trắc nghiệm địa lí 12

Trắc nghiệm bài 39 địa lí 12

Trắc nghiệm bài 39 địa lí 12. VẤN ĐỀ KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU Ở ĐÔNG NAM BỘ. HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐƯỢC CHỌN LỌC VÀ CHUẨN HÓA GIÚP CÁC EM HS TỰ HỌC, TỰ LUYỆN TẬP TỐT HƠN.

Câu hỏi trắc nghiệm – mức độ NHẬN BIẾT

Câu 1. Đông Nam Bộ có bao nhiêu tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương ?

A. 5.

B. 6.

C. 8.

D. 10.

Đáp án B

Câu 2. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ?

A. Bình Phước.

B. Tây Ninh.

C. Đồng Nai.

D. Long An.

Đáp án D

Câu 3. Đông Nam Bộ không giáp với vùng nào sau đây

A. Tây Nguyên.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Đáp án B

Câu 4: Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ thuộc tỉnh, thành phố nào sau đây?

A. Bà Rịa- Vũng Tàu.

B. T.P Hồ Chí Minh

C. Bình Dương.

D. Tây Ninh.

Đáp án B

Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không đúng với vùng Đông Nam Bộ?

A. Là vùng có nền kinh tế hàng hóa phát triển sớm.

B. Là vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn.

C. Đường bờ biển ngắn, ít có giá trị về khai thác và nuôi trồng thủy sản.

D. Là địa bàn thu hút mạnh lực lượng lao động có chất lượng cao.

Đáp án C

Câu 6: Công trình thủy lợi Dầu Tiếng thuộc tỉnh nào sau đây ?

A. Tây Ninh.

B. Đồng Nai.

C. Bình Dương.

D. Bình Phước.

Đáp án A

Câu 7. Huyện đảo thuộc vùng Đông Nam Bộ là

A. Vân Đồn.

B.  Phú Quý.

C. Côn Đảo.

D. Phú Quốc.

Đáp án C

Câu 8. Cây công nghiệp quan trọng nhất ở Đông Nam Bộ là

A. Cà phê.

B. Cao su.

C. Hồ tiêu.

D. Điều.

Đáp án B

Trắc nghiệm bài 39 Địa lí 12
Hình ảnh. Trắc nghiệm bài 39 địa lí 12. Khai thác mũ cao su ở Đông Nam Bộ

Câu 9. Thành phố du lịch biển nổi tiếng vùng Đông Nam Bộ là

A. Thủ Dầu Một.

B. Biên Hòa.

C. Vũng Tàu.

D. Nha Trang

Đáp án C

Câu 10. Vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta là

A. Tây Nguyên.

B. Đông Nam Bộ.                  

C. Trung du miền núi Bắc Bộ.

D. Bắc Trung Bộ.

Đáp án B

Câu 11. Hồ Thủy lợi lớn nhất Đông Nam Bộ là

A. Trị An.

B. Dầu Tiếng.

C. Kẻ Gỗ.

D. Bắc Hưng Hải.

Đáp án B

Câu 12. Khoáng sản có vai trò đặc biệt quan trọng ở Đông Nam Bộ là

A. Dầu khí.

B. Than.

C. Bôxit.

D. Thiếc.

Đáp án A

Câu 13. Trong cơ cấu công nghiệp của cả nước vùng nào sau đây chiếm tỉ trọng cao nhất ?

A. Đồng bằng Sông Hồng.

B. Đồng bằng Sông Cửu Long.

C. Đông Nam Bộ.

D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Đáp án C

Câu 14. Nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất ở Đông Nam Bộ là

A. Trị An.

B. Thác Mơ.

C. Cần Đơn.

D. Phú Mỹ.

Đáp án A

Câu 15. Cơ sở năng lượng ở Đông Nam Bộ từng bước được giải quyết nhờ

A. phát triển điện nguyên tử và điện gió.

B. hoàn toàn dựa vào nguồn điện quốc gia.

C. nguồn điện ở Tây Nguyên cung cấp.

D. phát triển nguồn điện và mạng lưới điện.

Đáp án D


Trắc nghiệm bài 39 địa lí 12câu hỏi trắc nghiệm mức độ THÔNG HIỂU

Câu 1. So với các vùng trong cả nước Đông Nam Bộ là vùng

A. có dân số ít nhất.

B. có diện tích nhỏ nhất.        

C. có GDP cao nhất.

D. có nhiều thiên tai nhất.

Đáp án C

Câu 2. Ý nào sau đây không đúng với vùng Đông Nam Bộ?

A. Diện tích vào loại nhỏ so với các vùng khác.

B. Số dân vào loại trung bình.

C. Dẫn đầu cả nước về GDP, giá trị sản lượng công nghiệp.

D. Giá trị hàng xuất khẩu công nghiệp đứng thứ hai ở nước ta.

Đáp án D

Câu 3. Ý nào sau đây không đúng với vùng Đông Nam Bộ?

A. Có nền kinh tế hàng hóa phát triển muộn.

B. Đứng đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài.

C. Có vị trí địa lí thuận lợi.                                        

D. Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao.

Đáp án A

Câu 4. Nông nghiệp ở Đông Nam Bộ không có thế mạnh về?

A. Trồng cây lương thực.

B. Trồng  cây công nghiệp lâu năm.

C. Trồng cây công nghiệp hàng năm.

D. Trồng cây ăn quả.

Đáp án A

Câu 5. Tỉnh có thế mạnh để phát triển du lịch biển ở Đông Nam Bộ là

A. Bà Rịa – Vũng Tàu.

B. Bình Dương.

C. Tây Ninh.

D. Bình Phước.

Đáp án A

Câu 6: Đặc điểm  nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của vùng kinh tế Đông Nam Bộ trong nền kinh tế cả nước ?

A. Dẫn đầu về tổng sản phẩm trong nước.                

B. Dẫn đầu về giá trị sản lượng công nghiệp.

C. Dẫn đầu về giá trị hàng xuất khẩu.                   

D. Dẫn đầu về sản lượng lương thực, thực phẩm.

Đáp án D

Câu 7: Việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp của Đông Nam Bộ đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết cấp bách, đặc biệt là

A. xây dựng cơ sở hạ tầng. 

B. tăng cường cơ sở năng lượng.

C. thu hút lao động có kĩ thuật.

D. đào tạo công nhân lành nghề.

Đáp án B

Câu 8: Đối với vấn đề khai thác lãnh thổ chiều sâu trong nông nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ, vấn đề có ý nghĩa hàng đầu là

A. thủy lợi.

B. lao động có trình độ kĩ thuật.        

C. cải tạo đất.

D. thị trường tiêu thụ.

Đáp án A

Câu 9: Ý nghĩa hàng đầu của việc xây dựng các công trình thủy lợi ở vùng Đông Nam Bộ là

A. thực hiện khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong nông nghiệp

B. sử dụng hợp lý tài nguyên nông nghiệp của vùng

C. tạo điều kiện đa dạng hóa cơ cấu cây trồng của vùng

D. đảm bảo nguồn nước sinh hoạt thường xuyên cho các đô thị

Đáp án A

Câu 10: Có ý nghĩa hàng đầu trong việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong nông- lâm- ngư nghiệp ở Đông Nam Bộ là

A. bảo vệ vốn rừng.

B. thay đổi cơ cấu cây trồng.

C. phát triển thủy lợi.

D. đa dạng hóa cơ cấu cây trồng.

Đáp án C

Câu 11: Hạn chế lớn nhất đối với sự phát triển cây công nghiệp ở Đông Nam Bộ là

A. diện tích đất đai bị thu hẹp do đô thị hóa phát triển nhanh.

B. nước mặn xâm nhập sâu trong đất liền vào mùa khô.

C. tình trạng thiếu nước trầm trọng trong mùa khô.

D. thiếu các cơ sở công nghiệp chế biến.

Đáp án C

Câu 12: Phương hướng chính để tăng sản lượng cao su ở Đông Nam Bộ là

A. mở rộng diện tích các vùng chuyên canh cao su.

B. phát triển mạnh các mô hình kinh tế trang trại.

C. sử dụng giống cao su mới cho năng suất cao.

D. Tăng cường lực lượng lao động và cơ sở công nghiệp chế biến.

Đáp án C

Câu 13: Tài nguyên rừng của vùng Đông Nam Bộ có ý nghĩa lớn vì

A. có độ che phủ cao nhất nước, rừng có nhiều gỗ quý lâm sản.

B. giữ nước cho các công trình thủy điện, thủy lợi.

C. ven biển là vùng nuôi trồng thủy sản quan trọng

D. nhu cầu gỗ và củi đun rất lớn của tp Hồ Chí Minh.

Đáp án B

Câu 14. Đặc điểm nào không phải là phương hướng khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong lĩnh vực công nghiệp của Đông Nam Bộ?

A. Tăng cường cơ sở năng lượng cho vùng bằng cách xây dựng các nhà máy thủy điện, nhiệt điện…

B. Tăng cường cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải và thông tin liên lạc

C. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

D. Chú trọng tới vấn đề môi trường.

Đáp án B

Câu 15. Mục tiêu của khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là

A. đẩy mạnh đầu tư vốn, công nghệ.             

B. đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng cao

C. nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ.       

D. khai thác tốt nhất các nguồn lực tự nhiên và kinh tế xã hội

Đáp án C

Câu 16. Mục tiêu của khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là

A. đẩy mạnh đầu tư vốn , công nghệ.              

B. đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng cao.

C. nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ.      

D. khai thác tốt nhất các nguồn lực tự nhiên và KT-XH.

Đáp án C

Câu 17. Tài nguyên khoáng sản nổi bật nhất của vùng Đông Nam Bộ là

A. cao lanh cho công nghiệp gốm, sứ. 

B. sét cho công nghiệp vật liệu xây dựng.

C. dầu khí ở vùng thềm lục địa.

D. bôxit cho công nghiệp luyện kim màu.

Đáp án C

Câu 18. Đặc điểm nào sau đây không phải là kết quả của việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ?

A. Khai thác tốt nguồn lực tài nguyên và kinh tế xã hội.      

B. Đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.

C. Giải quyết tốt vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.

D.Tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành kinh tế khác.

Đáp án D

Câu 19. Vấn đề quan trọng nhất trong phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ là

A. mở rộng quan hệ  hợp tác đầu tư với nước ngoài.

B. đa dạng cơ cấu ngành công nghiệp.

C. bảo vệ tài nguyên và môi trường.

D. giải quyết cơ sở năng lượng.

Đáp án D

Câu 20. Ý nào sau đây không phải  là mục đích của khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ.

A. Đẩy mạnh đầu tư vốn, công nghệ.

B. Đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng cao.

C. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội.

D. Khai thác tốt nhất các nguồn lực sẵn có.

Đáp án A

Câu 21. Ngành nào sau đây đang góp phần làm thay đổi mạnh mẽ nhất cơ cấu kinh tế của Đông NamBộ?

A. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

B. Công nghiệp khai thác dầu khí

C. Công nghiệp đóng tàu.

D. Công nghiệp chế biến thủy sản.

Đáp án B

Câu 22. Ở Đông Nam Bộ, để tránh mất nước ở các hồ chứa, giữ được mực nước ngầm, cần

A. Phục hồi và phát triển các rừng ngập mặn.  

B. Sử dụng nước tiết kiệm, chống ô nhiễm nguồn nước.

C. Bảo vệ vốn rừng trên vùng thượng lưu các sông.

D. Phát triển thủy lợi kết hợp với thủy điện.

Đáp án C

Câu 23. Vấn đề có ý nghĩa hàng đầu trong phát triển nông nghiệp ở Đông Nam Bộ là

A. thay đổi cơ cấu cây trồng.                         

B. phát triển thủy lợi.

C. phát triển công nghiệp chế biến.         

D. áp dụng khoa học kĩ thuật mới trong nông nghiệp.

Đáp án B


Trắc nghiệm bài 39 địa lí 12 câu hỏi trắc nghiệm SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM.

Câu 1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết thành phố nào sau đây là trung tâm công nghiệp lớn nhất ở vùng Đông Nam Bộ?

A. Thủ Dầu Một.

B. Biên Hòa.

C. TP Hồ Chí Minh.

D. Vũng Tàu.

Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết tên khu kinh tế cửa khẩu nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ?

A. Hoa Lư.

B. Xa Mát.

C. Vĩnh Xương.

D. Mộc Bài.

Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào có qui mô trên 120 nghìn tỉ đồng của vùng Đông Nam Bộ?

A. Biên Hòa.

B. Thủ Dầu Một.

C. TP.Hồ Chí Minh.

D. VũngTàu. 

Câu 4. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23 và 29, cho biết tuyến đường ô tô nào nối liền vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên?

A. Quốc lộ 14 và 20.

B. Quốc lộ 13 và 14.

C. Quốc lộ 1và 14.

D. Quốc lộ 1 và 13.

Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết trong các trung tâm công nghiệp sau đây, trung tâm công nghiệp nào không nằm ở vùng Đông Nam Bộ?

A. Thủ Dầu Một.

B. Vũng Tàu.

C. Biên Hòa.

D. Tân An.

Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 5 và 13, hãy cho biết Vườn Quốc gia Cát Tiên thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Đồng Nai.

B. Bình Phước.

C. Bình Dương.

D. Tây Ninh.

Câu 7. Loại đất chiếm tỉ lệ lớn nhất ở vùng Đông Nam Bộ là

A. Đất cát.

B. Đất badan.

C. Đất xám.

D. Đất phù sa.

Đáp án B

Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 5 và 13, hãy cho biết Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Đồng Nai.

B. Bình Phước.

C. Tây Ninh.

D. Bình Dương.

Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết Nhà máy thủy điện nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ?

A. Thác Mơ.

B. Đa Nhim.

C. Cần Đơn.

D. Trị An.

Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10 và 22, hãy cho biết nhà máy thủy điện Trị An nằm trên sông nào?

A. Sông Sài Gòn.

B. Sông Bé.                 

C. Sông Đồng Nai.

D. Sông Vàm Cỏ.

Trên đây hệ thống câu hỏi Trắc nghiệm bài 39 địa lí 12. Nếu bạn thấy có ích thì hãy ủng hộ Admin nhé. Mọi ý kiến thắc mắc hãy để lại lời nhắn nhé.

Bài tiếp theo Bài tập trắc nghiệm bài 41 Đồng bằng sông Cửu Long

One Response

  1. Ksor h chek Tháng Năm 1, 2021

Join The Discussion