Trắc nghiệm địa lí 10

Trắc nghiệm bài 18 Địa lí 10 Cánh diều

Trắc nghiệm bài 18 Địa lí 10 Cánh diều: Các nguồn lực phát triển kinh tế

I. NHẬN BIẾT.

Câu 1. Trong các căn cứ sau đây căn cứ nào để phân loại nguồn lực?

A. Vai trò và thuộc tính.                                            

B. Nguồn gốc và phạm vi lãnh thổ.

C. Mức độ ảnh hưởng.                                               

D. Thời gian và công dụng.

Câu 2. Căn cứ vào yếu tố nào sau đây để phân chia thành nguồn lực trong nước và ngoài nước?

A. Nguồn gốc.                                               

B. Phạm vi lãnh thổ.

C. Mức độ ảnh hưởng.

D. Thời gian.

Câu 3. Nguồn lực trong nước là

A. nguồn vốn đầu tư.                                     

B. khoa học – công nghệ.

C. thị trường nước ngoài.                                          

D. vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 4. Nguồn lực ngoài nước là

A. lịch sử – văn hóa.                                       

B. đường lối chính sách.

C. nguồn vốn đầu tư.                                     

D. vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 5. Nguồn lực kinh tế – xã hội là

A. Vị trí địa lí.                                               

B. khí hậu, đất.

C. nguồn vốn đầu tư.                                     

D. nước, sinh vật.

Câu 6. Nguồn lực tự nhiên là

A. thương hiệu quốc gia.                                           

B. nước, sinh vật, đất.

C. nguồn vốn đầu tư.                                     

D. đường lối chính sách.

Câu 7. Căn cứ vào nguồn gốc, nguồn lực được phân thành

A. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

B. Điều kiện tự nhiên, dân cư và kinh tế.

C. Vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế – xã hội.

D. Điều kiện tự nhiên, nhân văn, hỗn hợp.

Câu 8. Tất cả các yếu tố ở bên trong của một nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội ở nước đó, được gọi là

A. nguồn lực tự nhiên.                                               

B. nguồn lực kinh tế – xã hội.

C. nguồn lực bên trong.                                             

D. nguồn lực bên ngoài.

Câu 9. Yếu tố nào sau đây là căn cứ để phân loại nguồn lực?

A. Vai trò.                                                                  

B. Tính chất.

C. Thời gian.                                                  

D. Nguồn gốc.

Câu 10. Nguồn vốn, thị trường, khoa học và công nghệ, kinh nghiệm quản lí từ nước ngoài hưởng tới sự phát triển kinh tế của một quốc gia được gọi là nguồn lực

A. tự nhiên.                                                                

B. bên trong.

C. bên ngoài.                                                 

D. kinh tế-xã hội.

Câu 11. Nguồn lực nào sau đây đóng vai trò là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất?

A. Đất, khí hậu, dân số.                                             

B. Dân số, nước, sinh vật.

C. Sinh vật, đất, khí hậu.                                           

D. Khí hậu, thị trường, vốn.

Câu 12: Nhân tố nào sau đây được coi là nguồn lực quan trọng, quyết định việc sử dụng các nguồn lực khác cho phát triển kinh tế của mỗi quốc gia?

A. Vị trí địa lí.                                               

B. Tài nguyên thiên nhiên.

C. Dân cư, nguồn lao động.                           

D. Khoa học kĩ thuật và công nghệ.

Câu 13. Căn cứ vào nguồn gốc, nguồn lực có thể phân loại thành

A. Vị trí địa lí, kinh tế – xã hội, trong nước.

B. Vị trí địa lí, tự nhiện, kinh tế – xã hội.

C. Vị trí địa lí, kinh tế – xã hội, ngoài nước.

D. Kinh tế – xã hội, trong nước, ngoài nước.

Câu 14. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, có thể phân chia thành nguồn lực

A. nội lực, ngoại lực.                                                 

B. nội lực, lao động.

C. ngoại lực, dân số.                                                  

D. dân số, lao động.

Câu 15. Nguồn lực nào sau đây tạo thuận lợi (hay khó khăn) trong việc tiếp cận giữa các vùng trong một nước?

A. Đất đai, biển.                                                         

B. Vị trí địa lí.

C. Khoa học.                                                              

D. Lao động.

Câu 16. Nguồn lực nào sau đây đóng vai trò là cơ sở tự nhiện của quá trình sản xuất?

A. Đất, khí hậu, dân số.                                             

B. Dân số, nước, sinh vật.

C. Sinh vật, đất, khí hậu.                                           

D. Khí hậu, thị trường, vốh.

II. THÔNG HIỂU.

Câu 17. Nguồn lực nào sau đây thuộc vào nguồn lực vật chất?

A. Lao động.              

B. Chính sách.            

C. Văn hoá.                

D. Kinh nghiệm.

Câu 18. Nguồn lực nào sau đây thuộc vào nguồn lực phi vật chất?

A. Lao động.              

B. Chính sách.            

C. Tài nguyên.           

D. Khoa học.

Câu 19. Nguồn lực nào sau đây thuộc vào nguồn lực phi vật chất?

A. Lao động.              

B. Nguồn vốn.            

C. Khoa học.  

D. Kinh nghiệm.

Câu 20. Nguồn lực nào sau đây có vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia?

A. Khoa học công nghệ.                                            

B. Đường lối chính sách.

C. Tài nguyên thiện nhiện.                            

D. Dân cư và lao động.

Câu 21. Nguồn lực tạo ra những thuận lợi hoặc khó khăn cho việc trao đổi, tiếp cận hay cùng phát triển giữa các quốc gia là

A. tự nhiên.                                                                

B. ngoại lực.

C. vị trí địa lí.                                                            

D. kinh tế – xã hội.

Câu 22. Nguồn lực góp phần mở rộng khả năng khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác là

A. vốn đầu tư và thị trường.                                      

B. khoa học và công nghệ.

C. đường lối và chính sách.                                      

D. dân cư và nguồn lao động.

Câu 23. Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới, nguồn lực có tinh chất định hướng phát triển có lợi nhất trong việc xây dựng các mối quan hệ giữa các quốc gia là

A. tài nguyên thiên nhiên.                             

B. vốn.

C. vị trí địa lí.                                                

D. thị trường.

Câu 24. “Là điều kiện cần thiết cho quá trình sản xuất” là vai trò của nguồn lực nào sau đây?

A. Tự nhiên.                                                               

B. Vị trí địa lí.

C. kinh tế – xã hội.                                                     

D. Trong và ngoài nước.

Câu 25. Có vai trò quan trọng trong giao lưu, hợp tác, phát triển kinh tế giữa các nước là vai trò của nguồn lực nào sau đây?

A. Tự nhiên.                                                               

B. Vị trí địa lí.

C. kinh tế – xã hội.                                                     

D. Trong và ngoài nước.

Câu 26. “Là cơ sở để lựa chọn chiến lược phát triển kinh tế” là vai trò của nguồn lực nào sau đây?

A. Tự nhiên.                                                               

B. Vị trí địa lí.

C. kinh tế – xã hội.                                                     

D. Trong và ngoài nước.

Câu 27. Phát biểu nào sau đây không đúng về nguồn lực?

A. Là tổng thể các yếu tố trong và ngoài nước có thể được khai thác và không có sức ảnh hưởng đến sự phát triển của một lãnh thổ nhất định.

B. Là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể khai thác để phục vụ cho sự phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.

C. Là hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách có thể được khai thác nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.

D. Là hệ thống vốn và thị trường có thể được khai thác nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.

Câu 28. Nguồn lực có thể được khai thác nhằm phục vụ cho

A. sự tiến bộ xã hội của một lãnh thổ nhất định.

B. nâng cao cuộc sống của một lãnh thổ nhất định.

C. phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.

D. việc đảm bảo kinh tế của một lãnh thổ nhất định.

Câu 29. Nguồn lực tự nhiên có vai trò

A. quan trọng trong giao lưu, hợp tác và phát triển kinh tế.

B. điều kiện cần thiết cho sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

C. giúp tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sử dụng vốn.

D. cơ sở mở rộng qui mô sản xuất, tăng tích lũy cho nền kinh tế.

Câu 30. Nguồn lực khoa học – công nghệ có vai trò

A. quan trọng trong giao lưu, hợp tác và phát triển kinh tế.

B. điều kiện cần thiết cho quá trình sản xuất, mở rộng sản xuất.

C. giúp tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sử dụng vốn.

D. cơ sở mở rộng qui mô sản xuất, tăng tích lũy cho nền kinh tế.

Câu 31. Nguồn lực vốn đầu tư có vai trò

A. quyết định việc tổ chức sử dụng có hiệu quả nguồn lực khác.

B. điều kiện cần thiết cho quá trình sản xuất, mở rộng sản xuất.

C. giúp tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sử dụng vốn.

D. cơ sở mở rộng qui mô sản xuất, tăng tích lũy cho nền kinh tế.

III. VẬN DỤNG.

Câu 32. Các nguồn lực nào sau đây có vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn?

A. Lao động, vốn, công nghệ, chính sách.

B. Lao động, dân cư, công nghệ, đất đai.

C. Chính sách, khoa học, biển, vị trí địa lí.

D. Chính sách, khoa học, đất, vị trí địa lí.

Câu 33. Nguồn lực có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế – xã hội?

A. Thứ yếu.                

B. Chủ đạo.                

C. Quyết định.           

D. Quan trọng.

Câu 34. Nguồn lực kinh tế – xã hội quan trọng nhất có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế của một quốc gia là

A. khoa học – kĩ thuật và công nghệ.             

B. chính sách toàn cầu hóa.

C. thị trường tiêu thụ.                                    

D. dân cư và nguồn lao động.

III. VẬN DỤNG CAO.

Câu 35. Phát biểu nào sau đây không đúng về vai trò của ngồn lực đân cư, nguồn lao động đối với sự phát triển kinh tế của quốc gia?

A. Dân cư và nguồn lao động vừa là yếu tố đầu vào của hoạt động kinh tế.

B. Góp phần tạo ra sản phẩm, tạo ra sự tăng trưởng, tạo nhu cầu của nền kinh tế.

C. Làm giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ.

D. Là nguồn lực quan trọng nhất, yếu tố quyết định đến phát triển kinh tế đất nước.

Câu 36. Khoa học – kĩ thuật và công nghệ được coi là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế không phải là do nguyên nhân nào sau đây?

A. mở rộng khả năng khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác.

B. thúc đẩy quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.

C. tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế.

D. giảm tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp.

Trên đây là hệ thống câu hỏi trắc nghiệm bài 18 địa lí 10 sách Cánh diều, mời các em tham khảo.

Join The Discussion