Trắc nghiệm địa lí 10

Trắc nghiệm Bài 4 Địa lí 10 Cánh Diều

Trắc nghiệm bài 3 Địa lí 10 Cánh Diều BÀI 4: HỆ QUẢ ĐỊA LÍ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CHÍNH CỦA TRÁI ĐẤT.

I. NHẬN BIẾT.

Câu 1. Các hành tinh chuyển động xung quanh Mặt Trời theo quỹ đạo hình

A. Tròn.

B. Nón.

C. Elíp.

D. Trụ.

Câu 2. Kinh tuyến được chọn để làm đường chuyển ngày quốc tế là

A. 900.

B. 1200.

C. 1500.

D. 1800.  

Câu 3. Các địa phương có cùng một giờ khi nằm trong cùng một

A. múi giờ.

B. kinh tuyến.

B. vĩ tuyến.

D. khu vực.

Câu 4. Mỗi múi giờ rộng

A. 11 độ kinh tuyến.

B. 13 độ kinh tuyến.

C. 15 độ kinh tuyến.

D. 18 độ kinh tuyến.

Câu 5. Giờ quốc tế được lấy theo giờ của

A. múi giờ số 0.

B. múi giờ số 1.

C. múi giờ số 23.

D. múi giờ số 7.

Câu 6. Vận tốc tự quay của Trái Đất có đặc điểm gì?

A. Lớn nhất ở xích đạo và giảm dần về 2 cực.

B. Tăng dần từ xích đạo về 2 cực.

C. Lớn nhất ở chí tuyến và cực.

D. Không đổi ở tất cả các vĩ tuyến.

Câu 7. Việt Nam thuộc múi giờ thứ mấy?

A. 6.

B. 7.

C. 8.

D. 9.

Câu 8. Đường chuyển ngày quốc tế được qui ước lấy theo kinh tuyến

A.1800

B.00

C.900 Đ

D.900T

Câu 9. Giờ Mặt Trời còn được gọi là giờ

A. địa phương.

B. khu vực.

C. múi.

D. GMT.

Câu 10. Giờ quốc tế không phải là giờ

A. mặt trời.

B. khu vực.

C. múi.

D. GMT.

Câu 11. Trái Đất hoàn thành một vòng tự quay quanh trục trong khoảng thời gian nào?

A. Một ngày đêm.

B. Một năm.

C. Một mùa.

D. Một tháng.

Câu 12. Trái Đất hoàn thành một vòng chuyển động quanh Mặt Trời trong khoảng thời gian nào?

A. 24 giờ.

B. 365,2422 ngày.

C. 21/3 đến 23/9.

D. 29,5 ngày.

Câu 13. Quốc gia chỉ lấy một múi giờ thống nhất cho toàn bộ lãnh thổ là?

A. Trung Quốc.

B. Hoa Kì.           

C. Liên bang Nga.

D. Canada.

Câu 14. Quốc gia có nhiều múi giờ đi qua lãnh thổ nhất?

A. Trung Quốc.

B. Hoa Kì.              

C. Liên bang Nga.

D. Canada.

Câu 15. Giờ địa phương giống nhau tại các địa điểm cùng ở trên cùng một

A. vĩ tuyến.

B. kinh tuyến.      

C. lục địa.

D. đại dương.

Câu 16. Trên thực tế, ranh giới múi giờ thường được quy định theo

A. biên giới quốc gia.

 B. vị trí của thủ đô.

C. kinh tuyến giữa.

D. điểm cực đông.

Câu 17. Nơi nào sau đây trong năm có hiện tượng ngày dài suốt 24 giờ?

A. Xích đạo.

B. Chí tuyến Bắc.

C. Chí tuyến Nam.

D. Vòng cực.

Câu 18. Nơi nào sau đây trong năm có hiện tượng ngày dài suốt 6 tháng?

A. Xích đạo.

B. Chí tuyến.

C. Cực.

D. Vòng cực.

Câu 19. Nơi nào sau đây trong năm có hiện tượng đêm dài suốt 6 tháng?

A. Xích đạo.

B. Chí tuyến.

C. Cực.

D. Vòng cực.

Câu 20. Về mùa hạ, ở các địa điểm trên bán cầu Bắc luôn có

A. ngày dài hơn đêm.                               

B. đêm dài hơn ngày,

C. ngày đêm bằng nhau.                               

D. toàn ngày hoặc đêm.

Câu 21. Về mùa đông, ở các địa điểm trên bán cầu Bắc luôn có

A. ngày dài hơn đêm.                               

B. đêm dài hơn ngày,

C. ngày đêm bằng nhau.                               

D. toàn ngày hoặc đêm.

Câu 22. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất đã gây ra hệ quả nào sau đây?

A. Ngày đem dài ngắn theo mùa.

B. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày.

C. ngày đem dài ngắn theo vĩ độ.

D. Thời tiết các mùa trong năm khác nhau.

II. THÔNG HIỂU.

Câu 23. Liên bang Nga là một nước có nhiều giờ khác nhau, do

A. lãnh thổ rộng ngang.

B. có rất nhiều dân tộc.

C. nằm gần cực Bắc.

D. có văn hoá đa dạng.

Câu 24. Hiện tượng nào sau đây là hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của

Trái Đất?

A. Sự luân phiện ngày đêm trên Trái Đất.

B. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày.

C. Chuyển động các vật thể bị lệch hướng.

D. Thời tiết các mùa trong năm khác nhau.

Câu 25. Điểm nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ngày và đêm luôn phiên xuất hiện trên Trái Đất?

A. Trái Đất hình cầu.                   

B. Trái Đất tự quay mình theo chiều từ tây sang đông.

C. Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời.

D. Trục Trái đất luôn nghiêng một góc 66033.

Câu 26. Để tính giờ địa phương, cần căn cứ vào

A. độ cao của Mặt Trời tại địa phương đó.

B. độ to nhỏ của Mặt Trời tại địa phương đó.

C. ánh nắng nhiều hay ít tại địa phương đó.

D. độ cao và độ to nhỏ của Mặt Trời ở nơi đó.

Câu 27. Trong khi Trái Đất tự quay quanh trục, những địa điểm không thay đổi vị trí là

A. Hai cực

B. Hai chí tuyến

C. Vòng cực

D. Xích đạo

Câu 28. Theo qui ước, nếu đi từ phía Tây sang phía Đông qua đường chuyển ngày quốc tế phải

A. tăng thêm 1 ngày lịch.

B. lùi lại 1 ngày lịch.

C. tăng thêm 1 giờ.

D. lùi lại 1 giờ.

Câu 29. Nguyên nhân sinh ra hiện tượng mùa trên Trái Đất là

A. Mặt Trời đứng yên khi Trái Đất chuyển động.  

B. Mặt Trời đứng yên khi Trái Đất quay quanh trục.

C. Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời.

D. Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh trục.

Câu 30. Phát biểu nào sau đây không đúng với hiện tượng mùa trên Trái Đất?

A. Mùa là một phần thời gian của năm.

B. Đặc điểm khí hậu các mùa khác nhau.

C. Do Trái Đất tự quay quanh trục gây ra.

D. Các mùa có lượng bức xạ khác nhau.

Câu 31. Thời kì chuyển động biểu kiến Mặt Trời tại bán cầu Bắc, các nước theo dương lịch ở bán cầu Bắc là mùa

A. xuân và hạ.

B. hạ và thu.

C. thu và đông.

D. đông và xuân.

Câu 32. Thời kì chuyển động biểu kiến Mặt Trời tại bán cầu Nam, các nước theo dương lịch ở bán cầu Bắc là mùa

A. xuân và hạ.

B. hạ và thu.

C. thu và đông.

D. đông và xuân.

Câu 33. Mùa xuân ở các nước theo dương lịch tại bán cầu Nam được tính từ ngày

A. 21/3.

B. 22/6.

C. 23/9.

D. 22/12.

Câu 34. Mùa xuân ở các nước theo dương lịch tại bán cầu Bắc được tính từ ngày

A. 21/3.

B. 22/6.

C. 23/9.

D. 22/12.

Câu 35. Mùa hạ ở các nước theo dương lịch tại bán cầu Nam được tính từ ngày

A. 21/3.

B. 22/6.

C. 23/9.

D. 22/12.

Câu 36. Mùa hạ ở các nước theo dương lịch tại bán cầu Bắc được tính từ ngày

A. 21/3.

B. 22/6.

C. 23/9.

D. 22/12.

Câu 37. Mùa thu ở các nước theo dương lịch tại bán cầu Nam được tính từ ngày

A. 21/3.

B. 22/6.

C. 23/9.

D. 22/12.

Câu 38. Nơi nào sau đây trong năm luôn có thời gian ngày và đêm dài bằng nhau?

A. Chí tuyến.

B. Vòng cực.

C. Cực.

D. Xích đạo.

Câu 39. Khu vực nào sau đây trong năm có từ 1 ngày đến 6 tháng luôn là toàn ngày?

A. Từ Xích đạo đến chí tuyến.

B. Từ chí tuyến đến vòng cực.

C. Từ vòng cực đến cực.

D. Từ cực đến chí tuyến.

Câu 40. Khu vực nào sau đây trong năm có từ 1 ngày đến 6 tháng luôn là toàn đêm?

A. Từ Xích đạo đến chí tuyến.

B. Từ chí tuyến đến vòng cực.

C. Từ vòng cực đến cực.

D. Từ cực đến chí tuyến.

Câu 41. Các địa phương của nước ta, trong năm có bao nhiêu lần quan sát thấy hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh?

A. Không quan sát thấy hiện tượng này.

B. 1 lần.

C. 2 lần.

D. 3 lần.

Câu 42. Để phù hợp với thời gian nơi đi, khi đi từ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến đổi ngày, cần

A. tăng thêm một ngày lịch.

B. lùi đi một ngày lịch.

C. giữ nguyên lịch ngày đi.  

D. giữ nguyên lịch ngày đến.

Câu 43. Để phù hợp với thời gian nơi đi, khi đi từ phía đông sang phía tây qua

kinh tuyến đổi ngày, cần

A. tăng thêm một ngày lịch.  

B. lùi đi một ngày lịch.

C. giữ nguyên lịch ngày đi.

D. giữ nguyên lịch ngày đến.

Câu 44. Để phù hợp với thời gian nơi đến, khi đi từ phía đông sang phía tây qua kinh tuyến đổi ngày, cần

A. tăng thêm một ngày lịch.     

B. lùi đi một ngày lịch,

C. giữ nguyên lịch ngày đi.

D. giữ nguyên lịch ngày đến.

III. VẬN DỤNG.

Câu 45. Trong năm khu vực nhận được lượng nhiệt lớn nhất từ Mặt Trời là

A. Cực.

B. Xích đạo.

C. Vòng cực.

D. Chí tuyến.

Câu 46. Ở Nam bán cầu, từ 21/3 đến 22/6 là thời gian mùa

A. xuân.

B. hạ.

C. thu.

D. đông.

Câu 47. Từ 22/6 đến 22/12 ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu là thời gian mùa

A. xuân và hạ.

B. thu và đông.

C. hạ và đông.

D. đông và xuân.

Câu 48. Mùa nào có thời gian kéo dài nhất trong năm ở Bắc Bán cầu?

A. Xuân.

B. Hạ.

C. Thu.

D. Đông.

Câu 49. Khu vực chuyển động với vận tốc lớn nhất khi Trái Đất tự quay là

A. Vòng cực.

B. Chí tuyến.           

C. Xích đạo.

D. Vĩ độ trung bình.

Câu 50. Nguyên nhân sinh ra hiện tượng ngày và đêm dài ngắn theo mùa do Trái Đất

A. chuyển động quanh Mặt Trời với vận tốc không đổi

B. chuyển động quanh Mặt Trời với chu kì một năm

C. chuyển động quanh Mặt Trời với trục nghiêng không đổi

D. hình cầu và tự quay quanh trục.

Câu 51. Trong khoảng thời gian từ 21 – 3 đến 23 – 9 ở bán cầu Bắc có ngày dài hơn đêm do

A. bán cầu Bắc là mùa thu và mùa đông.

B. vận tốc chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời giảm đi

C. bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời

D. bán cầu Bắc chếch xa Mặt Trời

Câu 52. Lượng nhiệt nhận được từ Mặt Trời tại 1 điểm phụ thuộc nhiều vào

A. Góc nhập xạ nhận được và thời gian được chiếu sáng.

B. Thời gian được chiếu sáng và vận tốc tự quay của Trái Đất.

C. Vận tốc chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

D. Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời.

Câu 53. Các địa điểm ở vùng ngoại tuyến bán cầu Bắc trong năm luôn thấy Mặt Trời mọc ở hướng

A. chính đông.

B. chếch về phía đông nam.

C. chếch về phía đông bắc.

D. đông đông bắc.

Câu 54. Các địa điểm ở vùng ngoại tuyến bán cầu Nam trong năm luôn thấy Mặt Trời mọc ở hướng

A. chính đông.

B. chếch về phía đông nam.

C. chếch về phía đông bắc.

D. đông đông nam.

Câu 55. Việt Nam (nằm ở múi giờ số 7) muộn hơn Nhật Bản (nằm ở múi giờ số 9) là

A. 1 giờ.

B. 2 giờ.

C. 3 giờ.

D. 4 giờ.

Câu 56. Khi ở khu vực giờ gốc là 5 giờ sáng, thì ở Việt Nam lúc đó là mấy giờ?

A. 4 giờ sáng.

B. 12 giờ trưa.

C. 7 giờ tối.

D. 12 giờ đêm.

Câu 57. Khi ở khu vực giờ gốc là 23 giờ 1/1/2019, thì ở Việt Nam lúc đó là mấy giờ?

A. 16 giờ.

B. 6 giờ sáng.

C. 4 giờ.

D. 6 giờ đêm.

Câu 58. Khi Trái Đất tự quay quanh trục, mọi địa điểm thuộc các vĩ độ khác nhau ở bề mặt Trái Đất (trừ hai cực) đều có

A. vận tốc dài giống nhau.      

B. vận tốc dài khác nhau.

C. vận tốc góc rất lớn.            

D. vận tốc góc rất nhỏ.

Câu 59. Khi Trái Đất tự quay quanh trục, ở cực Bắc và cực Nam đều có

A. vận tốc dài giống nhau.      

B. vận tốc dài khác nhau.

C. vận tốc góc rất lớn.            

D.vận tốc góc rất nhỏ.

Câu 60. Khi Trái Đất tự quay quanh trục, những điểm nào sau đây của Trái Đất có vận tốc dài bằng 0?

A. cực Bắc và cực Nam.

B. cực Bắc và Xích đạo.

C. cực Nam và chí tuyến.

D. cực Nam và Xích đạo.

Câu 61. Trong các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục, có ý nghĩa nhất đối với sự sống là

A. sự luân phiên ngày đêm.

B. giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế.

C. sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.

D. cơ sở xây dựng mạng lưới tọa độ trên Trái Đất.

Câu 62. Lí do nào sau đây làm cho đường chuyển ngày quốc tế không đi qua các lục địa?

A. Để cho mỗi nước không có hai ngày lịch trong cùng một thời gian.

B. Để cho mỗi nước không có hai giờ khác nhau trong cùng một lúc.

C. Để cho mỗi quốc gia có cùng chung một ngày lịch ở hai địa điểm.

D. Để cho mỗi quốc gia có hai ngày lịch ở trong cùng một thời gian.

IV. VẬN DỤNG CAO.

Câu 63. Khi ở Việt Nam là 2 giờ sáng ngày 31/12/2020 thì ở Luân đôn (Khu vực giờ gốc) là mấy giờ? ngày nào?

A. 19h ngày 1/2/202021.

B. 19h ngày 30/12/2020.

C. 19h ngày 30/12/2019.

D. 9h ngày 30/12/2020.

Câu 64. Khi ở kinh tuyến 105 độ kinh Đông là 7 giờ, thì ở kinh tuyến 105 độ 2 phút kinh Đông có giờ địa phương là 7 giờ 0 phút

A. 4 giây.

B. 8 giây.

C. 12 giây.

D. 16 giây.

Câu 65. Hà Nội vào mùa hạ có ngày dài hơn ngày ở TP. Hồ Chí Minh, không phải do

A. ở vĩ độ cao hơn.

B. gần chí tuyến hơn.

C. xa xích đạo hơn.

D. ở kinh độ nhỏ hơn.

Câu 66. Khi ở kinh tuyến 105 độ kinh Đông là 7 giờ, thì ở kinh tuyến 104 độ 59

phút có giờ địa phương là 6 giờ 59 phút

A. 52 giây.

B. 54 giây.

C. 56 giây.

D. 58 giây.

Câu 67. Ở bán cầu Bắc, chịu tác động của lực Côriolit gió Bắc sẽ bị lệch hướng trở thành

A. Đông Nam.

B. Tây Nam.

C. Đông Bắc.

D. Tây Bắc.

Câu 68. Góc nhập xạ của tia sáng Mặt Trời lúc giữa trưa tại Xích đạo vào ngày 21 – 3 và 23 – 9 là

A. 90o.

B. 60o.

C. 180o.

D. 66o33’.

Câu 69. Góc nhập xạ của tia sáng Mặt Trời lúc giữa trưa tại chí tuyến Bắc vào ngày 22 – 6 là

A. 900.

B. 23027’.

C. 600.

D. 66033’.

Câu 70. Đặc điểm nào sau đây đúng với hiện tượng ngày – đêm ở Bắc bán cầu vào mùa xuân?

A. ngày ngắn hơn đêm.

B. ngày dài nhất, đêm ngắn nhất.

C. ngày càng ngắn, đêm càng dài.

D. cực Bắc xuất hiện hiện tượng ngày địa cực.

Câu 71. Khu vực nào bắt đầu xuất hiện hiện tượng đêm trắng?

A. Xích đạo.

B. Chí tuyến.

C. Vòng cực.

D. Cực.

Câu 72. Hiện tượng khác nhau về thời gian ngày và đêm trong câu ca dao “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng; Ngày tháng mười chưa cười đã tối” xảy ra khu vực nào sau đây?

A. Bán cầu Bắc.

 B. Bán cầu Nam.

C. Vòng cực Bắc.

D. Vòng cực Nam.

Câu 73. Cực Bắc là nơi có

A. 186 ngày toàn đêm và 179 ngày toàn ngày.

B. 186 ngày toàn ngày và 186 ngày toàn đêm.

C. 179 ngày toàn ngày và 179 ngày toàn đêm.

D. 186 ngày toàn ngày và 179 ngày toàn đêm.

Câu 74. Cực Nam là nơi có

A. 186 ngày toàn đêm và 179 ngày toàn ngày.

B. 186 ngày toàn ngày và 186 ngày toàn đêm.

C. 179 ngày toàn ngày và 179 ngày toàn đêm.

 D. 186 ngày toàn ngày và 179 ngày toàn đêm.

Join The Discussion