Trắc nghiệm bài 26 Địa lí 10 Cánh diều: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ
I. NHẬN BIẾT.
Câu 1. Sự phân bố các ngành dịch vụ tiêu dùng thường gắn bó mật thiết với
A. trung tâm công nghiệp.
B. ngành kinh tế mũi nhọn.
C. sự phân bố dân cư.
D. ngành kinh tế trọng điểm.
Câu 2. Ngành dịch vụ được mệnh danh “ ngành công nghiệp không khói” là
A. bảo hiểm.
B. buôn bán.
C. tài chính.
D. du lịch.
Câu 3. Các hoạt động bán buôn bán lẻ, du lịch, các dịch vụ cá nhân như y tế, giáo dục , thể dục thể thao thuộc về nhóm ngành
A. dịch vụ cá nhân.
B. dịch vụ kinh doanh.
C. dịch vụ tiêu dùng.
D. dịch vụ công.
Câu 4. Giao thông vận tải, thông tin liên lạc, tài chính bảo hiểm…thuộc nhóm dịch vụ
A. công.
B. kinh doanh.
C. tiêu dùng.
D. sản xuất.
Câu 5. Hoạt động nào sau đây thuộc dịch vụ sản xuất?
A. Thương nghiệp, y tế.
B. Giáo dục, y tế.
C. Tài chính, tín dụng.
D. Giáo dục, bảo hiểm.
Câu 6. Hoạt động nào sau đây thuộc dịch vụ tiêu dùng?
A. Thương nghiệp, y tế.
B. Giáo dục, y tế.
C. Tài chính, tín dụng.
D. Giáo dục, bảo hiểm.
Câu 7. Hoạt động nào sau đây thuộc dịch vụ công?
A. Thương nghiệp, y tế.
B. Giáo dục, y tế.
C. Tài chính, tín dụng.
D. Giáo dục, bảo hiểm.
Câu 8. Những hoạt động nào sau đây được xếp vào nhóm dịch vụ tiêu dùng?
A. Giáo dục, y tế và bất động sản.
B. Tài chính, bán buôn và bán lẻ.
C. Vận tải, bảo hiểm và viễn thông.
D. Bán buôn, du lịch và giáo dục.
Câu 9. Văn hóa, lịch sử có ảnh hưởng đến
A. hiệu quả các ngành dịch vụ.
B. mức độ tập trung ngành dịch vụ.
C. hình thức tổ chức mạng lưới dịch vụ.
D. trình độ phát triển ngành dịch vụ.
Câu 10. Dịch vụ kinh doanh gồm
A. bán buôn, bán lẻ, sửa chữa, du lịch, khách sạn, nhà hàng, các dịch vụ cá nhân.
B. vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính, bảo hiểm, kinh doanh tài sản, tư vấn.
C. vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính, bảo hiểm, kinh doanh tài sản, giáo dục.
D. bán buôn, bán lẻ, sửa chữa, du lịch, khách sạn, nhà hàng, khoa học công nghệ.
Câu 11. Ở nhiều nước trên thế giới ngành dịch vụ được chia thành
A. dịch vụ công, dịch vụ sản xuất và dịch vụ tiêu dùng.
B. dịch vụ công, dịch vụ kinh doanh và dịch vụ tiêu dùng.
C. dịch vụ bán buôn bán lẻ, dịch vụ sản xuất và dịch vụ tiêu dùng.
D. dịch vụ kinh doanh, dịch vụ sản xuất và dịch vụ tiêu dùng.
Câu 12. Đặc điểm của ngành dịch vụ là
A. sản phẩm phần lớn là phi vật chất.
B. nhiều loại sản phẩm lưu giữ được.
C. sự tiêu dùng xảy ra trước sản xuất.
D. hầu hết các sản phẩm đều hữu hình.
Câu 13. Khu vực nào có cơ cấu ngành hết sức phức tạp?
A. Công nghiệp
B. Nông nghiệp.
C. Dịch vụ
D. Xây dựng.
Câu 14. Các trung tâm dịch vụ lớn vào loại hàng đầu thế giới là
A. Niu Y-ooc, Luân Đôn, Si-ca-gô.
B. Niu Y-ooc, Luân Đôn, Pa-ri.
C. Niu Y-ooc, Luân Đôn, Tô-ki-ô
D. Niu Y-ooc, Luân Đôn, Xin-ga-po.
Câu 15. Các trung tâm dịch vụ lớn vào loại hàng đầu trên thế giới thường có mặt ở các quốc gia
A. Hoa Kì, Anh, Nhật Bản.
B. Hoa Kì, Pháp, Bra – xin.
C. Hoa Kì, Đan Mạch, Đức.
D. Hoa Kì, Trung Quốc, LB Nga.
Câu 16. Nhân tố nào sau đây có tác động lớn đến việc phát triển mạng lưới dịch vụ trong và ngoài nước?
A. Thị trường.
B. Vốn đầu tư.
C. Văn hóa – lịch sử.
D. Đặc điểm dân số.
Câu 17. Nhân tố nào sau đây có tác động lớn nhất đến sức mua, nhu cầu dịch vụ?
A. Văn hóa – lịch sử.
B. Thị trường.
C. Đặc điểm dân số.
D. vị trí địa lí.
Câu 18. Nhân tố nào sau đây có tác động lớn đến việc thay đổi phương thức sản xuất, phát triển dịch vụ có hàm lượng chất xám cao?
A. Lịch sử – văn hóa.
B. Vốn đầu tư.
C. khoa học – công nghệ.
D. Đặc điểm dân số.
Câu 19. Nhân tố nào sau đây có tác động lớn đến hình thức tổ chức mạng lưới dịch vụ?
A. Thị trường.
B. Vốn đầu tư.
C. Văn hóa – lịch sử.
D. Đặc điểm dân số.
II. THÔNG HIỂU.
Câu 20. Nhân tố đặc điểm dân số ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ là
A. phát triển các ngành có hàm lượng chất xám cao.
B. tốc độ, cơ cấu, sức mua và nhu cầu dịch vụ.
C. Quyết định sự phân bố, qui mô, tính đa dạng.
D. phát triển thương mại và sự phân bố loại hình.
Câu 21. Vai trò của dịch vụ đối với sản xuất vật chất là
A. thúc đẩy phát triển công nghiệp và nông nghiệp.
B. tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.
C. giúp khai thác tốt hơn các tài nguyên thiện nhiện.
D. góp phần sử dụng tốt nguồn lao động trong nước.
Câu 22. Vai trò của dịch vụ đối với xã hội là
A. thúc đẩy phát triển công nghiệp và nông nghiệp.
B. tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.
C. giúp khai thác tốt hơn các tài nguyên thiện nhiện.
D. góp phần tạo ra các cảnh quan văn hóa hấp dẫn.
Câu 23. Vai trò của dịch vụ đối với tài nguyên thiện nhiện là
A. thúc đẩy phát triển công nghiệp và nông nghiệp.
B. tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.
C. giúp khai thác tốt hơn các tài nguyên thiện nhiện.
D. góp phần sử dụng tốt nguồn lao động trong nước.
Câu 24. Vai trò của dịch vụ đối với môi trường sống của con người là
A. thúc đẩy phát triển công nghiệp và nông nghiệp.
B. tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.
C. giúp khai thác tốt hơn các tài nguyên thiện nhiện.
D. góp phần tạo ra các cảnh quan văn hoá hấp dẫn.
Câu 25. Phát biểu nào sau đây không hoàn toàn đúng với các ngành dịch vụ?
A. Có tác dụng thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất.
B. Sử dụng tốt hơn các nguồn lao động ở trong nước.
C. Cho phép khai thác tốt hơn tài nguyên thiện nhiện.
D. Quyết định việc phân bố lại dân cư trong cả nước.
Câu 26. Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ?
A. Phần lớn sản phẩm là vô hình, phi vật chất.
B. Việc sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời.
C. Nhiều loại sản phẩm tồn trữ và lưu lại được.
D. Người tiêu dùng cũng tham gia vào sản xuất.
Câu 27. Một số khu vực dịch vụ bị mất cân đối cung cầu chủ yếu do
A. quá trình sản xuất luôn đi cùng với tiêu thụ.
B. sản phẩm không dùng thì không còn tồn tại.
C. người tiêu dùng thường tham gia sản xuất.
D. phần lớn sản phẩm là vô hình, phi vật chất.
Câu 28. Nhân tố trình độ phát triển kinh tế ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ là
A. phát triển các ngành có hàm lượng chất xám cao.
B. phát triển và phân bố loại hình dịch vụ du lịch.
C. Quyết định sự phân bố, qui mô, tính đa dạng.
D. phát triển thương mại và sự phân bố loại hình.
Câu 29. Nhân tố khoa học – công nghệ ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ là
A. phát triển các ngành có hàm lượng chất xám cao.
B. phát triển và phân bố loại hình dịch vụ du lịch.
C. Quyết định sự phân bố, qui mô, tính đa dạng.
D. phát triển thương mại và sự phân bố loại hình.
Câu 30. Nhân tố nào sau đây có tác động lớn nhất đến hình thành tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ?
A. Trình độ phát triển và năng suất lao động.
B. Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán.
C. Mức sống và thu nhập thực tế người dân.
D. Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư.
Câu 31. Nhân tố nào sau đây có tác động mạnh mẽ nhất đến cơ cấu các ngành dịch vụ?
A. Quy mô dân số.
B. Tỉ suất giới tính.
C. Cơ cấu theo tuổi.
D. Gia tăng tự nhiện.
Câu 32. Nhân tố nào sau đây có tác động mạnh mẽ nhất đến nhịp độ tăng trưởng của các ngành dịch vụ?
A. Quy mô dân số.
B. Tỉ suất giới tính.
C. Cơ cấu theo tuổi.
D. Gia tăng tự nhiện.
Câu 33. Nơi nào sau đây có cả ba loại hình dịch vụ sản xuất, tiêu dùng, công cộng đều phát triển mạnh mẽ?
A. Nông thôn.
B. Đô thị.
C. Hải đảo.
D. Miền núi.
Câu 34. Nhân tố nào sau đây có tác động lớn nhất đến việc đầu tư bổ sung lao động cho ngành dịch vụ?
A. Năng suất lao động xã hội.
B. Quy mô và cơ cấu dân số.
C. Mức sống và thu nhập thực tế.
D. Phân bố và mạng lưới dân cư.
Câu 35. Nhân tố nào sau đây có tác động không rõ rệt đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ du lịch?
A Tài nguyên thiện nhiện.
B. Di sản văn hoá, lịch sử.
C. Phân bố điểm dân cư.
D. Cơ sở hạ tầng du lịch.
Câu 36. Các đô thị thường là các trung tâm dịch vụ lớn không phải chủ yếu là do
A. là trung tâm công nghiệp.
B. có nhu cầu tiêu dùng lớn.
C. là trung tâm hành chính.
D. có vùng ngoại ô rộng.
Câu 37. Có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc hình thành các điểm dịch vụ du lịch là.
A. trình độ phát triển kinh tế đất nước.
B. mức sống và thu nhập thực tế của người dân.
C. sự phân bố các điểm du lịch.
D. sự phân bố các tài nguyên du lịch.
Câu 38. Ngành dịch vụ phát triển mạnh có vai trò như thế nào đối với phát triển kinh tế?
A. Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển.
B. Sử dụng tốt hơn nguồn lao động ngoài nước.
C. Phân bố lại dân cư giữa các vùng lãnh thổ.
D. Thu hút dân cư từ thành thị về nông thôn.
Câu 39. Tài nguyên du lịch và cơ sở hạ tầng ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ?
A. Nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ.
B. Sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ du lịch.
C. Sức mua, nhu cầu dịch vụ.
D. Hình thức tổ chức mạng lưới ngành dịch vụ.
Câu 40. Sự phân bố các ngành dịch vụ tiêu dùng thường gắn bó mật thiết với
A. trung tâm công nghiệp.
B. ngành kinh tế mũi nhọn.
C. sự phân bố dân cư.
D. ngành kinh tế trọng điểm.
III. VẬN DỤNG.
Câu 41. Ngành dịch vụ phát triển mạnh có tác dụng chủ yếu là
A. thu hút dân cư từ thành thị về nông thôn.
B. phân bố lại dân cư giữa các vùng lãnh thổ.
C. sử dụng tốt hơn nguồn lao động ngoài nước.
D. thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển.
Câu 42. Yếu tố nào sau đây có quan hệ đặc biệt đến sự phát triển của du lịch quốc tế?
A. Tài nguyên thiện nhiên, nhân văn độc đáo.
B. Quy mô dân số lớn, gia tăng dân số nhanh.
C. Hệ thống các cơ sở phục vụ du lịch hiện đại.
D. Cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển mạnh.
Câu 43. Cơ cấu dân số có trẻ em đông thì đặt ra yêu cầu phát triển ngành dịch vụ nào?
A. Các khu an dưỡng.
B. Các khu văn hóa.
C. Trường học, nhà trẻ.
D. Hoạt động đoàn thể.
Câu 44. Trung tâm dịch vụ lớn nhất ở Việt Nam là
A. Đà Nẵng.
B. Nha Trang.
C. Hải Phòng.
D. TP Hồ Chí Minh.
Câu 45. Yếu tố nào sau đây có vai trò quan trọng đối với sự hình thành các điểm du lịch?
A. Sự phân bố tài nguyên du lịch.
B. Sự phân bố các điểm dân cư.
C. Trình độ phát triển kinh tế.
D. Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng.
Câu 46. Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho tỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ ở các nước đang phát triển còn thấp là do
A. cơ cấu ngành đơn giản.
B. thiếu lao động có kĩ thuật.
C. phân bố các không đồng đều.
D. trình độ phát triển kinh tế thấp.
Câu 47. Loại hình dịch vụ chủ yếu có ảnh hưởng rất lớn đến phân bố các ngành kinh tế
A. Giao thông vận tải, thông tin liên lạc.
B. Bưu chính viễn thông, du lịch.
C. Kế toán, y tế, tài chính ngân hàng.
D. Hành chính công và thủ tục hành chính.
Câu 48. Vai trò nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ?
A. Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển mạnh
B. Trực tiếp sản xuất ra máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất
C. Cho phép khai thác tốt hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên
D. Tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động
Câu 49. Lao động trong các ngành dịch vụ ở các nước đang phát triển còn ít không phải do
A. trình độ phát triển kinh tế và năng suất lao động xã hội còn thấp.
B. ảnh hưởng còn hạn chế của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật.
C. trình độ đô thị hoá thấp, mạng lưới đô thị kém phát triển, ít thị dân.
D. cơ cấu dân số trẻ, người lao động còn ít kinh nghiệm làm dịch vụ.
IV. VẬN DỤNG CAO.
Câu 50. Công nghiệp hoá tác động đến phát triển dịch vụ không biểu hiện ở
A. tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật cho các ngành dịch vụ.
B. chuyển một phần lao động từ sản xuất vật chất sang dịch vụ.
C. đặt ra yêu cầu và thúc đẩy sự phát triển, phân bố của dịch vụ.
D. đẩy mạnh nông nghiệp hóa nông thôn, phát triển dịch vụ nông thôn.
Câu 51. Tác động chủ yếu của dịch vụ đến công nghiệp hóa là
A. cung ứng nguyên liệu, vật tư, máy móc, tiêu thụ sản phẩm.
B. thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ trong công nghiệp hóa.
C. sự phát triển của một số dịch vụ tác động đến phân bố công nghiệp.
D. dịch vụ ở các đô thị phát triển làm cơ sở cho phát triển công nghiệp hóa.
Câu 52. Nguyên nhân nào sau đây chủ yếu nhất ở các nước đang phát triển lao động trong ngành dịch vụ cao?
A. Năng suất lao động trong nông, công nghiệp cao.
B. Ngành dịch vụ có trình độ cao.
C. Ngành dịch vụ cơ cấu đa dạng.
D. Trình độ phát triển kinh tế của đất nước.
Câu 53. Ở các nước phát triển, các ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP, nguyên nhân chủ yếu là do
A. nhiều ngành dịch vụ có vai trò rất lớn trong nền kinh tế toàn cầu.
B. Trình độ phát triển của nền kinh tế và năng suất lao động xã hội cao.
C. ngành công nghiệp và xây dựng phát triển, đô thị hóa phát triển mạnh.
D. chất lượng cuộc sống của dân cư cao, sức mua dân cư ngày càng lớn.
Câu 54. Tỉ lệ lao động dịch vụ ngày càng tăng ở hầu hết các nước, nguyên nhân chủ yếu là do
A. năng suất lao động xã hội, sự phát triển của đô thị hóa nhanh.
B. trình độ phát triển của nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
C. quy mô đô thị lớn lên, số dân đô thị trên thế giới ngày càng tăng.
D. chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Câu 55. Ngành dịch vụ trên thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ là do tác động của
A. trình độ phát triển kinh tế – xã hội, đô thị hoá, qui mô dân số.
B. khoa học kĩ thuật và công nghệ, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
C. quy mô dân số, chất lượng cuộc sống, chính sách của các quốc gia.
D. liên kết và hợp tác quốc tế, quá trình toàn cầu hoá ngày càng sâu rộng.
Câu 56: Ngành dịch vụ tiêu dùng trên thế giới ngày càng phát triển là do tác động của
A. Công nghiệp phát triển, đô thị hóa nhanh, nhu cầu việc làm tăng.
B. Thay đổi dân số, đô thị hóa phát triển, trình độ phát triển kinh tế.
C. Mức độ tập trung dân cư, nhu cầu việc làm, đô thị hóa phát triển.
D. Trình độ khoa học kĩ thuật, mức sống, năng suất lao động xã hội.
Câu 57: Lao động trong các ngành dịch vụ ở các nước đang phát triểncòn ít là do tác động của
A. mức sống của nhân dân, năng suất lao động xã hội còn thấp, đô thị hóa.
B. trình độ phát triển kinh tế, năng suất lao động thấp, đô thị hóa, mức sống.
C. ảnh hưởng cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, tỉ lệ dân thành thị thấp.
D. mạng lưới thành phố kém phát triển, mức sông chưa cao, cơ sở hạ tầng kém.
Câu 58: Tỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ trên thế giới ngày càng tăng do tác động chủ yếu của
A. trình độ phát triển kinh tế ngày càng cao, sử dụng lao động hợp lí, đô thị hóa nhanh.
B. thị trường thế giới ngày càng rộng, chất lượng cuộc sống tốt hơn, dân thành thị tăng.
C. sản xuất ngày càng phát triển, năng suất lao động xã hội cao, phân bố dân cư hợp lí.
D. nền kinh tế ngày càng phát triển, mức sống dân cư ngày càng cao, đô thị hóa nhanh.
Câu 59: Hoạt động dịch vụ du lịch trên thế giới ngày càng phát triển nhanh chủ yếu do tác động của các nhân tố
A. nguồn nhân lực của ngành, an ninh chính trị, thị trường du lịch.
B. kinh tế phát triển, tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất và hạ tầng.
C. mức sống tăng, cơ sở vật chất và hạ tầng, hệ thống pháp luật.
D. mức độ tập trung dân cư, thị trường du lịch, sự phát triển kinh tế.
Câu 60: Sự phát triển của ngành du lịch phụ thuộc chủ yếu vào
A. thu nhập, tài nguyên du lịch, cơ cấu ngành du lịch, trình độ phát triển kinh tế.
B. nhu cầu xã hội, tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, trình độ phát triển kinh tế.
C. tài nguyên du lịch, khoa học kĩ thuật, năng suất lao động, sự phân bố dân cư.
D. tài nguyên du lịch, chất lượng cuộc sống, trình độ phát triển, quy mô dân số.
Trên đây là hệ thống câu hỏi trắc nghiệm bài 26 địa lí 10 bộ sách Cánh diều: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ, mời các em cùng tham khảo nhé!