trắc nghiệm địa lí 12

Trắc nghiệm bài 2 địa lí 12

Để có nguồn tư liệu giảng dạy và học tập. abazan.net xin giới thiệu với các bạn bài tập trắc nghiệm đầu tiên trong chương trình Địa lí 12. Trắc nghiệm bài 2 địa lí 12. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ. Tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm hay, đầy đủ, có đáp án.

1. Vị trí địa lí

Câu 1. Từ Nam ra Bắc, lãnh thổ đất liền nước ta kéo dài qua các vĩ độ

A. từ 160B đến 23023’B.                     B. từ 180B đến 23023’B.   

C. từ 8034’B đến 23023’B.                  D. từ 8034’B đến 23027’B.

Câu 2. Điểm cực Đông trên đất liềm của nước ta nằm ở tỉnh ?

A. Hà Giang.               B. Cà Mau.                    C. Khánh Hoà.                    D. Điện Biên.

Câu 3. Trên biển Đông, các đảo và quần đảo nước ta còn kéo dài tới tận khoảng

A. 6050’B và 1010 Đ đến 117020’Đ.                           B. 8034’B và 1010 Đ đến 117020’Đ.

C. 6050’B và 1010 Đ đến 109020’Đ.                           D. 8034’B và 1010 Đ đến 109020’Đ.

Câu 4. Nước ta nằm trong múi giờ 7 là do

A. Kinh tuyến 1020Đ chạy qua           .                       B. Kinh tuyến 1090Đ chạy qua.

C. Kinh tuyến 1050Đ chạy qua.                                  D. Kinh tuyến 1200Đ chạy qua.

Câu 5. Nước ta là cầu nối giữa 2 lục địa

A. Á-Âu và Bắc Mỹ.                                                  B. Á-Âu và Nam Mỹ.            

C. Á-Âu và Ôxtrâylia.                                                D. Á-Âu và lục địa Nam cực.

Câu 6. Nước ta là cầu nối giữa 2 đại dương

A. Bắc Băng Dương và Ấn Độ Dương          .  B. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

C. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.                D. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.

Trắc nghiệm bài 2 địa lí 12. Bản đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á.
Bản đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á

Câu 7. Nước Việt Nam nằm ở

A. bán đảo Trung Ấn, khu vực cận nhiệt đới.

B. rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á.

C. phía đông Thái Bình Dương, khu vực kinh tế sôi động của thế giới.

D. rìa phía đông châu Á, khu vực ôn đới.

Câu 8. Ý nào sau đây không đúng đối với vị trí địa lí nước ta?

A. rìa phía đông bán đảo Đông Dương.                     B. gần trung tâm Đông Nam Á.

C. tiếp giáp Ấn Độ Dương.                                        D. tiếp giáp Thái Bình Dương.

Câu 9. Trên đất liền lãnh thổ nước ta kéo dài theo chiều bắc nam khoảng

A. gần 17 vĩ độ.          B. gần 15 vĩ độ.           C. 8034’B.       D. 23023’B.

Câu 10. Nơi hẹp nhất theo chiều Đông – Tây trên đất liền của nước ta thuộc tỉnh

A. Quảng Ninh.          B. Quảng Bình.           C. Quảng Trị.              D. Quảng Nam.

Câu 11. Lãnh thổ nước ta không nằm trên

A. Bán đảo Trung Ấn.                                               B. Bán đảo Đông Dương.

C. Bán đảo A rập.                                                       D. Lục địa Á –Âu.

Câu 12. Đặc điểm nào sau đây không đúng với vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta?

A. Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.

B. Việt Nam nằm ở vị trí cầu nối giữa các nước Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.

C. Việt Nam nằm trọn vẹn trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc.

D. Lãnh thổ Việt Nam nằm trong vùng có nhiều động đất và núi lửa trên thế giới.

Câu 13. Phần phía Bắc lãnh thổ trên đất liền của nước ta giáp với

A. Campuchia.

B. Lào.

C. Trung Quốc.

D. Biển Đông.

Trắc nghiệm bài 2 địa lí 12 phần 2. Phạm vi lãnh thổ

a) Vùng đất

Câu 1. Vùng đất Việt Nam gồm toàn bộ phần đất liền và các

A. hải đảo.       B. đảo ven bờ.             C. đảo xa bờ.               D. quần đảo.

Câu 2. Phạm vi lãnh thổ Việt Nam bao gồm

A. Vùng đất, vùng biển, vùng núi.     B. Vùng đất, vùng biển, đồng bằng.

C. Vùng đất, vùng biển, vùng trời.     D. Vùng đất, vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế.

Câu 3. Phần lớn biên giới trên đất liền nước ta nằm ở khu vực

A. miền núi.                B. đồng bằng.              C. trung du.                 C. cao nguyên.

Câu 4. Việt Nam có chung đường biên giới trên đất liền với các nước

A. Lào, Campuchia, Thái Lan.                              B. Lào, Campuchia, Trung Quốc.

C. Lào, Thái Lan, Trung Quốc.                              D. Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan. 

Câu 5. Tỉnh nào có chung đường biên giới với Campuchia?

A. Quảng Ninh.                      B. Nghệ An.                C. Hậu Giang.             D. Kiên Giang.

Câu 6. Cửa khẩu nào nằm trên đường biên giới giữa nước ta với Lào?

A. Tà Lùng.                             B. Bờ Y.                    C. Hoa Lư.                  D. Xà Xía.    

Câu 7. Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào sau đây giáp biển?

A. Hà Nội.                              B. Hoà Bình.               C. Đà Nẵng.                D. Tây Ninh.

Câu 8. Đường bờ biển của nước ta kéo dài từ

A. Hải Phòng đến Kiên Giang.                                   B. Hải Phòng đến Cà Mau.

C. Quảng Ninh đến Kiên Giang .                               D. Quảng Ninh đến Cà Mau.

Câu 9. Các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Côn Sơn thuộc những tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào?

A. Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hoà.                       

B. Hải Phòng, Đà Nẵng, Bà Rịa – Vũng Tàu.

C. Đà Nẵng, Khánh Hoà, Bà Rịa – Vũng Tàu.         

D. Hải Phòng, Hà Tĩnh, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Câu 10. Nước nào không có chung đường biên giới trên Biển Đông?

A. Việt Nam.              B. Malaixia.                 C. Mianma.                 D. Singapo.

Câu 11. Chiều dài trên đường biên giới giữa nước ta với Trung Quốc, Lào, Campuchia theo thứ tự là

A. 2100 km, 1400 km, 1100km.                                 B. 1100km, 2100 km, 1400 km.

C. 1400 km, 2100 km, 1100km.                                 D. 1100km, 1400 km, 2100 km.

Câu 12. Cửa khẩu nào sau đây không nằm trên đường biên giới giữa nước ta với Trung Quốc?

A. Hữu Nghị.              B. Tà Lùng.                 C. Móng Cái.              D. Tây Trang.

Câu 13. Tỉnh nào sau đây không giáp Trung Quốc?

A. Lạng Sơn.              B. Sơn La.                   C. Cao Bằng   .           D. Lào Cai.

Câu 14. Tỉnh nào sau đây có chung đường biên giới với Lào và Campuchia?

A. Long An.                B. Bình Phước.           C. An Giang    .           D. Kon Tum.

Câu 15. Tỉnh nào sau đây có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc?

A. Điện Biên.              B. Thanh Hoá.             C. Lào Cai.                  D. Hà Giang.

Câu 16. Nơi hẹp nhất lãnh thổ Việt Nam theo chiều Đông – Tây thuộc tỉnh nào sau đây?

A: Quảng Trị.

B: Quảng Bình.

C: Quảng Nam.

D: Quảng Ninh.

Xem đáp án

b) Vùng biển

Câu 1. Lãnh hải là

A. vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển.                            

B. vùng biển rộng 200 hải lí.

C. vùng tiếp giáp với vùng biển quốc tế.                                           

D. vùng có độ sâu khoảng 200m.

Câu 2. Đường cơ sở của nước ta được xác định là đường

A. Nằm cách bờ biển 12 hải lí.                                                          

B. Nối các điểm có độ sâu 200 m.

C. Nối các mũi đất xa nhất với các đảo ven bờ.

D. Tính từ mức nước thủy triều cao nhất đến các đảo ven bờ.

Câu 3. Vùng biển nào được xem như lãnh thổ trên đất liền?

 A. Nội thuỷ.               B. Lãnh hải.         C. Tiếp giáp lãnh hải.         D. Đặc quyền kinh tế.

Câu 4. Vùng biển nào là chủ quyền quốc gia trên biển của nước ta, là nơi tàu thuyền quốc tế không được phép vào nếu như không có sự cho phép của nước ta?

A. Nội thuỷ.             B. Lãnh hải.           C. Tiếp giáp lãnh hải.         D. Đặc quyền kinh tế.

Câu 5. Vùng biển nào nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng các nước khác được hoạt động hàng hải?

A. Nội thuỷ.         B. Lãnh hải.         C. Tiếp giáp lãnh hải.            D. Đặc quyền kinh tế.

Câu 6. Vùng biển nào nước ta có quyền thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí tài nguyên thiên nhiên?

A. Thềm lục địa.          B. Lãnh hải.       C. Tiếp giáp lãnh hải.           D. Đặc quyền kinh tế.

Câu 7. Vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển của mấy quốc gia?

A. 6 quốc gia.              B. 7 quốc gia.              C. 8 quốc gia.              D. 9 quốc gia.

Câu 8. Tỉnh nào sau đây ở Đồng bằng sông Cửu Long không giáp biển?

A. Tiền Giang.                        B. Hậu Giang.             C. Kiên Giang.                  D. Bến Tre.

Câu 9. Tỉnh nào sau đây ở Đồng bằng sông Hồng không giáp biển?

A. Hưng Yên.             B. Ninh Bình.              C. Thái Bình.               D. Nam Định.

Câu 10. Tỉnh duy nhất ở Trung du Miền núi Bắc Bộ giáp biển là

A. Cao Bằng.              B. Thanh Hoá.             C. Lạng Sơn.               D. Quảng Ninh.

Câu 11. Theo quan niệm mới về luật biển quốc tế, vùng biển nước ta rộng

A. khoảng 3 triệu km2.                                                B. khoảng 2 triệu km2.           

C. khoảng 1 triệu km2.                                                D. khoảng 4 triệu km2.

Câu 12. Ý nào sau đây không đúng về quy định vùng thềm lục địa của nước ta theo luật biển quốc tế năm 1982?

A. Độ sâu 200m tính từ đường cơ sở trở ra. 

B. Độ sâu 200m tính từ đất liền trở ra.

C. Được kéo dài đến 200 hải lí nếu độ sâu 200m chưa qua khỏi vùng đặc quyền kinh tế.

D. Vượt qua 200 hải lý nếu qua khỏi vùng đặc quyền kinh tế  mà độ sâu chưa đến 200m.

Câu 13. Theo luật biển quốc tế năm 1982, vùng lãnh hải nước ta rộng

A. 12 hải lý, tính từ đường cơ sở.                              B. 12 hải lý, tính từ đất liền.

C. 200 hải lý, tính từ đường cơ sở.                             D. 200 hải lý, tính từ đất liền.

Trắc nghiệm bài 2 địa lí 12 phần 3. Ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta

Câu 1. “Đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa”, đặc điểm này do yếu tố nào quy định?

A. Khí hậu.                 B. Địa hình.                 C. Vị trí địa lí.                 D. Giáp biển Đông.

Câu 2. Vị trí địa lí không quy định đặc điểm nào về thiên nhiên nước ta sau đây?

A. thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

B. thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.

C. tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú.

D. địa hình có nhiều đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

Câu 3. Do vị trí địa lí nên nước ta nằm trong khu vực có nhiều thiên tai như

A. bão, lũ, hạn hán.                             B. cát bay, cát chảy.   

C. sạt lở bờ biển.                                 D. băng tuyết tan.

Câu 4. Ý nào sau đây không đúng về ý nghĩa của vị trí địa lí của nước ta đối với kinh tế?

A. Nằm trên ngả tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng.

B. Tạo điều kiện cho nước ta giao lưu thuận lợi với các nước.

C. Là cửa ngõ mở lối ra biển thuận tiện cho Lào và các nước trong khu vực.

D. Có ý nghĩa trong việc phát triển kinh tế, các vùng lãnh thổ.

Câu 5. Ý nào sau đây đúng về ý nghĩa của vị trí địa lí của nước ta đối với việc phát triển văn hoá – xã hội?

A. Tạo điều kiện cho nước ta giao lưu thuận lợi với các nước.

B. Hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và trong khu vực.

C. Thực hiện tốt chính sách mở cửa, hội nhập và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

D. Có ý nghĩa trong việc phát triển kinh tế, các vùng lãnh thổ.

Câu 6. Ý nào sau đây không đúng về ý nghĩa của vị trí địa lí của nước ta đối với an ninh quốc phòng?

A. Nước ta có một vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á.

B. Nước ta nằm trong khu vực nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới.

C. Biển Đông có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

D. Biển Đông cá tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú.

Abazan.net sẽ tiếp tục cập nhật những câu hỏi trắc nghiệm mới cho bài 2 địa lí 12. Nếu bạn thấy bổ ích thì hãy like và share để động viên Admin nhé.

6 Comments

  1. Tú trinh Tháng Chín 23, 2019
    • admin Tháng Chín 23, 2019
      • An Doo Tháng Hai 23, 2020
        • admin Tháng Hai 23, 2020
  2. Quỳnh Tháng Mười 17, 2019
    • admin Tháng Mười 18, 2019

Join The Discussion