Hệ thống bài tập, câu hỏi trắc nghiệm bài 15 địa 12- Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai, có đáp án. Nội dung câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh các nội dung về: Bảo vệ môi trường, một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống (bão, ngập lụt, hạn hán, lũ quyets, hạn hán và các thiên tai khác). Admin xin giới thiệu nội dung cụ thể:
1. Bảo vệ môi trường
Câu 1: Sự gia tăng các thiên tai bão lụt, hạn hán và sự biến đổi bất thường về thời tiết, khí hậu là biểu hiện của tình trạng
A. ô nhiễm môi trường.
B. biến đổi khí hậu.
C. mất cân bằng sinh thái môi trường.
D. suy giảm đa dạng sinh học.
Xem đáp án
Đáp án C
Câu 2: Bảo vệ tài nguyên và môi trường bao gồm
A. bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai.
B. bảo vệ đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên.
C. sử dụng tài nguyên hợp lí, lâu bền và đảm bảo chất lượng môi trường sống.
D. sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
Xem đáp án
Đáp án C
2. Một số thiên tai và biện pháp phòng chống
Trắc nghiệm bài 15 địa 12 phần a. Bão
Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết vùng nào sau đây của nước ta chịu ảnh hưởng tần suất bão lớn nhất?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Xem đáp án
Đáp án B
Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết bão ở nước ta tập trung nhiều nhất vào tháng?
A. XI.
B. X.
C. VII.
D. IX.
Xem đáp án
Đáp án D
Câu 3: Đâu không phải là hậu quả của bão?
A. Gây ngập mặn vùng ven biển.
B. Làm ngập lụt trên diện rộng.
C. Tàn phá nhà cửa, các công trình giao thông.
D. Gây thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt.
Xem đáp án
Đáp án D
Câu 4: Phương châm “bốn tại chỗ” trong phòng chống bão ở nước ta là
A. lực lượng- cứu hộ- hậu cần- phương tiện.
B. lực lượng- hậu cần- phương tiện- chỉ huy.
C. lực lượng- lương thực- cứu hộ- phương tiện.
D. lực lượng- hậu cần- chỉ huy- cứu hộ.
Xem đáp án
Đáp án B
Câu 5: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết mùa bão ở nước ta thường xảy ra chủ yếu trong khoảng?
A. tháng 5 – tháng 10
B. tháng 6 – tháng 11
C. tháng 7- tháng 12
D. tháng 5 – tháng 12
Xem đáp án
Đáp án B
Câu 6: 70% số cơn bão trong toàn mùa bão thuộc về các tháng?
A. 5,6,7
B. 6,7,8
C. 7,8,9
D. 8,9,10
Xem đáp án
Đáp án D
Câu 7: Mùa bão ở nước ta có đặc điểm?
A. Ở miền Bắc muộn hơn miền Nam.
B. Ở miền Trung sớm hơn miền Bắc.
C. Chậm dần từ Bắc vào Nam.
D. Chậm dần từ Nam ra Bắc.
Xem đáp án
Đáp án C
Câu 8: Dựa vào đâu mà chúng ta có thể dự báo khá chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão?
A. Tin tức của tàu thuyền.
B. Các thiết bị vệ tinh.
C. Các loài chim di cư.
D. Sự thay đổi của thời tiết.
Xem đáp án
Đáp án B
Câu 9: Vùng ven biển cần phải làm gì để tránh thiệt hại do bão?
A. Xây dựng nhà cửa kiên cố.
B. Làm cầu cống vững chắc.
C. Củng cố các công trình đê biển.
D. Đắp đê sông.
Xem đáp án
Đáp án C
Câu 10: Bão là một thiên tai gây tác hại rất lớn cho sản xuất và đời sông nhân dân, nhất là ở vùng
A. đồng bằng.
B. trung du.
C. trũng thấp.
D. ven biển.
Xem đáp án
Đáp án D
Câu 11: Trung bình mỗi năm có khoảng bao nhiêu cơn bão đổ bộ vào nước ta?
A. 1- 2 cơn.
B. 8-10 cơn.
C. 3-4 cơn.
C. 4- 5 cơn.
Xem đáp án
Đáp án C
b. Ngập lụt
Câu 1: Vùng chịu lụt úng nghiêm trọng nhất nước ta là
A. đồng bằng sông Cửu Long.
B. Bắc Trung Bộ.
C. duyên hải Nam Trung Bộ.
D. đồng bằng sông Hồng.
Xem đáp án
Đáp án D
Câu 2: Vùng ĐB sông Hồng hay bị ngập lụt không chỉ do mưa lớn mà còn do
A. triều cường, nhiều sông lớn.
B. đê sông, đê biển bao bọc, mật độ xây dựng cao.
C. mưa lớn, triều cường.
D. nước biển dâng, lũ nguồn về.
Xem đáp án
Đáp án B
Câu 3: Nguyên nhân gây ngập lụt ở Trung Bộ là do
A. triều cường, nhiều sông lớn.
B. đê sông, đê biển bao bọc, mật độ xây dựng cao.
C. mưa lớn, triều cường, nhiều sông lớn.
D. mưa bão lớn, nước biển dâng, lũ nguồn về.
Xem đáp án
Đáp án D
Câu 4: Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho ĐBSCL chịu ngập lụt là
A. địa hình đồng bằng thấp và không có đê sông, đê biển.
B. xung quanh các mặt đất thấp có đê bao bọc .
C. mưa lớn kết hợp với triều cường .
D. mật độ xây dựng cao .
Xem đáp án
Đáp án C
Câu 5: Nguyên nhân làm cho Đồng Bằng DH Miền Trung ngập lụt trên diện rộng là
A. có nhiều đầm phá làm chậm thoát nước sông ra biển .
B. sông ngắn dốc, tập trung nước nhanh.
C. mực nước biển dâng cao làm ngập mạnh vùng ven biển .
D. mưa bão, nước biển dâng và lũ nguồn.
Xem đáp án
Đáp án D
c. Lũ quyét
Câu 1: Theo kết quả nghiên cứu của Viện Khí tượng- Thủy văn thì lũ quét xảy ra theo xu hướng ngày càng
A. giảm.
B. dễ kiểm soát.
C. dễ dự báo.
D. tăng.
Xem đáp án
Đáp án D
Câu 2: Ở miền Bắc, lũ quét thường xảy ra vào các tháng
A. X- XII.
B. VI- XI.
C. VI- X.
D. V- XII.
Xem đáp án
Đáp án C
Câu 3: Suốt dải miền Trung, lũ quét thường xảy ra vào các tháng
A. X- XII.
B. VI- XI.
C. VI- X.
D. V- XII.
Xem đáp án
Đáp án A
Câu 4: Lũ quét xảy ra ở những lưu vực sông suối miền núi chủ yếu là do
A. địa hình chia cắt, độ dốc nhỏ, lớp phủ thực vật nhiều
B. địa hình chia cắt mạnh, mất lớp phủ thực vật, bề mặt đất dễ bị xói mòn
C. địa hình chia cắt, lớp phủ thực vật nhiều, độ dốc lớn
D. địa hình chia cắt mạnh, mất lớp phủ thực vật, bề mặt đất bằng phẳng.
Xem đáp án
Đáp án B
Câu 5: Mưa bão lớn , nước biển dâng , lũ nguồn đã làm cho nhiều vùng trũng Bắc Trung Bộ và đồng bằng hạ lưu các sông lớn Nam Trung Bộ bị ngập úng mạnh vào các tháng
A. 8-9.
B. 9-10.
C. 10-11.
D. 8-11.
Xem đáp án
Đáp án C
Câu 6: Vùng thường xảy ra lũ quét nặng nề nhất nước ta là
A. Vùng núi phía bắc.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Tây Nguyên.
D. Đông Nam Bộ .
Xem đáp án
Đáp án A
Câu 7: Vào các tháng 10-12 lũ quét thường xảy ra ở các tỉnh thuộc
A. Thượng nguồn sông Đà (Sơn La, Lai Châu).
B. Lưu vực sông thao (Lào cai, Yên Bái).
C. Lưu vực sông cầu (Bắc Kạn, Thái Nguyên).
D. Suốt dải Miền Trung.
Xem đáp án
Đáp án D
Câu 8: Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc sẽ hạn chế được thiên tai nào sau đây?
A. Động đất.
B. Mưa đá.
C. Bão.
D. Lũ quét.
Xem đáp án
Đáp án D
d. Hạn hán
Câu 1: Mùa khô ở Tây Nguyên thường kéo dài
A. 3-4 tháng.
B. 6- 7 tháng.
C. 4- 5 tháng.
D. 5- 6 tháng.
Xem đáp án
Đáp án C
Câu 2: Đâu là hậu quả của hạn hán?
A. Gây sạt lở đất nghiêm trọng.
B. Gây mưa, bão trên diện rộng.
C. Gây ngập mặn vùng ven biển.
D. Gây thiếu nước nghiêm trọng.
Xem đáp án
Đáp án D
Câu 3: Lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam là do
A. thời gian của mùa khô bằng mùa mưa.
B. mùa đông có hiện tượng mưa phùn.
C. có diện tích lớn, nhiều công trình thủy lợi.
D. có nhiều hệ thống sông lớn.
Xem đáp án
Đáp án B
Câu 4: Đâu là thiên tai chủ yếu của Tây Nguyên?
A. Bão.
B. Ngập lụt.
C. Lũ quét.
D. Hạn hán.
Xem đáp án
Đáp án D
Câu 5: Biện pháp để phòng chống khô hạn lâu dài là
A. phủ xanh đất trống đồi núi trọc.
B. quy hoạch các điểm dân cư.
C. sử dụng tiết kiệm nước.
D. xây dựng những công trình thủy lợi hợp lí.
Xem đáp án
Đáp án D
Câu 6: Ở nước ta, khu vực hạn hán kéo dài nhất là
A. Tây Bắc.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Tây Nguyên.
D. Ven biển cực Nam Trung Bộ.
Xem đáp án
Đáp án D
Câu 7: Mùa khô kéo dài tới 6-7 tháng ở
A. Đồng bằng Nam Bộ.
B. Tây Nguyên .
C. Vùng ven biển cực Nam Trung Bộ.
D. Bắc Trung Bộ .
Xem đáp án
Đáp án C
Câu 8: Tại các thung lũng khuất gió ở Miền Bắc như Yên Châu, Sông Mã, Lục Ngạn, mùa khô thường kéo dài
A. 3- 4 tháng.
B. 4- 5 tháng.
C. 6- 7 tháng.
D. 5- 7 tháng.
Xem đáp án
Đáp án A
đ. Các thiên tai khác
Câu 1: Vùng xảy ra động đất mạnh nhất ở nước ta là
A. Đông Bắc.
B. Nam Trung Bộ.
C. Tây Bắc.
D. Bắc Trung Bộ.
Xem đáp án
Đáp án C
Câu 2: Thiên tai nào sau đây không phải là hệ quả của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với lượng mưa lớn tập trung theo mùa ở nước ta ?
A. Động đất.
B. Ngập lụt.
C. Lũ quét.
D. Hạn hán .
Xem đáp án
Đáp án A
Câu 3: Loại tiên tai nào sau đây tuy mang tính cục bộ địa phương, nhưng diễn ra thường xuyên và cũng gây thiệt hại lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân?
A. Bão.
B. Ngập úng, lũ quét và hạn hán.
C. Động đất.
D. Lốc, mưa đá, sương muối .
Xem đáp án
Đáp án D
Câu 4: Loại thiên tai nào sau đây xảy ra bất thường và rất khó phòng tránh?
A. Bão.
B. Hạn hán.
C. Ngập lụt.
D. Động đất.
Xem đáp án
Đáp án D
Câu 5: Tại vùng biển nước ta, động đất tập trung chủ yếu ở
A.vịnh Bắc Bộ.
B. vịnh Thái Lan.
C. ven biển Bắc Trung Bộ.
D. ven biển Nam Trung Bộ.
Xem đáp án
Đáp án D
Câu 6: Ở vùng nào của nước ta, hoạt động động đất biểu hiện rất yếu?
A. Tây Bắc.
B. Đông Bắc.
C. Miền Trung.
D. Nam Bộ.
Xem đáp án
Đáp án D
Trắc nghiệm bài 15 địa 12 phần 3. Chiến lược quốc gia về bảo tài nguyên môi trường
Câu 1: Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường đảm bảo
A. sự giàu có của đất nước về nguồn gen.
B. ngăn ngừa ô nhiễm môi trường.
C. duy trì các hệ sinh thái.
D. sự bảo vệ đi đôi với phát triển bền vững.
Xem đáp án
Đáp án D
Câu 2: Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường ở Việt Nam được xây dựng trên những nguyên tắc chung của chiến lược nào?
A. Chiến lược bảo vệ tài nguyên toàn cầu.
B. Chiến lược bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
C. Chiến lược bảo vệ thiên nhiên.
D. Chiến lược bảo vệ môi trường.
Xem đáp án
Đáp án A
Câu hỏi trắc nghiệm được admin tổng hợp, biên soạn, sắp xếp theo nội dung cấu trúc như trong SGK địa lí 12 từ trang 62-65. Việc biên soạn như vậy sẽ giúp các bạn dạy học và ôn tập được thuận thiện hơn. Hy vọng các bạn sẽ thích nội dung trắc nghiệm bài 15 địa 12 của admin.