Bài tập, câu hỏi trắc nghiệm bài 16 địa lí 12 – Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta. Nội dung câu hỏi trắc nghiệm theo cấu trúc SGK địa lí 12 trang 67 đến 72. Câu hỏi trắc nghiệm về các nội dung sau đây:
I. Bảng ma trận kiểm tra, đánh giá trắc nghiệm bài 16 địa 12
Nội dung | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng thấp | Vận dụng cao |
Đặc điểm dân số và sự phân bố dân cư nước ta. | Biết được các đặc điểm về dân số và sự phân bố dân cư nước ta: đông dân, có nhiều thành phần dân tộc; Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số; Phân bố dân cư chưa hợp lí. | Hiểu được, nhận xét, so sánh làm rõ được các đặc điểm dân số. | Phân tích đặc điểm và đánh giá tác động của dân số đến sự phát triển kinh tế xã hội. Phân tích bảng số liệu, vẽ biểu đồ liên quan. | Giải thích các đặc điểm dân số và lấy được ví dụ minh họa. Phân tích bảng số liệu, vẽ biểu đồ liên quan. |
Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nước ta | Biết được các chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nước ta. | Đề xuất được các giải pháp phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nước ta. |
II. Trắc nghiệm bài 16 địa 12 theo cấu trúc nội dung SGK địa lí 12
1. Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc
Câu 1. Tính đến năm 2019 số dân nước ta khoảng
A. 80 – 82 triệu người.
B. 82 – 85 triệu người.
C. 85 – 90 triệu người.
D. trên 95 triệu người.
Xem đáp án
Đáp án D
Câu 2. Dân số nước ta năm 2019 đứng thứ
A. 2 khu vực Đông Nam Á và thứ 12 trên thế giới.
B. 3 khu vực Đông Nam Á và thứ 12 trên thế giới.
C. 3 khu vực Đông Nam Á và thứ 15 trên thế giới.
D. 1 khu vực Đông Nam Á và thứ 13 trên thế giới.
Xem đáp án
Đáp án C
Câu 3. Dân số đông có ảnh hưởng tích cực như thế nào đến quá trình phát triển kinh tế – xã hội?
A. Ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế.
B. Ảnh hưởng đến vấn đề giáo dục, y tế, nhà ở, việc làm.
C. Ảnh hưởng đến tài nguyên và môi trường.
D. Ảnh hưởng đến nguồn lực để phát triển kinh tế đất nước.
Xem đáp án
Đáp án D
Câu 4. Dân số đông có ảnh hưởng tiêu cực như thế nào đến quá trình phát triển kinh tế – xã hội?
A. Nguồn động dồi dào.
B. Thị trường tiêu thụ lớn.
C. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.
D. Nguồn dự trữ lao động lớn
Xem đáp án
Đáp án C
Câu 5. Căn cứ Atlat ĐLVN trang 16, hãy cho biết những dân tộc có quy mô dân số lớn nhất?
A. Gia-rai, Ê-đê, Ba Na.
B. Tày, Thái, Mường.
C. HMông, Nùng, Dao.
D. Khơme, Hoa, Chăm.
Xem đáp án
Đáp án B
Câu 6. Căn cứ Atlat ĐLVN trang 16, hãy cho biết nhóm ngữ hệ Thái – Kađai chủ yếu phân bố ở vùng nào của nước ta?
A. TD và MN Bắc Bộ.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Tây Nguyên.
D. Đông Nam Bộ.
Xem đáp án
Đáp án A
Câu 7. Căn cứ Atlat ĐLVN trang 16, hãy cho biết nhóm ngữ hệ Nam Đảo chủ yếu phân bố ở vùng nào của nước ta?
A. Vùng núi và trung du Bắc Bộ.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Tây Nguyên.
D. Đông Nam Bộ.
Xem đáp án
Đáp án C
Câu 8. Các dân tộc thiểu số của nước ta phân bố không phổ biến ở khu vực nào?
A. Ở vùng sâu, vùng xa.
B. Các vùng biên giới.
C. Các vùng giao thông vận tải khó khăn.
D. Các huyện đảo.
Xem đáp án
Đáp án D
Câu 9. Dân số nước ta tăng nhanh vào khoảng thời gian nào?
A. Nửa cuối thế kỉ XIX.
B. Nửa đầu thế kỉ XX.
C. Nửa cuối thế kỉ XX.
D. Nửa đầu thế kỉ XXI.
Xem đáp án
Đáp án C
Câu 10. Đâu không phải là nguyên nhân làm cho dân số nước ta tăng nhanh?
A. Quy mô dân số đông.
B. Chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình của Nhà nước.
C. Tỷ lệ tăng dân số cao.
D. Tập quán, quan niệm, tâm lý của người dân.
Xem đáp án
Đáp án B
Câu 11. Dân số tăng nhanh có ảnh hưởng tích cực như thế nào đến quá trình phát triển kinh tế – xã hội nước ta?
A. Tài nguyên suy giảm, môi trường ô nhiễm, không đảm bảo sự phát triển bền vững.
B. Làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp lớn.
C. Chất lượng cuộc sống của người dân chậm được nâng cao.
D. Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế.
Xem đáp án
Đáp án D
Câu 12. Người Việt Nam ở nước ngoài đang sinh sống tập trung nhiều nhất tại
A. Hoa Kỳ, Ôxtrâylia, châu Âu.
B. Hoa Kỳ, Ôxtrâylia, châu Phi.
C. Hoa Kỳ, Ôxtrâylia, Nhật Bản.
D. Hoa Kỳ, Ôxtrâylia, Hàn Quốc.
Xem đáp án
Đáp án A
Câu 13. Thành phần dân tộc nước ta đa dạng là do
A. có nền văn hóa đa dạng, phong phú.
B. lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.
C. nằm ở nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư lớn.
D. tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới.
Xem đáp án
Đáp án C
Trắc nghiệm bài 16 địa 12 (tt)
2. Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ
Câu 1. Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước có sự thay đổi theo xu hướng
A. Tăng tỉ trọng dân số dưới độ tuổi lao động.
B. Giảm tỉ trọng dân số dưới độ tuổi lao động.
C. Giảm tỉ trọng dân số trong độ tuổi lao động.
D. Giảm tỉ trọng dân số ngoài độ tuổi lao động.
Xem đáp án
Đáp án B
Câu 2. Nhận định nào sau đây đúng về cơ cấu dân số nước ta
A. Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động và dưới độ tuổi lao động thấp.
B. Tỉ lệ người trong độ tuổi quá lao động và dưới độ tuổi lao động cao.
C. Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động và dưới độ tuổi lao động cao.
D. Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động và quá độ tuổi lao động cao.
Xem đáp án
Đáp án C
Câu 3. Dân số nước ta đang có sự thay đổi theo xu hướng ngày càng già đi là do
A. Quy mô dân số đông.
B. Chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình của Nhà nước
C. Tỷ lệ tăng dân số cao.
D. Tập quán, quan niệm, tâm lý của người dân.
Xem đáp án
Đáp án B
Câu 4. Hậu quả của việc gia tăng dân số nhanh về mặt môi trường là
A. tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm cao.
B. không đảm bảo sự phát triển bền vững.
C. làm giảm tốc độ phát triển kinh tế.
D. chất lượng cuộc sống chậm được cải thiện.
Xem đáp án
Đáp án B
Câu 5. Dân số nước ta ngày càng già đi có ảnh hưởng tích cực gì đến quá trình phát triển kinh tế – xã hội?
A. Chi phí phúc lợi xã hội ngày càng cao.
B. Thiếu hụt nguồn lao động.
C. Đầu tư phát triển các dịch vụ y tế.
D. Giảm tỷ lệ dân số phụ thuộc.
Xem đáp án
Đáp án D
3. Phân bố dân cư chưa hợp lý
Câu 1. Nhận xét nào sau đây chính xác về sự phân bố dân cư nước ta?
A. Mật độ dân số thành thị thấp hơn nông thôn.
B. Mật độ dân số đồng bằng cao hơn miền núi.
C.Mật độ dân số ĐBSCL cao hơn ĐBSH.
D. Mật độ dân số Bắc Trung Bộ thấp nhất cả nước.
Xem đáp án
Đáp án B
Câu 2. Nhận xét nào sau đây sai khi nói về sự phân bố dân cư nước ta?
A. Đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số.
C. Số dân thành thị ít hơn nông thôn.
B. Miền núi và trung du tập trung khoảng 25% dân số.
D. Số dân thành thị nhiều hơn nông thôn.
Xem đáp án
Đáp án D
Câu 3. Nguyên nhân nào làm cho số dân nông thôn vẫn còn cao?
A. Do ở đồng bằng có điều kiện thuận lợi.
B. Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.
C. Nền kinh tế phát triển nhanh, quá trình CNH, ĐTH diễn ra mạnh.
D. Sản xuất nông nghiệp, phương tiện lạc hậu nên cần sử dụng nhiều lao động.
Xem đáp án
Đáp án D
Câu 4. Nguyên nhân làm cho mật độ dân số đồng bằng cao hơn miền núi?
A. Có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế – xã hội.
B. Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời với nghề trồng lúa nước.
C. Có nhiều quan niệm lạc hậu, trình độ dân trí thấp.
D. Sản xuất nông nghiệp, phương tiện lạc hậu nên cần sử dụng nhiều lao động.
Xem đáp án
Đáp án A
Câu 5. Dân cư phân bố chưa hợp lí gây ra hậu quả gì?
A. Sử dụng lao động lãng phí, khai thác và sử dụng tài nguyên khó khăn.
B. Chi phí phúc lợi xã hội ngày càng cao cho các vùng đông dân cư.
C. Thiếu hụt nguồn lao động ở nông thôn và đồng bằng.
D. Đầu tư phát triển các dịch vụ y tế ở nông thôn và đồng bằng.
Xem đáp án
Đáp án A
Câu 6. Đâu không phải là xu hướng thay đổi trong phân bố dân cư nước ta?
A. Tăng tỉ lệ dân ở miền núi trung du và giảm tỉ lệ dân ở đồng bằng.
B. Giảm dần tỉ lệ dân số nông thôn, tăng dần số dân thành thị.
C. Nhập cư ngày càng lớn ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
D. Nhập cư ngày càng lớn ở Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
Xem đáp án
Đáp án D
Câu 7. Biện pháp quan trọng để góp phần phân bố lại dân cư là
A. Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số.
B. Đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về dân số và kế hoạch hoá gia đình.
C. Xây dựng chính sách chuyển cư phù hợp.
D. Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn.
Xem đáp án
Đáp án C
Câu 8. Biện pháp quan trọng để phân bố lại dân cư giữa miền núi và đồng bằng là
A. Có chính sách thích hợp nhằm chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.
B. Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn.
C. Đổi mới phương thức đào tạo người lao động xuất khẩu có tay nghề cao.
D. Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi.
Xem đáp án
Đáp án D
Trắc nghiệm bài 16 địa lí 12 phần Đọc bảng số liệu về dân số trung bình phân theo giới tính và thành thị, nông thôn
(Đơn vị: Nghìn người) và trả lời các câu hỏi số 9 và 12.
Năm | Tổng số | Theo giới tính | Theo khu vực | ||
Nam | Nữ | Thành thị | Nông thôn | ||
1999 | 76.596,7 | 37.662,1 | 38.934,6 | 18.081,6 | 58.515,1 |
2004 | 81.436,4 | 40.042,0 | 41.394,4 | 21.601,2 | 59.835,2 |
2009 | 86.025,0 | 42.523,4 | 43.501,6 | 25.584,7 | 60.440,3 |
2014 | 90.728,9 | 44.758,1 | 45.970,8 | 30.035,4 | 60.693,5 |
Câu 9. Nhận xét nào sau đây chưa chính xác?
A. Số nam có tốc độ tăng nhanh hơn số nữ.
B. Số nam có tốc độ chậm nhanh hơn số nữ.
C. Số dân thành thị có tốc độ tăng nhanh hơn số dân nông thôn.
D. Số dân nông thôn có tốc độ tăng chậm hơn số dân thành thị.
Câu 10. Nhận xét nào sau đây sai?
A. Tỷ lệ nam có xu hướng giảm và tỷ lệ nữ có xu hướng tăng.
B. Tỷ lệ nam có xu hướng tăng và tỷ lệ nữ có xu hướng giảm.
C. Tỷ lệ dân thành thị có xu hướng tăng.
D. Tỷ lệ dân nông thôn có xu hướng giảm.
Câu 11. Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn là
A. Biểu đồ kết hợp.
B. Biểu đồ tròn.
C. Biểu đồ miền.
D. Biểu đồ đường.
Câu 12. Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình dân số phân theo giới tính là
A. Biểu đồ kết hợp.
B. Biểu đồ cột nhóm
C. Biểu đồ cột chồng.
D. Biểu đồ đường.
Trắc nghiệm bài 16 địa 12 online
Wrong shortcode initialized
Câu hỏi trắc nghiệm bài 16 địa lí 12 được admin tổng hợp, biên soạn, sắp xếp theo nội dung cấu trúc như trong SGK địa lí 12 từ trang 67-72. Việc biên soạn như vậy sẽ giúp các bạn dạy học và ôn tập được thuận thiện hơn. Hy vọng các bạn sẽ thích nó.