Trắc nghiệm địa lí 10

Trắc nghiệm Bài 6 Địa lí 10 Cánh Diều

Trắc nghiệm Bài 6 Địa lí 10 Cánh Diều: NGOẠI LỰC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC TỚI ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

I. NHẬN BIẾT.

Câu 1: Ngoại lực là những lực sinh ra

A. trong lớp nhân của Trái Đất.

B. ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.   

C. từ tầng badan của lớp vỏ Trái Đất.

D. từ tầng trầm tích của lớp vỏ Trái Đất.

Câu 2. Ngoại lực có nguồn gốc từ

A. bên trong Trái Đất.

B. lực hút của Trái Đất.

C. bức xạ của Mặt Trời.

D. nhân của Trái Đất.

Câu 3. Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực chủ yếu là của

A. sự phân huỷ các chất phóng xạ.

B. sự dịch chuyển các dòng vật chất.

C. các phản ứng hoá học khác nhau.

D. bức xạ từ Mặt Trời đến Trái Đất.

Câu 4: Quá trình phong hóa được chia thành

A. lí học, cơ học, sinh học.

B. lí học, hóa học, sinh học. 

C. lí học, hóa học, địa chất học.

D. quang học, hóa học, sinh học.

Câu 5:  Phong hóa sinh học làm cho đá và khoáng vật bị phá hủy về mặt

A. cơ giới.

B. hóa học.

C. quang học.

D. cơ giới và hóa học.

Câu 6. Cường độ phong hoá xảy ra mạnh nhất ở

A. bề mặt Trái Đất.

B. tầng khí đối lưu.

C. ở thềm lục địa.

D. lớp Man-ti trên.

Câu 7. Quá trình ngoại lực làm cho bề mặt Trái Đất

A. gồ ghề hơn.

B. bằng phẳng hơn.

C. nâng lên, hạ xuống.

D. tạo thành các nếp uốn và đứt gãy.

Câu 8: Tác động của ngoại lực xảy ra trên bề mặt Trái Đất được thể hiện qua các quá trình nào?

A. Phong hóa, bóc mòn, uốn nếp, đứt gãy.                      

B. Vận chuyển, bồi tụ, phong hóa, tạo núi. 

C. Vận chuyển, tạo núi, bóc mòn, đứt gãy.                       

D. Phong hóa, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ.

Câu 9. Biểu hiện nào sau đây là do tác động của ngoại lực tạo nên?

A. Lục địa được nâng lên hay hạ xuống.

B. Các lớp đất đá bị uốn nếp hay đứt gãy.

C. Đá nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột.

D. Sinh ra hiện tượng động đất, núi lửa.

Câu 10: Phong hóa lí học được hiểu là

A. sự phá vỡ cấu trúc phân tử của đá.

B. sự phá vỡ và làm thay đổi thành phần hóa học của đá. 

C. sự phá vỡ tính chất hóa học của đá và khoáng vật do nhiệt độ.

D. sự phá huỷ đá thành những khối vụn có kích thước to, nhỏ khác nhau. 

Câu 11. Bóc mòn là quá trình

A. chuyển dời các vật liệu khỏi vị trí của nó.

B. di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác.

C. tích tụ (tích luỹ) các vật liệu đã bị phá huỷ.

D. phá huỷ và làm biến đổi tính chất vật liệu.

Câu 12. Vận chuyển là quá trình

A. chuyển dời các vật liệu khỏi vị trí của nó.

B. di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác.

C. tích tụ (tích luỹ) các vật liệu đã bị phá huỷ.

D. phá huỷ và làm biến đổi tính chất vật liệu.

Câu 13. Bồi tụ là quá trình

A. chuyển dời các vật liệu khỏi vị trí của nó.

B. di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác.

C. tích tụ (tích luỹ) các vật liệu đã bị phá huỷ.

D. phá huỷ và làm biến đổi tính chất vật liệu.

Câu 14. Kết quả của quá trình bồi tụ tạo nên

A. địa hình bồi tụ.

B. địa hình thổi mòn.

C. bậc thềm sóng vỗ.

D. khe rãnh xói mòn.

Câu 15. Địa hình cac-xtơ rất phát triển ở vùng đá

A. vôi.

B. granit.

C. badan.

D. thạch anh.

Câu 16. Hiện tượng mài mòn do sóng biển thường tạo nên các dạng địa hình như

A. vịnh biển có dạng hàm ếch.

B. hàm ếch sóng vỗ, nền cổ… ở bờ biển.

C. các cửa sông và các đồng bằng châu thổ.

D. hàm ếch sóng vỗ, nền mài mòn… ở bờ biển.

Câu 17. Khả năng di chuyển xa hay gần của vật liệu không phụ thuộc vào

A. quá trình phong hóa.  

B. điều kiện bề mặt đệm.

C. kích thước và trọng lượng của vật liệu.

D. động năng của các quá trình tác động lên nó.

Câu 18. Địa hình băng tích là kết quả trực tiếp của quá trình

A. phong hoá.

B. vận chuyển.

C. bồi tụ.

D. bóc mòn.

Câu 19. Các cồn cát ven biển là kết quả trực tiếp của quá trình

A. phong hoá.

B. vận chuyển.

C. bồi tụ.

D. bóc mòn.

Câu 20. Các doi ven biển là kết quả trực tiếp của quá trình

A. phong hoá.

B. vận chuyển.

C. bồi tụ.

D. bóc mòn.

Câu 21. Các cồn (cù lao) sông là kết quả trực tiếp của quá trình

A. phong hoá.

B. vận chuyển.

C. bồi tụ.

D. bóc mòn.

Câu 22. Các nấm đá là kết quả trực tiếp của quá trình

 A. phong hoá.

B. vận chuyển.

C. bồi tụ.

D. bóc mòn.

Câu 23. Những ngọn đá sót hình nấm thuộc địa hình

A. mài mòn.

B. băng tích.

C. bồi tụ.

D. thổi mòn.

Câu 24. Hàm ếch sóng vỗ thuộc địa hình

A. mài mòn.

B. băng tích.

C. bồi tụ.

D. thổi mòn.

Câu 25. Các phi-o thuộc địa hình

A. mài mòn.

B. băng tích.

C. bồi tụ.

D. thổi mòn.

II. THÔNG HIỂU

Câu 26. Phát biểu nào sau đây đúng với quá trình phong hoá?

A. Chuyển dời các vật liệu khỏi vị trí của nó.

B. Di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác.

C. Tích tụ (tích luỹ) các vật liệu đã bị phá huỷ.

D. Phá huỷ và làm biến đổi tính chất vật liệu.

Câu 27: Hiện tượng nào dưới đây không thuộc biểu hiện của ngoại lực? 

A. Gió thổi.

B. Mưa rơi.

C. Nước chảy.

D. Phun trào mắcma.   

Câu 28: Phong hóa lí học xảy ra chủ yếu do

A. tác dụng của gió, mưa. 

B. va đập của các khối đá. 

C. nguồn nhiệt độ cao từ dung nham trong lòng đất. 

D. sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, sự đóng băng của nước.  

Câu 29: Các yếu tố chủ yếu tác động đến quá trình phong hóa là

A. gió, bão, con người.

B. nhiệt độ, nước, sinh vật.     

C. núi lửa, sóng thần, xói mòn.

D. thổ nhưỡng, sinh vật, sông ngòi.

Câu 30. Địa hình cacxtơ là kết quả của

A. phong hóa vật lí.

B. phong hóa sinh học

C. phong hóa hóa học.

D. không xác định được.

Câu 31: Các sản phẩm của quá trình phong hóa phủ trên bề mặt đá gốc tạo thành lớp vỏ

A. lục địa.

B. trái đất.

C. đại dương.

D. phong hóa.

Câu 32. Dạng địa hình nào sau đây không phải địa hình băng tích?

A. Phi-o.

B. Vách biển.       

C. Đá trán cừu.

D. Cao nguyên băng hà.

Câu 33: Tác nhân chủ yếu của phong hóa hóa học là

A.  nhiệt độ, gió, ,mưa.

B. nước chảy, sóng biển.

C. băng hà, gió thổi, nước chảy.

D. nước, khí cacbonic, ôxi, axít hữu cơ.

Câu 34: Tác động của các sinh vật ở phong hóa sinh học là

A. vi khuẩn, nấm, rễ cây…

B. nhiệt độ, gió, ,mưa, sóng biển.

C. nước chảy, sóng biển, băng hà.

D. băng hà, gió thổi, sóng biển, nước chảy.

Câu 35. Ở vùng hoang mạc nhiệt đới, phong hoá lí học xảy ra mạnh do

A. gió thổi mạnh.

B. nhiều bão cát.

C. nóng, khô.

D. nhiệt biên lớn.

Câu 36. Băng hà tạo thành dạng địa hình

A. đá trán cừu.

B. khe rãnh xói mòn.

C. thung lũng sông, suối.

D. những ngọn đá sót hình nấm.

Câu 37. Phong hoá hoá học diễn ra mạnh ở các vùng có khí hậu

A. nóng, ẩm.

B. nóng, khô.       

C. lạnh, ẩm.

D. lạnh, khô.

Câu 38. Yếu tố nào sau đây không thuộc về ngoại lực?

A. Khí hậu.

B. Sinh vật.                   

C. Con người.

D. Kiến tạo.

Câu 39. Quá trình phong hoá xảy ra là do tác động của sự thay đổi

A. nhiệt độ, nước, sinh vật.

B. sinh vật, nhiệt độ, đất.

C. đất, nhiệt độ, địa hình.

D. địa hình, nước, khí hậu.

Câu 40. Ở miền khí hậu lạnh, phong hoá lí học xảy ra mạnh do

A. quá trình đóng và tan băng.

B. nước đóng băng nặng hơn làm vỡ khối đá.

C. khối đá bị lạnh sẽ giòn hơn và dễ vỡ hơn.

D. nước đóng băng tăng thể tích làm vỡ khối đá.

Câu 41. Nội lực và ngoại lực là hai lực

A. cùng chiều, có vai trò như nhau trong thành tạo địa hình bề mặt Trái Đất.

B. ngược chiều, ít có vai trò trong thành tạo địa hình bề mặt Trái Đất.

C. cùng chiều, làm cho địa hình Trái Đất ngày càng cao hơn.

D. đối nghịch, tác động đồng thời đến địa hình bề mặt Trái Đất.

Câu 41. Kết quả của phong hoá lí học là

A. đá bị nứt vỡ thành từng tảng nhỏ và mảnh vụn.

B. tính chất hoá học của đá, khoáng vật biến đổi.

C. tạo thành lớp vỏ phong hoá ở bề mặt Trái Đất.

D. đá bị nứt vỡ thành tảng và bị biến đổi màu sắc.

Câu 42. Kết quả của phong hoá hoá học là

A. đá bị nứt vỡ thành từng tảng nhỏ và mảnh vụn.

B. tính chất hoá học của đá, khoáng vật biến đổi.

C. tạo thành lớp vỏ phong hoá ở bề mặt Trái Đất.

D. đá bị nứt vỡ thành tảng và bị biến đổi màu sắc.

Câu 43. Kết quả của phong hoá sinh học là

A. đá bị nứt vỡ thành từng tảng nhỏ và mảnh vụn.

B. tính chất hoá học của đá, khoáng vật biến đổi. 

C. tạo thành lớp vỏ phong hoá ở bề mặt Trái Đất.

D. đá bị nứt vỡ thành tảng và bị biến đổi màu sắc.

Câu 44. Biểu hiện nào sau đây đúng với phong hoá vật lí?

A. Các đá nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột.

B. Hoà tan đá vôi do nước để tạo ra hang động.

C. Rễ cây làm cho các lớp đá rạn nứt, đổi màu.

D. Xói mòn đất do dòng chảy nước tạm thời.

Câu 45. Biểu hiện nào sau đây đúng với phong hoá sinh học?

A. Các đá nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột.

B. Hoà tan đá vôi do nước để tạo ra hang động.

C. Rễ cây làm cho các lớp đá rạn nứt, đổi màu.

D. Xói mòn đất do dòng chảy nước tạm thời.

Câu 46. Biểu hiện nào sau đây đúng với phong hoá hoá học?

A. Các đá nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột.

B. Hoà tan đá vôi do nước để tạo ra hang động.

C. Rễ cây làm cho các lớp đá rạn nứt, đổi màu.

D. Xói mòn đất do dòng chảy nước tạm thời.

Câu 47. Dạng địa hình nào sau đây được xem là kết quả của quá trình phong hoá hoá học là chủ yếu?

A. Bậc thềm sóng vỗ.

B. Bán hoang mạc.

C. Hang động đá vôi.

D. Địa hình phi-o.

Câu 48. Tác nhân của quá trình bóc mòn không phải là

A. gió thổi.

B. nước chảy.                 

C. băng hà.

D. rừng cây.

Câu 49. Các hình thức nào sau đây không phải là bóc mòn?

A. Xâm thực, mài mòn.

B. Mài mòn, thổi mòn.

C. Thổi mòn, xâm thực.

D. Xâm thực, vận chuyển.

Câu 50. Địa hình nào sau đây do nước chảy tràn trên mặt tạo nên?

 A. Các rãnh nông.

B. Khe rãnh xói mòn.

C. Thung lũng sông.

D. Thung lũng suôi.

Câu 51. Địa hình nào sau đây do dòng chảy tạm thời tạo nên?

A. Các rãnh nông.

B. Khe rãnh xói mòn.

C. Thung lũng sông.

D. Thung lũng suối.

Câu 52. Các địa hình nào sau đây do dòng chảy thường xuyên tạo nên?

A. Các rãnh nông, khe rãnh xói mòn.

B. Khe rãnh xói mòn, thung lũng sông.

C. Thung lũng sông, thung lũng suối.

D. Thung lũng suối, khe rãnh xói mòn.

Câu 53. Địa hình nào sau đây không phải do gió tạo nên?

A. Hố trũng thổi mòn.

B. Bề mặt đá rỗ tổ ong.

C. Ngọn đá sót hình nấm.

D. Cao nguyên băng hà.

Câu 54. Địa hình nào sau đây do gió tạo thành?

A. Ngọn đá sót hình nấm.

B. Các khe rãnh xói mòn.

C. Các vịnh hẹp băng hà.

D. Thung lũng sông, suối.

Câu 55. Địa hình nào sau đây không phải do băng hà tạo nên?

A. Vịnh hẹp băng hà.

B. Các đá trán cừu.

C. Cao nguyên băng.

D. Hàm ếch sóng vỗ.

Câu 56. Địa hình nào sau đây không do sóng biển tạo nên?

A. Hàm ếch sóng vỗ.

B. Bậc thềm sóng vỗ.

C. Vách biển.

D. Rãnh nông.

Câu 57. Địa hình nào sau đây do quá trình bồi tụ tạo nên?

A. Các rãnh nông.

B. Hàm ếch sóng vỗ.

C. Bãi bồi ven sông.

D. Thung lũng sông.

Câu 58. Thung lũng sông là kết quả trực tiếp của quá trình

A. phong hoá.   

B. vận chuyển. 

C. bồi tụ.          

D. bóc mòn.

Câu 59. Các địa hình nào sau đây do sóng bịển tạo nên?

A. Hàm ếch sóng vỗ, bậc thềm sóng vỗ.

B. Bậc thềm sóng vỗ, cao nguyên băng.

C. Cao nguyên băng, khe rãnh xói mòn.

D. Khe rãnh xói mòn, hàm ếch sóng vỗ.

Câu 60. Các địa hình nào sau đây không phải là kết quả của quá trình bóc mòn?

A. Địa hình xâm thực, địa hình thổi mòn.

B. Địa hình thổi mòn, địa hình bồi tụ.

C. Địa hình xâm thực, địa hình băng tích.

D. Địa hình thổi mòn, địa hình khoét mòn.

Câu 61. Phát biểu nào sau đây không đúng với quá trình vận chuyển?

A. Là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác.

B. Là quá trình tích tụ (tích luỹ) các vật liệu đã bị phá huỷ.

C. Khoảng cách vận chuyển phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.

D. Các vật liệu lớn, nặng di chuyển là lăn trên mặt đất dốc.

Câu 62. Cường độ phong hoá xảy ra mạnh nhất ở nơi có

A. các địa hình núi cao và nhiều sông suối.

B. sự thay đổi lớn nhiệt độ, nước, sinh vật.

C. nhiều đồng bằng rộng và đất đai màu mỡ.

D. sự biến động của sinh vật và con người.

Câu 63. Phong hoá lí học là

A. sự phá huỷ đá thành các khối vụn; làm biến đổi màu sắc, thành phần hoá học.

B. việc giữ nguyên đá, nhưng làm biến đổi màu sắc, thành phần, tính chất hoá học.

C. việc giữ nguyên đá và không làm biến đổi thành phần khoáng vật và hoá học.

D. sự phá huỷ đá thành các khối vụn mà không làm biến đổi thành phần hoá học.

Câu 64. Phong hoá hoá học là

A. sự phá huỷ đá thành các khối vụn; làm biến đổi màu sắc, thành phần hoá học.

B. quá trình phá huỷ đá, chủ yếu làm biến đổi màu sắc, thành phần, tính chất hoá học.

C. việc giữ nguyên đá và không làm biến đổi thành phần khoáng vật và hoá học.

D. sự phá huỷ đá thành các khối vụn mà không làm biến đổi thành phần hoá học.

Câu 65. Phong hoá sinh học là

A. sự phá huỷ đá thành các khối vụn; làm biến đổi màu sắc, thành phần hoá học.

B. việc giữ nguyên đá, nhưng làm biến đổi màu sắc, thành phần, tính chất hoá học.

C. việc giữ nguyên đá và không làm biến đổi thành phần khoáng vật và hoá học.

D. sự phá huỷ đá thành các khối vụn mà không làm biến đổi thành phần hoá học.

Câu 66. Phong hoá lí học chủ yếu do

A. sự thay đổi của nhiệt độ, sự đóng băng của nước.

B. các hợp chất hoà tan trong nước, khí, axit hữu cơ.

C. tác động của sinh vật như vi khuẩn, nấm, rễ cây,…

D. tác động của hoạt động sản xuất và của sinh vật.

Câu 67. Phong hoá hoá học chủ yếu do

A. sự thay đổi của nhiệt độ, sự đóng băng của nước.

B. các hợp chất hoà tan trong nước, khí, axit hữu cơ.

C. tác động của sinh vật như vi khuẩn, nấm, rễ cây.

D. tác động của hoạt động sản xuất và của sinh vật.

Câu 68. Phong hoá sinh học chủ yếu do

A. sự thay đổi của nhiệt độ, sự đóng băng của nước.

B. các hợp chất hoà tan trong nước, khí, axit hữu cơ.

C. tác động của sinh vật như vi khuẩn, nấm, rễ cây.

D. tác động của hoạt động sản xuất và của sinh vật.

III.  VẬN DỤNG THẤP.

Câu 69:  Điểm giống nhau giữa nội lực và ngoại lực là

A. đều cần có sự tác động của con người.

B. điều kiện hình thành từ năng lượng Mặt Trời.

C. cùng được sinh ra do năng lượng của Trái Đất.

D. cùng có tác động làm thay đổi bề mặt địa hình Trái Đất.

Câu 70. Nguyên nhân nào sau đây làm cho phong hoá lí học xảy ra mạnh ở các miền khí hậu khô nóng (hoang mạc và bán hoang mạc)?

A. Nhiệt độ trung bình năm cao.

B. Biên độ nhiệt độ ngày đêm lớn.

C. Lượng mưa trung bình năm nhỏ.

D. Thảm thực vật rất nghèo nàn.

      Câu 71. Nguyên nhân nào sau đây làm cho phong hoá lí học xảy ra mạnh ở miền khí hậu lạnh?

A. Nhiệt độ trung bình năm thấp.

B. Biên độ nhiệt độ ngày đêm lớn.

C. Lượng mưa trung bình năm nhỏ.

D. Nước thường hay bị đóng băng.

Câu 72. Đồng bằng châu thổ sông Hồng nước ta là kết quả trực tiếp của quá trình

A. phong hoá.

B. vận chuyển. 

C. bồi tụ.          

D. bóc mòn.

Câu 73. Các mũi đất ven biển Nam Bộ nước ta thuộc địa hình

A. mài mòn.

B. băng tích.

C. bồi tụ.

D. thổi mòn.

Câu 74. Các đồng bằng châu thổ được hình thành chủ yếu do tác dụng bồi tụ vật liệu của

A. sông.

B. sóng biển.         

C. thuỷ triều.

D. rừng ngập mặn.

Câu 75. Đồng bằng châu thổ là kết quả của quá trình bồi tụ ở vùng

A. núi cao.

B. ven biển.

C. đồi núi thấp.

D. hạ lưu sông.

Câu 76: Các hang động ở vịnh Hạ Long nước ta là kết quả của quá trình nào sau đây?

A. Phong hóa vật lí.

B. Phong hóa sinh học

C.Phong hóa hóa học.

D. Không xác định được. 

Câu 77: Rễ cây làm cho các lớp đá bị rạn nứt là kết quả của quá trình nào?

A. Phong hóa vật lí.

B. Phong hóa sinh học.

C. Phong hóa hóa học.

D. Không xác định được.

Câu 78. Động Phong Nha – Kẻ Bàng ở nước ta là kết quả của quá trình phong hóa nào?

A. Lý học.

B. Hóa học.

C. Sinh học.

D. Sinh học – lý học.

Câu 79. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Longở nước ta được hình thành do tác nhân ngoại lực nào?

A. Nước chảy.

B. Gió.

C. Sóng biển.

D. Con người.

Câu 80. Hoang mạc Xahara do quá trình phong hóa nào hình thành?

A. Lý học.

B. Hóa học.

C. Sinh học.

D. Sinh học – hóa học.

Câu 81: Hoạt động của con người góp phần làm phá hủy đá về mặt vật lí là

A. nuôi trồng thủy sản.

B. canh tác lúa nước, đánh bắt hải sản.

C. chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp.

D. khai thác khoáng sản, xây dựng đường giao thông.

Câu 82: Sự đóng băng của nước có tác dụng làm phá huỷ đá do

A. nước đóng băng làm hòa tan đá.

B. đá dễ bị phá huỷ ở nhiệt độ thấp.

C. nước đóng băng làm ăn mòn các khối đá tiếp xúc với nó.  

D. nước đóng băng sẽ tăng thể tích và tạo áp lực lớn lên thành khe nứt của khối đá.

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 83: Quá trình phong hóa xảy ra mạnh nhất ở bề mặt Trái Đất là do đá

A. chịu tác động mạnh của sinh vật.

B. nhận được năng lượng bên trong lòng đất.

C. chịu tác động mạnh của con người và sinh vật.

D. tiếp xúc trực tiếp với khí quyển, thủy quyển và sinh quyển.

Câu 84: Những vùng có khí hậu khô nóng (các vùng sa mạc và bán sa mạc) có quá trình phong hóa lí học diễn ra mạnh chủ yếu do

A. khô hạn.

B. có gió mạnh. 

C. có nhiều cát.  

D. chênh lệch nhiệt độ trong ngày, trong năm lớn. 

Câu 85. Ở Việt Nam, quá trình bóc mòn tác động mạnh nhất đến dạng địa hình nào?

A. Miền núi.

B. Đồng bằng.

C. Cao nguyên.

D. Trung du.

Câu 86. Đồng bằng châu thổ sông Hồng là kết quả của hiện tượng

A. biển tiến.

B. biển thoái.

D. bồi tụ do sóng biển.

C. bồi tụ do nước chảy.  

Câu 87. Nội lực và ngoại lực có điểm giống nhau là

A. đều cần có sự tác động của con người.

B. cùng được sinh ra do năng lượng của Trái Đất.

C. cùng có tác động thay đổi diện mạo của Trái Đất.

D. điều kiện được hình thành từ năng lượng Mặt Trời.

Join The Discussion