trắc nghiệm địa lí 10

Trắc nghiệm Bài 12 Địa lí 10 Cánh Diều

Trắc nghiệm Bài 12 Địa lí 10 Cánh Diều: ĐẤT VÀ SINH VẬT

I. NHẬN BIẾT.

Câu 1. Đặc trưng của đất (thổ nhưỡng) là

A. tơi xốp.

 B. độ phì.

C. độ ẩm.                                                  

D. vụn bở.

Câu 2. Độ phì của đất là khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho

A. sinh vật.

B. động vật.

C. thực vật.

D. vi sinh vật.

Câu 3. Sinh quyển là một quyển của Trái Đất có

A. toàn bộ sinh vật sinh sống.

B. tất cả sinh vật và thổ nhưỡng.

C. toàn bộ động vật và vi sinh vật.

D. toàn bộ thực vật và vi sinh vật.

Câu 4. Đất (thổ nhưỡng) là lớp vật chất

A. tơi xốp ở bề mặt lục địa.

B. rắn ở bề mặt vỏ Trái Đất.

C. mềm bở ở bề mặt lục địa.

D. vụn ở bề mặt vỏ Trái Đất.

Câu 5. Nhân tố nào sau đây có tác động đến việc tạo nên thành phần vô cơ cho đất?

A. Khí hậu.

B. Sinh vật.

C. Địa hình.

D. Đá mẹ.

Câu 6. Nhân tố nào sau đây có tác động đến việc tạo nên thành phần hữu cơ cho đất?

A. Khí hậu.

B. Sinh vật.                  

 C. Địa hình.

D. Đá mẹ.   

Câu 7. Nhân tố nào sau đây quyết định thành phần khoáng vật của đất?

A. Đá mẹ.

B. Khí hậu.                    

C. Sinh vật.

D. Địa hình.

Câu 8. Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất thông qua

A. độ ẩm và lượng mưa.

B. lượng bức xạ và lượng mưa.

C. nhiệt độ và độ ẩm.

D. nhiệt độ và nắng.

Câu 9. Nhân tố đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất là

A. đá mẹ.

B. khí hậu            

C. sinh vật.

D. địa hình

Câu 10. Nhân tố vừa ảnh hưởng trực tiếp, vừa gián tiếp đến sự hình thành đất là

A. đá mẹ.

B. khí hậu.           

C. sinh vật.

D. địa hình.

Câu 11. Khí hậu ảnh hưởng gián tiếp đến sự hình thành đất thông qua

A. ánh sáng.

B. nước.               

C. lớp phủ thực vật.

D. nhiệt độ.

Câu 12. Căn cứ vào yếu tố nào sau đây để phân biệt đất với đá, nước, sinh vật, địa hình?

A. độ ẩm.

B. độ rắn.            

C. độ phì.

D. nhiệt độ.

Câu 13. Những sản phẩm phá hủy từ đá gốc được gọi là

A. thổ nhưỡng.

B. đá mẹ.

C. lớp phủ thổ nhưỡng.

D. chất vô cơ.

Câu 14. Nhân tố nào đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất?

A. Đá mẹ.

B. Khí hậu.

C. Sinh vật.

D. Địa hình.

Câu 15. Nhân tố quyết định đến sự phân bố của sinh vật là

A. địa hình.

B. nguồn nước.                                

C. khí hậu.

D. đất.

Câu 16. Ở lục địa, giới hạn phía dưới của sinh quyển xuống tới đáy của

A. lớp phủ thổ nhưỡng.

B. lớp vỏ phong hoá.

C. lớp dưới của đá gốc.

D. lớp vỏ lục địa.

Câu 17. Loài cây ưa nhiệt thường phân bố ở vùng

A. ôn đới, nhiệt đới.

B. nhiệt đới, cận nhiệt.

C. nhiệt đới, xích đạo.

D. cận nhiệt, ôn đới.

Câu 18. Hai yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất là

A. lượng mưa và độ ẩm.

B. ánh nắng và nhiệt độ.

C. nhiệt độ và độ ẩm.

D. lượng mưa và sức gió.

Câu 19. Giới hạn phía trên của sinh quyển là

A. giáp đỉnh tầng đối lưu (8-16km).

B. giáp tầng ô-dôn của khí quyển (22km).

C. giáp đỉnh tầng bình lưu (50km).

D. giáp đỉnh tầng giữa (80km).

Câu 20. Giới hạn dưới của sinh quyển là

A. độ sâu 11km đáy đại dương.

B. giới hạn dưới của lớp vỏ Trái đất.

C. giới hạn dưới của vỏ lục địa.

D. đáy đại dương và đáy của lớp vỏ phong hoá.

Câu 21. Giới hạn của sinh quyển bao gồm toàn bộ các quyển nào sau đây?

A. Khí quyển và thủy quyển.

B. Thủy quyển và thạch quyển.

C. Thủy quyển và thổ nhưởng quyển.

D. Thạch quyển và thổ nhưởng quyển.

Câu 22. Khí hậu ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật thông qua các yêu tố

A. nhiệt độ, ánh sáng, nước, đất.

B. nhiệt độ, nước, độ ẩm, ánh sáng.

C. nhiệt độ, nước, khí áp, ánh sáng.

D. nhiệt độ, không khí, độ ẩm, ánh sáng.

Câu 23. Các nhân tố ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển và phân bố của sinh vật là

A. khí hậu, đất, dòng biển, sinh vật, động vật.

B. khí hậu, thủy quyển, đất, con người, địa hình.

C. khí hậu, đất, địa hình, sinh vật, con người.

D. khí hậu, đất, khí áp, sinh vật, con người.

II. THÔNG HIỂU.

Câu 24. Phát biểu nào sau đây không đúng về vai trò của đá mẹ đối với việc hình thành đất?

A. Nguồn cung cấp vật chất vô cơ.

B. Nguồn cung cấp vật chất hữu cơ.

C. Quyết định thành phần khoáng vật.

D. Quyết định thành phần cơ giới.

Câu 25. Thứ tự từ bề mặt đất xuống sâu là

A. lớp vỏ phong hoá, lớp phủ thổ nhưỡng, đá gốc.

B. lớp phủ thổ nhưỡng, lớp vỏ phong hoá, đá gốc.

C. đá gốc, lớp vỏ phong hoá, lớp phủ thổ nhưỡng.

D. đá gốc, lớp phủ thổ nhưỡng, lớp vỏ phong hoá.

Câu 26. Trong quá trình hình thành đất, đá mẹ có vai trò

A. cung cấp vật chất vô cơ cho đất.

B. phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn.

C. bám vào các khe nứt của đá, làm phá hủy đá.

D. góp phần làm biến đổi tính chất của đất.

Câu 27. Đất được hình thành do tác động đồng thời của các nhân tố

A. đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, con người.

B. khí hậu, đất, sinh vật, địa hình, con người.

C. đá mẹ, sông ngòi, sinh vật, địa hình, con người.

D. khí hậu, sinh vật, địa hình, con người, khoáng sản.

Câu 28. Trong quá trình hình thành đất, vi sinh vật có vai trò

A. cung cấp các vật chất vô cơ có ở trong đất.

B. góp phần quan trọng trong việc phá huỷ đá.

C. phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn.

D. là nguồn cung cấp các chất hữu cơ cho đất.

Câu 29. Khoảng vài chục mét ở phía trên bề mặt đất là có thực vật sinh sống, do có

A. ánh sáng, khí, nước, chất dinh dưỡng.

B. ánh sáng, khí, nguồn nước, nhiệt độ.

C. chất dinh dưỡng, không khí và nước.

D. chất dinh dưỡng, nước và ánh sáng.

Câu 30. Yếu tố nào sau đây không có tác động tới sự phát triển và phân bố sinh vật?

A. Khí hậu.

B. Con người.

C. Địa hình.

D. Đá mẹ.

Câu 31. Yếu tố khí hậu nào sau đây không ảnh hưởng trực tiếp tối sự phát triển và phân bốcủa sinh vật?

A. Nhiệt độ.

B. Gió.

C. Nước.

D. Độ ẩm.

Câu 32. Loại đất nào sau đây không thuộc nhóm feralit?

A. đất đỏ đá vôi.

B. đất đỏ badan.

C. đất phù sa cổ.

D. đất ở núi đá.

Câu 33. Các yếu tố khí hậu nào sau đây có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất?

A. Nhiệt và ẩm.

B. Ẩm và khí.

C. Khí và nhiệt.

D. Nhiệt và nước.

Câu 34. Trong việc hình thành đất, thực vật không có vai trò nào sau đây?

A. Cung cấp vật chất hữu cơ.

B. Góp phần làm phá huỷ đá.

C. Hạn chế sự xói mòn, rửa trôi.

D. Phân giải, tổng hợp chất mùn.

Câu 35. Vai trò quan trọng của vi sinh vật trong việc hình thành đất là

A. cung cấp vật chất hữu cơ.

B. góp phần làm phá huỷ đá.

C. hạn chế sự xói mòn, rửa trôi.

D. phân giải, tổng hợp chất mùn.

Câu 36. Tác động quan trọng nhất của sinh vật đối với việc hình thành đất là

A. làm đá gốc bị phá huỷ.

B. cung cấp chất hữu cơ.

C. cung cấp chất vô cơ.

D. tạo các vành đai đất.

Câu 37. Vai trò của địa hình trong việc hình thành đất là

A. cung cấp chất hữu cơ.

B. cung cấp chất vô cơ.

C. tạo các vành đai đất.

D. làm phá huỷ đá gốc.

Câu 38. Ở nơi địa hình dốc, tầng đất thường

A. mỏng, dễ xói mòn.

B. bạc màu, ít chất dinh dưỡng.

C. dày do bồi tụ.

D. dày, giàu chất dinh dưỡng.

Câu 39. Ở đồng bằng, tầng đất thường dày và giàu chất dinh dưỡng do

A. phong hóa diễn ra mạnh.

B. thảm thực vật đa dạng.

C. thường xuyên bị ngập nước.

D. quá trình bồi tụ chiếm ưu thế.

Câu 40. Lớp phủ thực vật có tác dụng như thế nào đến sự hình thành đất?

A. Hạn chế xói mòn đất.

B. Phá hủy đá gốc.

C. Tích tụ vật chất.

D. Phân giải chất hữu cơ.

Câu 41. Vùng có tuổi đất già nhất là

A. nhiệt đới.

B. cực.                 

C. ôn đới.

D. cận cực.

Câu 42. Vùng có tuổi đất trẻ nhất là

A. nhiệt đới.

B. cực.                 

C. ôn đới.

D. chí tuyến.

Câu 43. Hoạt động nào sau đây của con người không làm biến đổi tính chất của đất?

A. Nông nghiệp.

B. Lâm nghiệp.

C. Ngư nghiệp.

D. Công nghiệp.

Câu 44. Phát biểu nào sau đây đúng với hoạt động của các nhân tố hình thành đất?

A. Không đồng thời tác động.

B. Tác động theo các thứ tự.

C. Có mối quan hệ với nhau.

D. Không ảnh hưởng nhau.

Câu 45. Các nhân tố nào sau đây của địa hình có ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật?

A. Độ cao và hướng nghiệng.

B. Hướng nghiệng và độ dốc.

C. Độ dốc và hướng sườn.

D. Hướng sườn và độ cao.

Câu 46. Yếu tố nào sau đây tạo nên các vành đai phân bố thực vật?

A. Độ cao.

B. Hướng nghiệng.

C. Hướng sườn.

D. Độ dốc.

Câu 47. Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng tới độ cao xuất hiện và kết thúc của các vành đai thực vật?

A. Độ cao.

B. Hướng nghiệng.

C. Hướng sườn.

D. Độ dốc.

Câu 48. Độ cao ảnh hưởng tới sự phân bố vành đai thực vật thông qua

A. nhiệt độ và độ ẩm.

B. độ ẩm và lượng mưa.

C. lượng mưa và gió.

D. độ ẩm và khí áp.

Câu 49. Nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bố của động vật là

A. nhiệt độ.

B. độ ẩm.

C. thức ăn.

D. nơi sống.

Câu 50. Loài cây ưa lạnh chỉ phân bố ở

A. các vùng ôn đới và các vùng đồng bằng.

B. các vĩ độ thấp và các vùng ôn đới.

C. các vĩ độ cao và các vùng núi cao.

D. các vùng quanh cực Bắc và Nam.

Câu 51. Động, thực vật ở vùng cực nghèo nàn là do

A. Quá lạnh.

B. Thiếu ánh sáng.

C. Độ ẩm cao.

D. Mưa ít.

Câu 52. Yếu tố nào của khí hậu quyết định sự sống của sinh vật?

A. Nhiệt độ.

B. Nước và nhiệt độ.

C. Nước.

D. Ánh sáng.

Câu 53. Nhân tố quyết định đến sự phân bố của các vành đai thực vật theo độ cao là

A. đất.

B. Nguồn nước.

C. khí hậu.

D. con người.

Câu 54. Trong việc hình thành đất, khí hậu không có vai trò nào sau đây?

A. Làm cho đá gốc bị phân huỷ về mặt vật lí.

B. Ảnh hưởng đến hoà tan, rửa trôi vật chất.

C. Tạo môi trường cho hoạt động vi sinh vật.

D. Cung cấp vật chất hữu cơ và khí cho đất.

Câu 55. Ở vùng núi cao, nhiệt độ thấp nên

A. quá trình phá hủy đá xảy ra nhanh, lớp đất phủ dày.

B. đá bị phá hủy mạnh, quá trình hình thành đất nhanh.

C. quá trình phá hủy đá yếu, lớp đất phủ dày.

D. quá trình phá hủy đá xảy ra chậm, làm cho quá trình hình thành đất yếu.

Câu 56. Phát biểu nào sau đây không đúng với sinh quyển?

A. Giới hạn ở trên là nơi tiếp giáp với tầng ô dôn.

B. Giới hạn dưới của đại dương đến nơi sâu nhất.

C. Ranh giới trùng hoàn toàn với lớp vỏ Trái Đất.

D. Ranh giới trùng hợp với toàn bộ lớp vỏ địa lí.

Câu 57. Phát biểu nào sau đây đúng nhất với sinh quyển?

A. Thực vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.

B. Sinh vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.

C. Động vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.

D. Vi sinh vật không phân bố đều trong toàn bộ chiểu dày của sinh quyển.

Câu 58. Phát biểu nào sau đây không đúng với ảnh hưởng của khí hậu tới sự phát triển và phân bố của sinh vật?

A. Mỗi loài cây thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định.

B. Thực vật sinh trưởng nhờ đặc tính lí, hoá, độ phì của đất.

C. Sinh vật phát triển tốt trong môi trường tốt về nhiệt, ẩm.

D. Cây xanh nhờ ánh sáng để thực hiện quá trình quang hợp.

Câu 59. Phát biểu nào sau đây đúng với ảnh hưởng của đất tới sự phát triển và phân bố của sinh vật?

A. Mỗi loài cây thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định.

B. Thực vật sinh trưởng nhờ đặc tính lí, hoá, độ phì của đất.

C. Sinh vật phát triển tốt trong môi trường tốt về nhiệt, ẩm.

D. Cây xanh nhờ ánh sáng để thực hiện quá trình quang hợp.

Câu 60. Phát biểu nào sau đây không đúng về ảnh hưởng của khí hậu tới sự phát triển và phân bốcủa sinh vật?

A. Loài cây ưa nhiệt thường phân bố nhiệt đới, xích đạo.

B. Những nơi khô hạn như hoang mạc có ít loài sinh vật ỗ.

C. Những cây chịu bóng thường sông trong các bóng râm.

D. Cây lá rộng sinh sông trên đất đỏ vàng ở rừng xích đạo.

Câu 61. Phát biểu nào sau đây đúng với ảnh hưởng của đất tới sự phát triển và phân bố của sinh vật?

A. Loài cây ưa nhiệt thường phân bố ở nhiệt đới, xích đạo.

B. Những nơi khô hạn như hoang mạc có ít loài sinh vật ở

C. Những cây chịu bóng thường sống trong các bóng râm.

D. Cây lá rộng sinh sống trên đất đỏ vàng ở rừng xích đạo.

Câu 62. Ảnh hưởng tích cực của con người đối với sự phân bố sinh vật không phải là

A. Giảm diện tích rừng tự nhiện, mất nơi ở động vật.

B. thay đổi phạm vi phân bố của nhiều loại cây trồng.

C. đưa động vật nuôi từ lục địa này sang lục địa khác.

D. trồng rừng, mở rộng diện tích rừng ở toàn thế giới.

Câu 63. Tác động chủ yếu của con người đối với sự phân bố sinh vật là

A. thu hẹp diện tích rừng trên bề mặt Trái Đất.

B. thay đổi phạm vi phân bố của cây trồng, vật nuôi.

C. làm tuyệt chủng một số loài động vật, thực vật hoang dã.

D. tạo ra một số loài động, thực vật mới trong quá trình lai tạo.

III. VẬN DỤNG.

Câu 64. Ở vùng núi cao quá trình hình thành đất yếu, chủ yếu là do

A. trên núi cao áp suất không khí nhỏ.

B. nhiệt độ thấp nên phong hoá chậm.

C. lượng mùn ít, nghèo nàn.

D. độ ẩm quá cao, mưa nhiều.

Câu 65. Các nhân tố nào sau đây có tác động quan trọng nhất đến việc hình thành nên các thành phần chủ yếu của đất?

A. Đá mẹ, khí hậu.

B. Khí hậu, sinh vật.

 C. Sinh vật, đá mẹ.

D. Địa hình, đá mẹ.

Câu 66. Các nhân tố nào sau đây có tác động quan trọng nhất đến việc hình thành nên độ phì của đất?

A. Đá mẹ, khí hậu.

B. Khí hậu, sinh vật.

C. Sinh vật, đá mẹ.

D. Địa hình, đá mẹ.

Câu 67. Vùng có khí hậu thuận lợi để sinh vật phát triển không phải là

A. xích đạo.

B. nhiệt đới ẩm gió mùa.

C. ôn đới hải dương.

D. hoang mạc.

Câu 68. Loại đất nào thích hợp với sự phát triển của các cây sú, vẹt, đước, bần, mắm?

A. Đất cát.

B. Đất phèn.

C. Đất mặn.

D. Đất feralit.

Câu 69. Loại đất thích hợp với sự phát triển của cây cà phê, cao su?

A. Đất phù sa.

B. Đất phèn.

C. Đất sét.

D. Đất feralit.

Câu 70. Tác động nào sau đây không phải là tác động tiêu cực của con người đến sự hình thành đất?

A. Thau chua, rửa mặn.

B. Bón phân hóa học.

C. Đốt rừng làm rẫy.

D. Sử dụng thuốc trừ sâu.

Câu 71. Hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp của con người đã làm

A. biến đổi tính chất đất.

B. đất ngày càng màu mỡ.

C. đất bị nhiễm độc.

D. đất dễ bị xói mòn, sạc lở.

Câu 72. Nguyên nhân do đâu mà các tỉnh miền núi phía Bắc của nước ta thường bị lũ quét?

A. Địa hình dốc, dễ xói mòn, mất lớp phủ thực vật.

B. Địa hình dốc, tầng đất mỏng, ít chất dinh dưỡng.

C. Địa hình thấp, trũng, có nhiều sông lớn.

D. Địa hình thấp, đất phù sa màu mỡ.

Câu 73. Điều kiện nhiệt, ẩm và nước ở các vùng nào là những môi trường thuận lợi để sinh vật phát triển?

A. Nhiệt đới ẩm, cận nhiệt lục địa, ôn đới lạnh, hoang mạc.

B. Xích đạo, nhiệt đới ẩm, cận nhiệt lục địa, ôn đới lạnh ẩm.

C. Nhiệt đới, cận nhiệt ẩm, ôn đới lục địa, cực và gần cực.

D. Xích đạo, nhiệt đới ẩm, cận nhiệt ẩm, ôn đới hải dương.

Câu 74. Thực vật có ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố động vật chủ yếu do

A.Thực vật là nguồn cung cấp thức ăn cho nhiều loại đông vật.

B. Thực vật là noi trú ngụ cho nhiều loại đông vật.

C. Sự phát triển thực vật làm thay đổi môi trường sống của động vật.

D. Sự phát tán một số loài thực vật mang theo một số loài động vật.

Câu 75. Phát biểu nào sau đây không đúng với mối quan hệ giữa động vật và thực vật?

A. Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn.

B. Nhiều loài động vật ăn thực vật lại là thức ăn của động vật ăn thịt.

C. Động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt cùng sống một môi trường.

D. Ở nơi nào động vật phong phú thì thực vật không được phát triển.

IV. VẬN DỤNG CAO.

Câu 76. Các thảm thực vật trên Trái Đất rất đa dạng chủ yếu là do tác động của các nhân tố

A. khí hậu, đất, địa hình, con người.

B. thời gian, khí hậu, con người, sinh vật.

C. thổ nhưỡng, địa hình, con người, đá mẹ.

D. Đá mẹ, khí hậu, sinh vật, thời gian.

Câu 77. Trâu được nuôi nhiều ở miền Bắc nước ta là do

A. thời tiết lạnh.

B. nhiều núi.

C. nhu cầu của người dân cao.

D. có nhiều đồi núi.

Câu 78. Ý nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của con người đối với sự phân bố sinh vật trên Trái Đất?

A. Làm thu hẹp diện tích rừng làm tuyệt chủng nhiều loại động thực vật.

B. Lai tạo để cho ra nhiều giống mới làm đa dạng thêm giới sinh vật.

C. Di cư các loại cây trồng và vật nuôi làm thay đổi sự phân bố nguyên thủy.

D. Làm thay đổi khí hậu trên Trái Đất nên đã làm thay đổi sự phân bố sinh vật.

Join The Discussion