Trắc nghiệm bài 29 Địa lí 10 Cánh diều: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
I. NHẬN BIẾT.
Câu 1. Tài nguyên thiên nhiên là một khái niệm có tính
A. phát triển.
B. cố định.
C. không đổi.
D. ổn định.
Câu 2. Loại tài nguyên nào sau đây không khôi phục được?
A. Khoáng sản.
B. Thực vật.
C. Đất đai.
D. Động vật.
Câu 3. Loại tài nguyên nào sau đây có thể khôi phục được?
A. Than đá.
B. Dầu mỏ.
C. Thực vật.
D. Quặng sắt.
Câu 4. Loại tài nguyên nào sau đây thuộc nhóm tài nguyên không bị hao kiệt?
A. Nước.
B. Đất.
C. Thực vật.
D. Động vật.
Câu 5. Loại tài nguyên nào sau đây không thuộc nhóm tài nguyên không bị hao kiệt?
A. Năng lượng mặt trời.
B. Không khí.
C. Nước.
D. Đất trồng.
Câu 6. Môi trường sống của con người bao gồm
A. tự nhiên, xã hội.
B. tự nhiên, nhân tạo.
C. nhân tạo, xã hội.
D. tự nhiên, xã hội và nhân tạo.
Câu 7. Môi trường có vai trò
A. tạo không gian sống cho con người và sinh vật.
B. không quan trọng sự phát triển của loài người.
C. quyết định sự phát triển của xã hội loài người.
D. không thể thiếu sự tồn tại và phát triển xã hội loài người.
Câu 8. Tài nguyên thiên nhiên được phân thành
A. đất, nước, không khí và sinh vật.
B. có thể bị hao kiệt và không bị hao kiệt.
C. tài nguyên phục hồi và không phục hồi.
D. tài nguyên nông nghiệp, công nghiệp.
Câu 9. Tài nguyên đất trồng được xem là
A. không thể phục hồi.
B. có thể phục hồi.
C. bị hao kiệt.
D. vô tận.
Câu 10. Tài nguyên không bị hao kiệt là
A. khoáng sản.
B. rừng.
C. không khí.
D. động vật.
Câu 11. Môi trường xã hội bao gồm
A. quan hệ sản xuất với tư liệu sản xuất.
B. giao tiếp và phân phối sản phẩm xã hội.
C. sức sản xuất và giao tiếp trong sản xuất xã hội.
D. quan hệ sản xuất, sức sản xuất, phân phối và giao tiếp.
Câu 12. Môi trường tự nhiên bao gồm
A. các mối quan hệ xã hội.
B. các thành phần của tự nhiên.
C. nhà ở, máy móc, thành phố.
D. chỉ khoáng sản và nước.
Câu 13. Môi trường nhân tạo bao gồm
A. các mối quan hệ xã hội.
B. các thành phần của tự nhiên.
C. nhà ở, công viên, đô thị.
D. chỉ khoáng sản và nước.
II. THÔNG HIỂU.
Câu 14. Môi trường nhân tạo là
A. phát triển theo quy luật tự nhiên.
B. không phụ thuộc vào con người.
C. thay đổi do tác động của con người.
D. kết quả hoạt động của con người.
Câu 15. Tài nguyên thiên nhiên có đặc điểm chung là
A. tạo không gian sống cho con người và sinh vật.
B. phân bố đồng đều theo không gian lãnh thổ.
C. hình thành qua quá trình phát triển lâu dài.
D. là nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế.
Câu 16. Phát biểu nào sau đây đúng với môi trường địa lí?
A. Không gian bao quanh Trái Đất có quan hệ trực tiếp với con người.
B. Tất cả hoàn cảnh bao quanh và ảnh hưởng trực tiếp đến con người.
C. Đóng vai trò rất quan trọng và quyết định đến sự phát triển xã hội.
D. Gồm môi trường tự nhiên, mồi trường xã hội, môi trường nhân tạo.
Câu 17. Phát biểu nào sau đây không chính xác về môi trường sống của con người?
A. Không gian bao quanh Trái Đất có quan hệ trực tiếp với con người.
B. Tất cả hoàn cảnh bao quanh và ảnh hưởng trực tiếp đến con người
C. Đóng vai trò quan trọng nhưng không quyết định sự phát triển xã hội.
D. Gồm môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, môi trường nhân tạo.
Câu 18. Thành phần cơ bản của môi trường gồm
A. môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế – xã hội.
B. tài nguyên thiên nhiên, môi trường kinh tế – xã hội.
C. tự nhiên; quan hệ xã hội trong sản xuất, phân phối.
D. điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, xã hội.
Câu 19. Phát biểu nào sau đây không đúng về vai trò của môi trường đối với con người?
A. Là điều kiện thường xuyên và cần thiết của loài người.
B. Là cơ sở vật chất của sự tồn tại xã hội của loài người.
C. Là không gian sống của con người và nguồn tài nguyên.
D. Là nguyên nhân quyết định sự phát triển của loài người.
Câu 20. Phát biểu nào sau đây đúng với môi trường tự nhiên?
A. Là kết quả của lao động của con người.
B. Phát triển theo các quy luật của tự nhiên.
C. Tồn tại hoàn toàn phụ thuộc con người.
D. Không có sự chăm sóc thì bị huỷ hoại.
Câu 21. Phát biểu nào sau đây không đúng với môi trường nhân tạo?
A. Là kết quả của lao động của con người.
B. Phát triển theo các quy luật của tự nhiên.
C. Tồn tại hoàn toàn phụ thuộc con người.
D. Không có sự chăm sóc thì bị huỷ hoại.
Câu 22. Môi trường địa lí không có chức năng nào sau đây?
A. Là không gian sống của con người.
B. Cung cấp tài nguyên thiên nhiên.
C. Chứa đựng chất thải của con người.
D. Quyết định sự phát triển của xã hội.
Câu 23. Theo thuộc tính tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên được chia thành
A. tài nguyên đất, tài nguyên nông nghiệp, khoáng sản.
B. tài nguyên nước, sinh vật, đất, khí hậu, khoáng sản.
C. tài nguyên công nghiệp, đất, sinh vật, khoáng sản.
D. tài nguyên khí hậu, du lịch, nông nghiệp, sinh vật.
Câu 24. Theo công dụng kinh tế, tài nguyên thiên nhiên được chia thành
A. tài nguyên đất, tài nguyên nông nghiệp.
B. tài nguyên nước, sinh vật, khoáng sản.
C. tài nguyên công nghiệp, đất, sinh vật.
D. tài nguyên công nghiệp, du lịch, nông nghiệp.
Câu 25. Theo khả năng có thể bị hao kiệt trong quá trình sử dụng của con người, tài nguyên thiên nhiên được chia thành tài nguyên
A. có thể bị hao kiệt, không bị hao kiệt.
B. khôi phục được, không khôi phục.
C. không bị hao kiệt, khôi phục được.
D. không bị hao kiệt, không khôi phục.
Câu 26. Tài nguyên nào sau đây phục vụ đắc lực cho ngành công nghiệp điện lực mà không bị ô nhiễm?
A. Nước.
B. Dầu và khí đốt.
C. Năng lượng gió.
D. Than.
Câu 27. Tài nguyên nào sau đây thuộc nhóm tài nguyên bị hao kiệt nhưng có thể phục hồi?
A. Tài nguyên đất.
B. Tài nguyên nước.
C. Tài nguyên khoáng sản.
D. Tài nguyên không khí.
Câu 28. Tài nguyên nào dưới đây chỉ phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến kim loại?
A. Khoáng sản.
B. Nước.
C. Sinh vật.
D. Bức xạ mặt trời.
Câu 29. Loại tài nguyên nào sau đây không khôi phục được?
A. Khoáng sản.
B. Sinh vật.
C. Đất đai.
D. Nước.
Câu 30. Môi trườngbao quanh Trái Đất, có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người là
A. tự nhiên.
B. xã hội.
C. địa lí.
D. nhân văn.
Câu 31. Nhân tố có vai trò quyết định đến sự phát triển của xã hội loài người là
A. môi trường tự nhiên.
B. môi trường xã hội.
C. môi trường nhân tạo.
D. phương thức sản xuất.
Câu 32. Loại môi trường phụ thuộc chặt chẽ vào sự tồn tại và phát triển của con người là
A. môi trường tự nhiên.
B. môi trường nhân tạo.
C. môi trường xã hội.
D. môi trường địa lí.
Câu 33. Các trung tâm phát tán khí thải lớn nhất của thế giới là
A. Các nước EU, Nhật Bản, Hoa Kì.
B. Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc.
C. Các nước ở Mĩ La tinh, Châu Phi.
D. Các nước ở Mĩ La tinh, Châu Á.
Câu 34. Rừng tái sinh được xếp vào loại tài nguyên nào?
A. Tài nguyên không thể phục hồi.
B. Tài nguyên vô tận.
C. Tài nguyên phục hồi được.
D. Tài nguyên có thể hao kiệt.
Câu 35. Nguyên nhân nào sau đây làm cho khoáng sản thuộc tài nguyên không khôi phục được?
A. Khai thác và sử dụng quá mức.
B. Làm nguyên liệu cho công nghiệp.
C. Quá trình hình thành.
D. Tác động đến môi trường.
Câu 36. Vấn đề môi trường là vấn đề mang tính toàn cầu vì nó ảnh hưởng đến
A. một quốc gia.
B. một khu vực.
C. một châu lục.
D. toàn thế giới.
Câu 37. Đối với sự phát triển của xã hội loài người, môi trường tự nhiên là nhân tố
A. có vai trò quan trọng.
B. có vai trò quyết định.
C. không có tác động gì.
D. tác động không đáng kể.
Câu 38. Sự tồn tại của môi trường nhân tạo phụ thuộc hoàn toàn vào con người do
A. kết quả lao động của con người.
B. không gian sống của con người.
C. nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên.
D. nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra.
III. VẬN DỤNG.
Câu 39. Biện pháp chủ yếu để bảo vệ môi trường là
A. sử dụng tiết kiệm nước, tránh lãng phí.
B. nâng cao ý thức của con người về môi trường.
C. trồng nhiều cây xanh gây bóng mát.
D. không nhập nhập khẩu công nghệ lạc hậu.
Câu 40. Phát biểu nào sau đây không đúng với tài nguyên thiên nhiên?
A. Là các vật chất tự nhiên được con người sử dụng hoặc có thể sử dụng.
B. Phân bố đều khắp ở tất cả các quốc gia, các vùng lãnh thổ trên thế giới.
C. Số lượng tài nguyên được bổ sung không ngừng trong lịch sử phát triển.
D. Nhiều tài nguyên do khai thác quá mức dẫn đến ngày càng bị cạn kiệt.
Câu 41. Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân làm cho môi trường ở các nước đang phát triển bị hủy hoại nghiêm trọng?
A. Nền kinh tế nông nghiệp, lúa nước là cây trồng chủ đạo.
B. Thiếu vốn, thiếu công nghệ, thiếu cán bộ khoa học kĩ thuật.
C. Hậu quả chiến tranh và xung đột triền miên.
D. Gánh nặng nợ nước ngoài, sức ép dân số, bùng nổ dân số, nạn đói.
Câu 42. Nguyên nhân chủ yếu làm cho chất lượng rừng ở nước ta bị suy giảm trong thời gian gần đây là
A. cháy rừng giảm dần.
B. khai thác chưa hợp lí.
C. biến đổi khí hậu.
D. đất hoang hóa tăng.
Câu 43. Hiện tượng nào sau đây không phải là biểu hiện của tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường?
A. Lỗ thủng tầng ô dôn.
B. Nhiệt độ Trái Đất tăng.
C. Gia tăng hạn hán.
D. Cạn kiệt khoáng sản.
Câu 44. Vấn đề môi trường ở các nước phát triển gắn với hoạt động nào sau đây?
A. Công nghiệp, nông nghiệp.
B. Nông nghiệp, đô thị.
C. Đô thị, công nghiệp.
D. Giao thông và dịch vụ.
Câu 45. Các nước phát triển đã bảo vệ môi trường tốt hơn do sự phát triển
A. ngành công nghiệp.
B. đô thị.
C. khoa học kĩ thuật.
D. nông nghiệp.
Câu 46. Nguyên nhân nào sau đây làm suy thoái nhanh đất trồng ở các nước đang phát triển?
A. Phá rừng trên quy mô lớn.
B. Nông nghiệp quảng canh.
C. Xuất khẩu các khoáng sản.
D. Phát quang rừng làm đồng cỏ.
Câu 47. Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường của các nước phát triển là do
A. dân số đông, tình trạng đói nghèo.
B. sự phát triển các ngành nông nghiệp.
C. sự phát triển nhanh các ngành dịch vụ.
D. sự phát triển các ngành công nghiệp.
Câu 48. Nguyên nhân lớn nhất gây ô nhiễm môi trường không khí là
A. Rác thải từ sinh hoạt.
B. Khí thải từ các khu công nghiệp.
C. Phá rừng, đốt nương làm rẫy.
D. Sử dụng thuốc trừ sâu và bảo vệ thực vật.
Câu 49. Biện pháp nâng cao chất lượng môi trường sống của xã hội loài người?
A. Tăng trưởng kinh tế và góp phần bảo vệ môi trường.
B. Từng nước đề ra các biện pháp để cải thiện môi trường.
C. Cần phải chung tay của từng nước và thế giới.
D. Hạn chế khai thác tài nguyên và phát triển công nghiệp.
Câu 50. Biện pháp quan trọng để sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường là
A. đẩy mạnh công tác tuyên truyền và trồng rừng.
B. giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường.
C. chấm dứt chạy đua vũ trang, thoát cảnh đói nghèo.
D. hạn chế khai thác quá mức các nguồn tài nguyên.
IV. VẬN DỤNG CAO.
Câu 51. Biện pháp nâng cao chất lượng môi trường sống của xã hội loài người?
A. Tăng trưởng kinh tế và góp phần bảo vệ môi trường
B. Từng nước đề ra các biện pháp để cải thiện môi trường
C. Cần phải chung tay của từng nước và thế giới
D. Hạn chế khai thác tài nguyên và phát triển công nghiệp
Câu 52. Hoạt động nào sau đây có ý nghĩa thiết thực trong việc bảo vệ môi trường đối với học sinh?
A. Thường xuyên vệ sinh trường, lớp.
B. Tham gia các cuộc thi tìm hiểu về môi trường.
C. Tham gia meeting ngày môi trường.
D. Tuyên truyền ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường.
Câu 53. Hoạt động nào sau đây không đúng với ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường?
A. Thực hiện vệ sinh môi trường khi có yêu cầu.
B. Tham gia các cuộc thi tìm hiểu về môi trường.
C. Tham gia meeting ngày môi trường.
D. Tuyên truyền ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường.
Câu 54. Cần phải bảo vệ môi trường, nguyên nhân chủ yếu là do
A. không có bàn tay của con ngườithì môi trường sẽ bị hủy hoại.
B. con người có thể làm nâng cao chất lượng của môi trường bên ngoài.
C. môi trường có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại, phát triển của loài người.
D. ngày nay mọi nơi trên Trái Đất đều chịu tác động của con người.
Câu 55. Các nước đang phát triển cần làm gì để giải quyết vấn đề môi trường?
A. Bảo vệ tài nguyên rừng, khai thác tài nguyên khoáng sản hợp lí.
B. Tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất để cắt giảm lượng khí thải.
C. Chấm dứt chạy đua vũ trang, thực hiện công ước quốc tế về bảo vệ môi trường.
D. Xóa nghèo, thực hiện luật bảo vệ môi trường quốc tế, sử dụng hợp lí tài nguyên.
Câu 56. Phát biểu nào say đây không đúng về ý nghĩa của tiến bộ khoa học công nghệ đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện nay?
A. Phát hiện những nguồn tài nguyên mới, đặc biệt nhiều nguồn tài nguyên vô tận.
B. Khai thác hợp lí và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên, tránh tình lãng phí.
C. Sản xuất được các vật liệu mới, giảm áp lực đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên.
D. Hiện tượng nhà kính, những cơn mưa axit làm nhiều loại tài nguyên quý hiến suy giảm dần.
Trên đây là hệ thống câu hỏi trắc nghiệm bài 29 địa lí 10 bộ sách Cánh diều: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên, mời các em cùng tham khảo nhé!