng số liệu dưới đây, để thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2018, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Tròn.
B. Miền.
C. Đường.
D. Cột.
Câu 80: Cho bảng số liệu: Cơ cấu GDP phân theo nhóm ngành kinh tế của thế giới giai đoạn 2000 – 2018 (Đơn vị: %)
Năm | Tổng số | Chia ra | ||
Nông nghiệp | Công nghiệp | Dịch vụ | ||
2000 | 100,0 | 5,2 | 30,7 | 64,1 |
2010 | 100,0 | 3,7 | 27,2 | 69,1 |
2018 | 100,0 | 4,0 | 27,8 | 68,2 |
(Nguồn: World Bank Data 2019)
Theo bảng số liệu dưới đây, để thể hiện cơ cấu GDP phân theo nhóm ngành kinh tế của thế giới giai đoạn 2000 – 2018, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Tròn.
B. Miền.
C. Đường.
D. Cột.
Câu 81. Cho bảng số liệu sau: GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ DÂN SỐ CỦA
HOA KÌ, TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN NĂM 2014
STT | Quốc gia | Giá trị xuất khẩu (tỉ USD) | Dân số (triệu người) |
1 | Hoa Kì | 1 610 | 323,9 |
2 | Trung Quốc (kể cả đặc khu Hồng Công) | 2 252 | 1 373,5 |
3 | Nhật Bản | 710,5 | 126,7 |
(số liệu chính thức được lấy từ nguồn CIA the world factbook)
Theo bảng số liệu, để thể hiện giá trị xuất khẩu và dân số vủa Hoa Kì, Trung Quốc và Nhật Bản năm 2014, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Tròn.
B. Miền.
C. Đường.
D. Cột.
Câu 82. Cho bảng số liệu sau:
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA MỘT SỐ NƯỚC NĂM 2017 (Đơn vị: tỉ USD)
STT | NƯỚC | TỔNG SỐ | XUẤT KHẨU | NHẬP KHẨU |
1 | Trung Quốc | 4 501 | 2 252 | 2 249 |
2 | Hoa Kì | 3 990 | 1 610 | 2 380 |
3 | Nhật Bản | 1 522,4 | 710,5 | 811,9 |
4 | Đức | 2 866 | 1 547 | 1 319 |
5 | Pháp | 1 212,3 | 578,3 | 634 |
Theo bảng số liệu, để thể hiện giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu của các nước năm
2017, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Tròn.
B. Miền.
C. Đường.
D. Cột.
Trên đây là hệ thống câu hỏi trắc nghiệm bài 27 địa lí 10 bộ sách Cánh diều: Thương mại và Tài chính ngân hàng và du lịch, mời các em cùng tham khảo nhé!