trắc nghiệm địa lí 10

Trắc nghiệm Bài 11 Địa lí 10 Cánh Diều

Trắc nghiệm Bài 11 Địa lí 10 Cánh Diều: NƯỚC BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG

I. NHẬN BIẾT.

Câu 1. Độ muối trung bình cua nước biển là

A. 33 %0.

B. 34 %0.

C. 35%0.

D. 36%0.

Câu 2. Độ muối nước biển lớn nhất ở vùng         

A. xích đạo.

B. chí tuyến.

C. cực.

D. ôn đới.

Câu 3. Nguyên nhân chủ yếu hình thành sóng là do

A. nước chảy.

B. gió thổi.

C. băng tan.

D. mưa rơi.

Câu 4. Sóng thần có chiều cao khoảng bao nhiêu mét?

A. Từ 10-30m.

B. Từ 15-35m.

C. Từ 20-40m.

D. Từ 25-45m.

Câu 5. Các dòng biển nóng thường hình thành ở khu vực nào của Trái Đất?

A. Xích đạo.

B. Chí tuyến.

C. Ôn đới.

D. Vùng cực.

Câu 6. Các dòng biển nóng thường chảy về hướng nào?

A. Hướng đông.

B. Hướng tây.

C. Hướng bắc.

D. Hướng nam.

Câu 7. Các vòng hoàn lưu của dòng biển bán cầu Bắc có chiều

A. ngược chiều kim đồng hồ.

B. cùng chiều kim đồng hồ.

C. từ bắc xuống nam.

D. từ nam lên bắc.

Câu 8. Thủy triều là hiện tượng dao động thường xuyên và có chu kì của các khối nước trong

A. các dòng sông lớn.

B. các ao hồ.

C. các đầm lầy.

D. các biển và đại dương.

Câu 9. Khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất ở vị trí như thế nào thì dao động của thủy triều nhỏ nhất?

A. Thẳng hàng.

B. Vòng cung.

C. Đối xứng.

D. Vuông góc.

Câu 10. Sóng thần có đặc điểm nào sau đây?

A. Tốc độ truyền ngang rất nhanh.

B. Gió càng mạnh sóng càng to.

C. Tàn phá ghê gớm ngoài khơi.

D. Càng gần bờ sóng càng yếu.

Câu 11. Thủy triều hình thành do

A. Sức hút của dải ngân hà.

B. Sức hút của các hành tinh.

C. Sức hút của các thiên thạch.

D. Sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời.

Câu 12. Sóng biển là

A. hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.

B. sự chuyển động của nước biển từ ngoài khơi xô vào bờ.

C. hình thức dao động của nước biển theo chiều ngang.

D. sự di chuyển của nước biển theo các hướng khác nhau.

Câu 13. Khi Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất nằm thẳng hàng thì dao động thủy triều

A. không đáng kể.

B. nhỏ nhất.

C. trung bình.

D. lớn nhất.

Câu 14. Các dòng biển nóng thường phát sinh từ

A. hai bên chí tuyến.

B. hai bên xích đạo.

C. khoảng vĩ tuyến 30 – 400.

D. chí tuyến Bắc và Nam.

Câu 15. Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng biển là

A. dòng biển.

B. gió thổi.

C. động đất.

D. núi lửa.

Câu 16. Hình thức dao động của sóng biển là theo chiều

A. thẳng đứng.

B. xoay tròn.

C. chiều ngang.

D. xô vào bờ.

Câu 17. Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng biển là do

A. mưa.

B. núi lửa.

C. động đất.

D. gió.

Câu 18. Nguyên nhân gây ra sóng thần chủ yếu là do

A. gió.

B. bão.

C. động đất.

D. núi lửa.

Câu 19. Nhiệt độ trung bình của đại dương thế giới là

A. 15,5°C.

B. 16,5°C.

C. 17,5°C.

D. 18,5°C.

Câu 20. Phát biểu nào sau đây đúng về sự thay đổi nhiệt độ nước biển theo thời gian?

A. Mùa đông có nhiệt độ cao hơn mùa thu.

B. Ban ngày có nhiệt độ thấp hơn ban đêm.

C. Ban trưa có nhiệt độ thấp hơn ban chiều.

D. Mùa hạ có nhiệt độ cao hơn mùa đông.

II. THÔNG HIỂU.

Câu 21. Độ muối của nước biển không phụ thuộc vào

A. lượng mưa.

B. lượng bốc hơi.

C. lượng nước ở các hồ đầm.

D. lượng nước sông chảy ra.

Câu 22. Nhiệt độ của nước biển và đại dương

A. giảm dần từ vùng cực về xích đạo.

B. cao nhất ở vùng cận nhiệt và ôn đới.       

C. thay đổi theo vĩ độ và theo độ sâu.

D. từ độ sâu 300m trở lên rất ít thay đổi.

Câu 23. Độ muối của nước biển và đại dương

A. giảm dần từ vùng cực về xích đạo.

B. các đại dương độ muối nhỏ hơn ven biển.        

C. có sựthay đổi không gian và theo mùa.

D. khu vực xích đạo có độ muối lớn nhất.

Câu 24. Càng xuống sâu, nhiệt độ nước biển càng

A. thấp.

B. cao.

C. tăng.

D. không thay đổi.

Câu 25. Nhiệt độ nước biển phụ thuộc vào nhiệt độ của

A. không khí.

B. đất liền.

C. đáy biển.

D. bờ biển.

Câu 26. Sóng xô vào bờ không phải là do

A. gió.

B. bão.

C. áp thấp.

D. dòng biển.

Câu 27. Phát biểu nào sau đây đúng về mối quan hệ giữa độ muối và khối lượng riêng của nước biển?

A. Độ mặn càng nhỏ thì khối lượng riêng càng lớn.

B. Độ mặn càng lớn thì khối lượng riêng càng nhỏ.        

C. Độ mặn càng lớn thì khối lượng riêng càng lớn.

D. Độ mặn càng nhỏ thì khối lượng riêng rất lớn.

Câu 28. Sử dụng thủy triều không nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?

A. Giao thông vận tải.

B. Nuôi trồng thủy sản.  

C. Sản xuất điện năng.

D. Giảm thiểu hạn hán.

Câu 29. Vào các ngày có dao động thủy triều lớn nhất, ở Trái Đất sẽ thấy Mặt Trăng như thế nào?

A. Trăng khuyết.

B. Trăng tròn hoặc Trăng khuyết.

C. Không Trăng hoặc Trăng tròn.

D. Trăng khuyết hoặc không Trăng.

Câu 30. Vào ngày trăng tròn dao động thủy triều sẽ có đặc điểm nào sau đây?

A. Lớn nhất.

B. Nhỏ nhất.

C. Trung bình.

D. Yếu nhất.

Câu 31. Vào ngày trăng tròn thủy triều sẽ có đặc điểm nào sau đây?

A. Dao động lớn nhất.

B. Dao động nhỏ nhất.

C. Dao động trung bình.

D. Dao động nhẹ.

Câu 32. Sóng thần tàn phá nặng nề nhất ở khu vực nào?

A. Ngoài khơi xa.

B. Ngay tâm động đất.

C. Ven bờ biển.

D. Trên mặt biển.

Câu 33. Vào ngày không trăng ta sẽ thấy hiện tượng thủy triều như thế nào?

A. Dao động lớn nhất.

B. Dao động nhỏ nhất.

C. Dao động trung bình.

D. Dao động nhẹ.

Câu 34. Ở vùng gió mùa thường xuất hiện các dòng biển

A. thay đổi nhiệt độ theo mùa.

B. thay đổi độ ẩm theo mùa.

C. thay đổi chiều theo mùa.

D. thay đổi tốc độ theo mùa.

Câu 35. Các dòng biển nóng và dòng biển lạnh ở bờ đông và bờ tây đại dương có đặc điểm

A. Thẳng hàng nhau.

B. Đối xứng nhau.

C. Xen kẻ nhau.

D. Song song nhau.

Câu 36. Nguyên nhân gây ra thuỷ triều là do

A. sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời.

B. sức hút của hành tinh ở thiện hà.

C. hoạt động của các dòng biển lớn.

D. hoạt động của núi lửa, động đất.

Câu 37. Dao động thuỷ triều lớn nhất ở trong trường hợp Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm

A. vuông góc với nhau.

B. thẳng hàng với nhau.  

C. lệch nhau góc 45 độ.

D. lệch nhau góc 60 độ.

Câu 38. Dao động thuỷ triều trong tháng lớn nhất vào ngày

A. trăng tròn và không trăng.

B. trăng khuyết và không trăng.

C. trăng khuyết và trăng tròn.

D. không trăng và có trăng.

Câu 39. Phát biểu nào sau đây không đúng với dao động của thuỷ triều?

A. Dao động thường xuyên.

B. Dao động theo chu kì.

C. Chỉ do sức hút Mặt Trời.

D. khác nhau ở các biển.

Câu 40. Ở vùng gió mùa hoạt động xuất hiện các dòng biển

A. đổi chiều theo mùa.

B. đổi chiều theo ngày.

C. đổi chiều theo đêm.

D. đổi chiều theo năm.

Câu 41. Phát biểu nào sau đây không đúng về vai trò của biển và đại dương đối với sự phát triển kinh tế – xã hội?

A. Cung cấp tài nguyên sinh vật biển.

B. Cung cấp tài nguyên khoáng sản biển.

C. Thuận lợi phát triển nền nông nghiệp.

D. Phát triển các ngành kinh tế biển.

Câu 42. Phát biểu nào sau đây không đúng với dao động của thuỷ triều?

A. Là dao động của các khối nước biển và đại dương.

B. Bất kì biển và đại dương nào trên Trái Đất đều có.

C. Dao động thuỷ triều lớn nhất vào ngày không trăng.

D. Dao động thuỷ triều nhỏ nhất vào ngày trăng tròn.

III. VẬN DỤNG.

Câu 43. Đại dương có biên độ nhiệt độ nhỏ hơn lục địa là do

A. đại dương là nơi chứa nước nên mát mẻ hơn lục địa.

B. bề mặt các lục địa nhận được lượng bức xạ nhiều hơn đại dương.

C. đất hấp thụ nhiệt nhanh hơn nhưng tỏa nhiệt cũng nhanh hơn nước.

D. độ cao trung bình của các lục địa lớn hơn độ cao trung bình của các đại dương.

Câu 44. Nguyên nhân sinh ra các dòng biển trên các đại dương thế giới chủ yếu là do

A. sức hút của Mặt Trăng.

B. sức hút của Mặt Trời.

C. các loại gió thường xuyên.

D. địa hình các vùng biển.

Câu 45. Lực hút của Mặt Trăng đối với lớp nước trên Trái Đất mạnh hơn lực hút của Mặt Trời do

A. Mặt Trăng lớn hơn Mặt Trời.

B. Mặt Trăng ở gần hơn Mặt Trời.

C. Mặt Trăng sáng hơn Mặt Trời.

D. Mặt Trăng tối hơn Mặt Trời.

Câu 46. Lực hút của Mặt Trời đối với lớp nước trên Trái Đất yếu hơn lực hút của Mặt Trăng do

A. Mặt Trời lớn hơn Mặt Trăng nhiều.

B. Mặt Trời gần Trái Đất hơn Mặt Trăng.

C. Mặt Trời xa Trái Đất hơn Mặt Trăng.

D. Mặt Trời sáng hơn Mặt Trăng nhiều.

Câu 47. Người dân sống ven biển thường lợi dụng thủy triều để

A. phát triển du lịch.

B. đánh bắt cá.

C. sản xuất muối.

D. nuôi hải sản.

Câu 48. Các dòng biển nóng và dòng biển có điểm chung nào sau đây?

A. Ảnh hưởng đến lượng mưa.

B. Ảnh hưởng đến nhiệt độ.

C. Ảnh hưởng đến khí áp.

D. Ảnh hưởng đến gió.

Câu 49. Quan sát Hình 1. Các dòng biển trên thế giới, cho biết phát biểu nào sau đây không đúng với các dòng biển trong các đại dương thế giới?

A. Các dòng biển lạnh thường phát sinh ở hai bên Xích đạo.

B. Có các dòng biển lạnh xuất phát từ khoảng vĩ độ 30 – 40°,

C. Dòng biển nóng và lạnh đối xứng qua các bờ đại dương.

D. Có các dòng biển đổi chiều theo gió mùa ở vùng gió mùa.

Hình 1. Các dòng biển trên thế giới

Câu 50. Dòng biển nào sau đây là dòng biển nóng?

A. Dòng biển Guya-na.

B. Dòng biển Xô-ma-li.

C. Dòng biển Ca-li-phooc-ni-a.                                 

D. Dòng biển Tây Ô-xtrây-li-a.

Câu 51. Dòng biển nào sau đây là dòng biển lạnh?

A. Dòng biển Nam Xích đạo.                            

B. Dòng biển Bra-xin.

C. Dòng biển Ben-ghê-la.                                          

D. Dòng biển Đông Ô-xtrây-li-a.

Câu 52. Dòng biển nào sau đây chảy ở bờ tây lục địa châu Phi?

A. Dòng biển Bắc Đại Tây Dương.

B. Dòng biển Ca-na-ri.

C. Dòng biển Cư-rô-si-vô.

D. Dòng biển Gơn-xtrim.

Câu 53. Dòng biển nào sau đây chảy ở bờ đông lục địa châu Phi?

A. Dòng biển Ca-na-ri.

B. Dòng biển Ben-ghê-la.

C. Dòng biển Xô-ma-li.

D. Dòng biển Ghi-nê.

Câu 54. Dòng biển nào sau đây chảy ở bờ tây lục địa Á – Âu?

A. Dòng biển Bắc Đại Tây Dương.

B. Dòng biển Bắc Xích đạo.

C. Dòng biển Cư-rô-si-vô.

D. Dòng biển Gơn-xtrim.

Câu 55. Dòng biển nào sau đây chảy ở bờ đông lục địa Á – Âu?

A. Dòng biển A-la-xca.                                        

B. Dòng biển Bắc Xích đạo.

C. Dòng biển Bê-rinh.

D. Dòng biển Gơn-xtrim.

Câu 56. Dòng biển nào sau đây chảy ở bờ tây lục địa Bắc Mỹ?

A. Dòng biển Guya-na.

B. Dòng biển Phôn-len.

C. Dòng biển Pê-ru.

D. Dòng biển Ca-li-phooc-ni-a.

Câu 57. Dòng biển nào sau đây chảy ở bờ đông lục địa Bắc Mỹ?

A. Dòng biển Gơn-xtrim.

B. Dòng biển A-la-xca.

C. Dòng biển Ca-li-phooc-ni-a.

D. Dòng biển Bra-xin.

Câu 58. Dòng biển nào sau đây chảy ở bờ tây lục địa Nam Mỹ?

A. Dòng biển Phôn-len.

B. Dòng biển Pê-ru.

C. Dòng biển Bra-xin.

D. Dòng biển Guya-na.

Câu 59. Dòng biển nào sau đây chảy ở bờ đông lục địa Nam Mỹ?

A. Dòng biển Bra-xin.

B. Dòng biển Pê-ru.

C. Dòng biển A-la-xca.

D. Dòng biển Ca-li-phooc-ni-a.

Câu 60. Dòng biển nào sau đây chảy ở bờ tây lục địa Ô-xtrây-li-a?

A. Dòng biển Guya-na.

B. Dòng biển Xô-ma-li.

C. Dòng biển Ca-li-phooc-ni-a.

D. Dòng biển Tây Ô-xtrây-li-a.

Câu 61. Dòng biển nào sau đây chảy ở bờ đông lục địa Ô-xtrây-li-a?

A. Dòng biển Nam Xích đạo.

B. Dòng biển Bra-xin.

C. Dòng biển Ben-ghê-la.

D. Dòng biển Đông Ô-xtrây-li-a.

IV. VẬN DỤNG CAO.

Câu 62. Phát biểu nào sau đây không đúng về ý nghĩa của dòng biển đối với tự nhiên?

A. Ảnh hưởng đến khí hậu ven bờ mà nó chảy qua.

B. Nơi có dòng biển nóng thì nhiệt độ cao, mưa nhiều;

C. nơi có dòng biển lạnh thì nhiệt độ thấp, mưa ít.

D. Các dòng biển gặp nhau không có sinh vật hội tụ sinh sống.

Câu 63. Ở vùng ôn đới, bờ đông của đại dương có khí hậu

A. lạnh, ít mưa.

B. ấm, mưa nhiều.

C. lạnh, khô hạn.

D. nóng, ẩm ướt.

Câu 64. Ở vùng ôn đới, bờ tây của lục địa có khí hậu ấm, mưa nhiều chủ yếu là do hoạt động của

A. áp thấp ôn đới.

B. dòng biển nóng.

C. frông ôn đới.

D. gió địa phương.

Câu 65. Nơi có dòng biển nóng và dòng biển lạnh gặp nhau thường hình thành

A. các ngư trường.

B. các bãi tắm.

C. các vịnh biển.

D. các bãi san hô.

Câu 66. Nơi nào sau đây có khí hậu ấm, mưa nhiều?

A. Bờ đông đại dương ở vùng ôn đới.

B. Bờ tây đại dương ở vùng ôn đới.

C. Bờ tây lục địa ở vùng chí tuyến.

D. Bờ đông lục địa ở vùng ôn đới.

Join The Discussion