Trắc nghiệm địa lí 10

Trắc nghiệm Bài 3 Địa lí 10 Cánh Diều

Trắc nghiệm bài 3 Địa lí 10 Cánh Diều BÀI 3: TRÁI ĐẤT. THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG.

I. NHẬN BIẾT.

Câu 1. Thạch quyển được hợp thành bởi lớp vỏ Trái Đất và

A. phần trên của lớp Man-ti.

B. phần dưới của lốp Man-ti.

C. nhân ngoài của Trái Đất.

D. nhân trong của Trái Đất.

Câu 2. Vỏ Trái Đất được phân ra thành hai kiểu chính là

A. lớp vỏ lục địa và lớp vỏ đại dương.

B. lớp Manti và lớp vỏ đại dương.

C. lớp vỏ lục địa và lớp Manti.

D. thạch quyển và lớp Manti.

Câu 3. Lớp vỏ Trái Đất dày khoảng

A. 5km ở đại dương và 70km ở lục địa.

B. 15km ở đại dương và 7km ở lục địa.

C. 5km ở đại dương và 7km ở lục địa.

D. 25km ở đại dương và 17km ở lục địa.

Câu 4. Theo thứ tự từ ngoài vào trong, cấu trúc của Trái Đất gồm

A. lớp Manti, nhân Trái Đất, vỏ Trái Đất.

B. vỏ Trái Đất, nhân Trái Đất, lớp Manti.

C. vỏ Trái Đất, lớp Manti, nhân Trái Đất.

D. vỏ Trái Đất, thạch quyển, nhân Trái Đất.

Câu 5. Theo thuyết kiến tạo mảng thì thạch quyển gồm

A. 5 mảng kiến tạo.

B. 6 mảng kiến tạo.

C. 7 mảng kiến tạo.

 D. 8 mảng kiến tạo

Câu 6. Vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất là

A. khoáng vật và đá trầm tích.

B. đá mac-ma và biến chất.

C. đất và khoáng vật.

 D. khoáng vật và đá.

Câu 7. Nền của các lục địa được gọi tên là

A. tầng Sima.

 B. tầng granit.

C. tầng Sial.

D. thạch quyển.

Câu 8. Những vùng bất ổn của vỏ Trái Đất thường nằm ở

A. trung tâm các lục địa.

B. phần rìa lục địa.

C. địa hình núi cao.

D. ranh giới các mảng kiến tạo.

Câu 9. Nơi tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo thường xuất hiện

A. động đất, núi lửa.

B. bão.

C. ngập lụt.

D. thủy triều dâng.

Câu 10. Các mảng kiến tạo có thể di chuyển là do

A. các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo của manti trên.

B. sứt hút mạnh mẽ từ các thiên thể mà nhiều nhất là Mặt Trời.

C. do Trái Đất luôn tự quay quanh trục của chính nó.

D. do trục Trái Đất bị nghiêng và quay quanh mặt trời.

Câu 11. Để biết được cấu trúc của Trái Đất người ta dựa chủ yếu vào

A. nguồn gốc hình thành Trái Đất.

B. những mũi khoan sâu trong lòng đất.

C. nghiên cứu đáy biển sâu.

D. nghiên cứu sóng địa chấn truyền trong lòng Trái Đất.

Câu 12. Loại đá nào sau đây khôngcấu tạo nên vỏ Trái Đất?

A. Đá mac-ma.

B. Đá trầm tích.

C. Đá biến chất.

D. Đá thạch anh.

Câu 13. Đá phiến sét nằm trong nhóm đá nào sau đây?

A. Đá mac-ma.

B. Đá trầm tích.

C. Đá biến chất.

D. Đá thạch anh.

Câu 14. Theo thuyết kiến tạo mảng, thạch quyển gồm

A. rất nhiều lớp đất, đá.

B. một số mảng kiến tạo.

C. một số lớp khoáng vật.

D. các lớp vật chất cô đặc.

II. THÔNG HIỂU.

Câu 15. Các sống núi ngầm giữa đại dương được sinh ra do

A. các mảng kiến tạo không di chuyển.

B. các mảng kiến tạo hút chờm lên nhau.       

C. các mảng kiến tạo xô vào nhau.     

D. các mảng kiến tạo tách rời nhau.

Câu 16. Khi các mảng kiến tạo dịch chuyển không sinh ra

A. sống núi ngầm.

B. động đất, núi lửa.

C. các dãy núi trẻ.

D. dòng biển nóng.

Câu 17. Đá macma được hình thành

A. từ dưới sâu nóng chảy, trào lên mặt đất nguội đi.

B. ở nơi trũng do sự lắng tụ và nén chặt các vật liệu.

C. từ trầm tích bị thay đổi tính chất do nhiệt độ cao.

D. từ đá biến chất bị thay đổi tính chất do sức nén lớn.

Câu 18. Phát biểu nào sau đây không đúng với lớp vỏ Trái Đất?

A. Vỏ cứng, mỏng, độ dày ở đại dương khoảng 5 km.

 B. Dày không đều, cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau.

C. Trên cùng là đá ba dan, dưới cùng là đá trầm tích.

D. Giới hạn vỏ Trái Đất không trùng với thạch quyển.

Câu 19. Nội dung nào sau đây không đúng với thuyết kiến tạo mảng?

A. Thạch quyển được cấu tạo bởi 7 mảng lớn và một số mảng nhỏ.

B. Tất cả các mảng kiến tạo gồm cả phần lục địa và đáy đại dương.

C. Vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo là những vùng bất ổn của vỏ Trái đất.

D. Các mảng kiến tạo nhẹ, trượt trên lớp vật chất quánh dẻo của tầng Manti trên.

Câu 20. Đá trầm tích được hình thành

A. từ dưới sâu nóng chảy, trào lên mặt đất nguội đi.

B. ở nơi trũng do sự lắng tụ và nén chặt các vật liệu.

C. từ trầm tích bị thay đổi tính chất do nhiệt độ cao.

D. từ đá biến chất bị thay đổi tính chất do sức nén lớn.

Câu 21. Đá biến chất được hình thành

A. từ dưới sâu nóng chảy, trào lên mặt đất nguội đi.

B. ở nơi trũng do sự lắng tụ và nén chặt các vật liệu.

C. từ trầm tích bị thay đổi tính chất do nhiệt độ cao.

D. từ khối mac ma nóng chảy dưới mặt đất trào lên.

Câu 22. Đá mac ma có

A. các tinh thể thô hoặc mịn nằm xen kẽ nhau.

B. các lớp vật liệu độ dày, màu sắc khác nhau.

C. các lớp đá nằm song song, xen kẽ với nhau.

D. các tinh thể lóng lánh với cấu trúc không rõ.

Câu 23. Đá trầm tích có

A. các tinh thể thô hoặc mịn nằm xen kẽ nhau.

B. nhiều tinh thể to nhỏ với màu sắc khác nhau.

C. các lớp đá nằm song song, xen kẽ với nhau.

D. các tinh thể lóng lánh với cấu trúc không rõ.

Câu 24. Đá biến chất có

A. các tinh thể thô hoặc mịn nằm xen kẽ nhau.

B. các lớp vật liệu độ dày, màu sắc khác nhau.

C. các lớp đá nằm song song, xen kẽ với nhau.

D. các tinh thể lóng lánh với cấu trúc không rõ.

Câu 25. Mảng kiến tạo không phải là

A. bộ phận lục địa nổi trên bề mặt Trái Đất.

B. những bộ phận lớn của đáy đại dương.

C. luôn luôn đứng yên không di chuyển.

D. chìm sâu mà nổi ở phần trên lớp Man-ti.

Câu 26. Phát biểu nào sau đây không đúng với các mảng kiến tạo?

A. Phần nổi trên mực nước biển là lục địa, phần bị nước bao phủ là đại dương.

B. Các mảng nổi lên trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc phần trên của lớp Man-ti.

C. Mỗi mảng đều trôi nổi tự do và di chuyển độc lập, tốc độ rất lớn trong năm.

D. Khi dịch chuyển, các mảng có thể tách rời, xô vào nhau, hoặc trượt qua nhau.

Câu 27. Các mảng kiến tạo có thể di chuyển là do

A. do trái đất bị nghiêng và quay quanh mặt trời.

B. do trái đất luôn tự quay quanh trục của chính nó.

C. các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo của manti trên.

D. sứt hút mạnh mẽ từ các thiên thể mà nhiều nhất là mặt trời.

III. VẬN DỤNG THẤP.

IV. VẬN DỤNG CAO.

Câu 46. Sống núi ngầm giữa Đại Tây Dương được hình thành do sự tiếp xúc giữa những mảng kiến tạo

A. mảng Thái Bình Dương và mảng Bắc Mĩ.

B. mảng Phi và mảng Nam Cực.

C. mảng Âu – Á và mảng Ấn Độ – Ôxtrâylia.

D. mảng Âu – Á và mảng Bắc Mĩ.

Câu 47. Sống núi ngầm giữa Đại Tây Dương được hình thành do sự tiếp xúc giữa những mảng kiến tạo nào sau đây?

A. Mảng Phi và mảng Nam Cực.               

B. Mảng Thái Bình Dương và mảng Bắc Mĩ.

C. Mảng Âu – Á và mảng Bắc Mĩ.               

D. Mảng Âu – Á và mảng Ấn Độ – Ôxtrâylia.

Câu 48. Dãy núi Hi-ma-lay-a được hình thành do

A. tiếp xúcdồn ép của mảng Bắc Mĩ với mảng Âu – Á.

B. tiếp xúc dồn ép của mảng Phi với mảng Âu – Á.

C. mảng Thái Bình Dương xô vào mảng Âu – Á.

D. mảng Ấn Độ – Ôxtrâylia xô vào mảng Âu – Á.

Câu 49. Dãy núi An-đét được hình thành là do có sự tiếp xúc giữa những mảng kiến tạo

A. mảng Thái Bình Dương và mảng Bắc Mĩ.

B. mảng Nam Mĩ và mảng Bắc Mĩ.

C. mảng Âu – Á và mảng Ấn Độ – Ôxtrâylia.

D. mảng Phi và mảng Nam Cực.

Câu 50. Tiếp xúc tách dãn giữa mảng Bắc Mĩ và mảng Âu – Á đã hình thành

A. sống núi ngầm giữa Đại Tây Dương.

B. các đảo núi lửa ở Thái Bình Dương.

C. vực biển sâu Marian ở Thái Bình Dương.

D. khu vực núi ngầm ở Thái Bình Dương.

Câu 51. Sự khác nhau giữa lớp vỏ lục địa và lớp vỏ đại dương là

A. vỏ lục địa ít tầng đá hơn vỏ đại dương.

B. vỏ lục địa dày hơn vỏ đại dương.

C. tầng granit ở vỏ đại dương dày hơn vỏ lục địa.

D. vỏ đại dương dày hơn vỏ lục địa.

Câu 52. Mảng kiến tạo nào sao đây toàn là vỏ đại dương?

A. Mảng Ấn Độ, Ô-xtrây-li-a.

B. Mảng Thái Bình Dương.

C. Mảng Phi.

D. Mảng Nam Mĩ.

Câu 53. Khu vực In-đô-nê-xia thường bị động đất là do sự di chuyển của những mảng kiến tạo

A. Phi và Nam Cực.

B. Bắc Mĩ và Nam Mĩ.

C. Ấn Độ – Ôxtrâylia và Âu – Á.

D. Thái Bình Dương và Phi.

Câu 54. Sống núi ngầm dưới đáy Đại Tây Dương là kết quả của vận động

A. tách dãn giữa mảng Bắc Mỹ và mảng Âu – Á.

B. dồn ép giữa mảng Bắc Mỹ và mảng Âu – Á.

C. tách dãn giữa mảng Ấn Độ và mảng Âu – Á.

D. dồn ép giữa mảng Ấn Độ và mảng Âu – Á.

Câu 55. Dãy núi Himalaya được hình thành do hai mảng nào xô vào nhau?

A. Mảng Ấn Độ – Ôxtrâylia và mảng Thái Bình Dương.

B. Mảng Thái Bình Dương và mảng Âu – Á.

C. Mảng Ấn Độ – Ôxtrâylia và mảng Âu – Á.

D. Mảng Phi và mảng Âu – Á.

Câu 56. Sự khác nhau giữa lớp vỏ lục địa và lớp vỏ đại dương là

A. vỏ lục địa có chiều dày lớn hơn vỏ đại dương.

B. vỏ đại dương có chiều dày dày hơn vỏ lục địa.

C. vỏ đại dương có tầng granit dày hơn vỏ lục địa.

D. vỏ lục địa không cấu tạo đủ ba tầng đá như vỏ đại dương.

Câu 57. Các hoạt động như động đất, núi lửa lại phân bố thành các vành đai là do

A. chúng xuất hiện ở nơi tiếp xúc giữa các mảng.

B. chúng xuất hiện ranh giới các đại dương.

C. chúng xuất hiện ở nơi tiếp xúc lục địa và đại dương.                              

D. sự phân bố xen kẻ của lục địa và đại dương.

Join The Discussion