trắc nghiệm địa lí 12

Trắc nghiệm bài 10 địa lí 12

Trắc nghiệm bài 10 địa lí 12. Nội dung Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện qua các thành phần tự nhiên khác như: địa hình, sông ngòi, đất và sinh vật; Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống.

a. Địa hình

Câu 1. Quá trình xâm thực xảy ra mạnh mẽ ở những nơi có

A. địa hình thấp, sườn dốc, lượng mưa lớn.

B. địa hình cao, sườn dốc, lượng mưa lớn.

C. địa hình cao, sườn dốc, lượng mưa nhỏ.   

D. địa hình thấp, sườn dốc, lượng mưa nhỏ.

Xem đáp án

Câu 2. Hệ quả của quá trình xâm thực mạnh ở miền núi là

A. dòng chảy mạnh.                                                  

B. tổng lượng cát bùn lớn.

C. hệ số bào mòn nhỏ.                                                          

D. tạo thành nhiều phụ lưu.

Xem đáp án

Câu 3. Quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình nước ta hiện tại là

A. xâm thực – bào mòn.                                                         

B. bồi tụ – bào mòn.                  

C. xâm thực – bồi tụ.                                                              

D. rửa trôi – bồi tụ.

Xem đáp án

Câu 4. Quá trình hóa học tham gia vào việc làm biến đổi bề mặt địa hình hiện tại được biểu hiện ở

A. tạo thành địa hình Cácxtơ.                        

B. đất trượt, đá lở ở sườn dốc.

C. hiện tượng bào mòn, rửa trôi đất.             

D. hiện tượng xâm thực.

Xem đáp án

Câu 5. Tác động của địa hình xâm thực mạnh đến việc sử dụng đất ở nước ta là

A. bào mòn, rửa trôi đất, làm trơ sỏi đá.                    

B. tạo thành địa hình cácxtơ với các hang động ngầm.

C. bề mặt địa hình bị cắt xẻ, hẻm vực, khe sâu.         

D. tích tụ đất đá thành nón phóng vật ở chân núi.

Xem đáp án

Trắc nghiệm bài 10 địa lí 12 phần b. Sông ngòi

Câu 1. Đặc điểm nào sau đây không đúng với mạng lới sông ngòi nước ta?

A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.                              

B. Sông nhiều nước quanh năm.

C. Giàu phù sa.                                                          

D. Chế độ nước theo mùa.

Xem đáp án

Câu 2. Nhịp điệu dòng chảy trong năm của sông ngòi nước ta chủ yếu phụ thuộc vào

A. độ dài của sông.                                                    

B. chế độ mưa mùa.

C. đặc điểm địa hình.

D. hình dạng sông ngòi.

Xem đáp án

Câu 3. Chế độ nước sông theo mùa là hệ quả của

A. sông ngòi nước ta nhiều nhưng phần lớn là sông nhỏ.     

B. sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn.

C. 60% lượng nước sông là từ phần lưu vực ngoài lãnh thổ.

D. nhịp điệu dòng chảy của sông theo sát nhịp điệu mưa.

Xem đáp án

Câu 4. Địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta biểu hiện rõ rệt ở

A. sự đa dạng của địa hình: đồi núi, cao nguyên, đồng bằng…

B. sự phân hóa rõ theo độ cao với nhiều bậc địa hình.

C. sự xâm thực mạnh ở vùng đồi núi và bồi tụ nhanh ở đồng bằng.

D. cấu trúc địa hình gồm hai hướng chính: tây bắc – đông nam và vòng cung.

Xem đáp án

Câu 5. Chế độ dòng chảy sông ngòi nước ta thất thường do

A. độ dốc lòng sông lớn.                   

B. sông có đoạn chảy ở miền núi, đoạn chảy ở đồng bằng.

C. chế độ mưa thất thường.               

D. lòng sông nhiều nơi bị phù sa bồi đắp.

Xem đáp án

Câu 6. Ở nước ta các đồng bằng hạ lưu sông được bồi tụ, mở mang nhanh chóng là hệ quả của

A. quá trình xâm thực, bóc mòn mạnh mẽ ở miền núi.          

B. mạng lưới sông ngòi dày đặc.

C. sông ngòi nhiều nước.                                                       

D. chế độ nước sông theo mùa.

Xem đáp án

Câu 7. Hàm lượng phù sa của sông ngòi nước ta lớn là do

A. mạng lưới sông ngòi dày đặc.                   

B. tổng lượng nước sông lớn.

C. chế độ nước sông thay đổi theo mùa.       

D. quá trình xâm thực, bào mòn mạnh ở vùng đồi núi.

Xem đáp án

Câu 8. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 10, khu vực có đặc điểm mạng lưới sông ngòi ngắn, nhỏ, chảy theo hướng tây – đông ở nước ta là

A. vùng núi Đông Bắc.                                  

B. đồng bằng sông Hồng.

C. duyên hải miền Trung.                              

D. đồng bằng sông Cửu Long.

Xem đáp án

Câu 9. Đây là một đặc điểm của sông ngòi nước ta do chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

A. Lượng nước phân bố không đều giữa các hệ sông.

B. Phần lớn sông chảy theo hướng tây bắc – đông nam.

C. Phần lớn sông đều ngắn dốc, dễ bị lũ lụt.

D. Sông có lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao.

Xem đáp án

Câu 10. Sông ngòi ở Tây Nguyên và Nam Bộ lượng dòng chảy kiệt rất nhỏ vì

A. Phần lớn sông ở đây đều ngắn, độ dốc lớn.

B. Phần lớn sông ngòi ở đây đều nhận nước từ bên ngoài lãnh thổ.

C. Ở đây có mùa khô sâu sắc, nhiệt độ cao, bốc hơi nhiều.

D. Sông chảy trên đồng bằng thấplại đổ ra biển bằng nhiều chi lưu.

Xem đáp án

Câu 11. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện ở vùng núi đá vôi là

A. bề mặt địa hình bị cắt xẻ mạnh.                                        

B. đất bị bạc màu.

C. có nhiều hang động ngầm, suối cạn, thung lũng khô.       

D. thường xảy ra hiện tượng đất trượt đá lở.

Xem đáp án

Câu 12. Đặc điểm nào sau đây của sông ngòi không chịu ảnh hưởng của yếu tố khí hậu?

A. nhiều thác ghềnh.                                      

B. lượng phù sa lớn.

C. thủy chế theo mùa.                                    

D. tổng lượng dòng chảy lớn.

Xem đáp án

Câu 13. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết ở Nam Bộ có 2 hệ thống sông lớn là

A. sông Hồng, sông Thái Bình.                     

B. sông Mã, sông Cả.

C. sông Cả, sông Thu Bồn.                            

D. sông đồng Nai, sông Mê Kông (Cửu Long)

Xem đáp án

Câu 14. Thủy chế theo mùa của sông ngòi là hệ quả của

A. chế độ gió mùa.                                         

B. chế độ mưa mùa.   

C. thảm thực vật.                                           

D. địa hình.

Xem đáp án

Câu 15. Hình dáng lãnh thổ hẹp ngang và địa hình làm cho sông ngòi nước ta có đặc điểm gì?

A. Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.

B. Sông ngòi dày đặc.

C. Chế độ nước theo mùa.

D. Chủ yếu sông nhỏ, ngắn, dốc.

Xem đáp án

Trắc nghiệm bài 10 địa lí 12 (tiếp theo)

c. Đất

Câu 1. Đất feralit ở nước ta thường có đặc tính chua là do

A. có sự tích tụ nhiều ôxit sắt.                                   

B. có sự tích tụ nhiều ôxit nhôm.

C. mưa nhiều rửa trôi hết các chất badơ dễ tan.        

D. quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh.

Xem đáp án

Câu 2. Quá trình hình thành đất chủ yếu ở Việt Nam là

A. quá trình rửa trôi các chất ba dơ dễ tan.               

B. quá trình tích tụ ôxit sắt, nhôm.

C. quá trình feralit.                                                     

D. quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh.

Xem đáp án

Câu 3. Đất feralit có màu đỏ vàng là do

A. hình thành trên đá mẹ có nhiều chất badơ.                       

B. nhận dược nhiều ánh sáng mặt trời.

C. lượng phù sa trong đất lớn.                                               

D. tích tụ nhiều ôxit sắt và ôxit nhôm.

Xem đáp án

Câu 4. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hai loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở vùng Đông Nam Bộ là

A. đất feralit trên đá badan, đất xám phù sa cổ.        

B. đất phù sa sông, đất xám phù sa cổ.

C. đất phèn, đất feralit trên đá badan.                                   

D. đất xám phù sa cổ, đất feralit trên đá vôi

Xem đáp án

Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, vùng tập trung diện tích đất mặn có qui mô lớn nhất nước ta là

A. Đông Bắc                                      

B. Đồng bằng Sông Hồng

C. Duyên hải miền Trung                   

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Xem đáp án

Câu 6. Ở nước ta, loại đất đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm là

A. đất phèn, đất mặn.                                     

B. đất cát, đất pha cát.

C. đất feralit.                                                  

D. đất phù sa ngọt.

Xem đáp án

Câu 7. Quá trình feralit diễn ra mạnh ở vùng

A. núi cao.                                                      

B. đồi núi thấp.

C. đồng bằng ven biển.                                  

D. đồng bằng châu thổ

Xem đáp án

Câu 8. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 11, loại đất phân bố thành dải dọc sông Tiền và sông Hậu là

A. đất phèn.                                                   

B. đất mặn.

C. đất cát.                                                       

D. đất phù sa ngọt.

Xem đáp án

Câu 9. Nhóm đất chủ yếu ở vùng đồi núi thấp là

A. đất cát.                                                      

B. đất phèn.

C. đất mùn thô.                                              

D. đất feralit.

Xem đáp án

Câu 10. Đất Feralit là loại đất chính ở Việt Nam vì

A. chủ yếu ở vùng đồi núi thấp.                    

B. có khí hậu nhiệt đới ẩm.

C. có 3/4 diện tích đồi núi.                             

D. trong năm có hai mùa mưa và khô.

Xem đáp án

Câu 11. Nguyên nhân làm cho đất đai nước ta dễ bị suy thoái là

A. khí hậu nhiệt ẩm cao, mưa theo mùa, địa hình nhiều đồi núi thấp

B. địa hình nhiều đồi núi, mưa lớn và tập trung một mùa

C. mưa theo mùa, xói mòn nhiều, địa hình nhiều đồi núi

D. khí hậu nhiệt ẩm cao, mưa theo mùa, địa hình nhiều đồi núi

Xem đáp án

d. Sinh vật

Câu 1. Thảm thực vật tiêu biểu của nước ta hiện nay là 

A. rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.        

B. rừng gió mùa thường xanh.

C. rừng gió mùa nửa rụng lá.

D. rừng ngập mặn thường xanh ven biển.

Xem đáp án

Câu 2. Ở nước ta, hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là

A. rừng gió mùa thường xanh.                                  

B. rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.

C. rừng gió mùa nửa rụng lá.                                     

D. rừng thưa khô rụng lá                                    

Xem đáp án

Câu 3. Loại rừng tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta là

A. rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit.

B. rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.

C. rừng ngập mặn với các hệ thực vật sú vẹt.                                   

D. rừng thưa rụng lá và xavan, bụi gai hạn nhiệt đới

Xem đáp án

Câu 4. Thành phần thực vật chiếm ưu thế ở nước ta là

A. thực vật nhiệt đới.                                     

B. thực vật cận nhiệt đới.

C. thực vật ôn đới.                                         

D. thực vật ngập mặn.

Xem đáp án

Câu 5. Thành phần loài nào sau đây không thuộc các cây họ nhiệt đới?

A. Dầu.                      

B. Đỗ quyên.              

C. Dâu tằm.                

D. Đậu

Xem đáp án

3. Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống

Câu 1. Các hoạt động của giao thông vận tải, du lịch, công nghiệp khai thác chịu ảnh hưởng trực tiếp của

A. sự phân mùa khí hậu, chế độ nước sông ngòi.                  

B. độ ẩm không khí cao, lượng mưa lớn.

C. các hiện tượng dông, lốc, mưa đá.                                    

D. tính thất thường của chế độ nhiệt ẩm.

Xem đáp án

Câu 2. Cảnh quan đới rừng cận xích đạo gió mùa nằm trong khu vực nào sau đây?

A. Từ vĩ tuyến 160B trở ra.                                        

B. Khu vực Tây Nguyên.

C. Khu vực đồng bằng sông Cửu long.                     

D. Từ vĩ tuyến 160B trở vào.

Xem đáp án

Câu 3. Tính chất nhiệt đới ẩm, gió mùa của khí hậu nước ta đã đem đến cho sản xuất nông  nghiệp 

A. nhiều đồng bằng phù sa, nhiệt ẩm dồi dào, thiên tai và sâu bệnh.

B. có điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh phát triển thâm canh.

C. phát triển các loại cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.

D. phát triển nghề khai thác, nuôi trồng thủy sản.

Xem đáp án

Câu 4. Nền nhiệt ẩm cao tác động đến sản xuất nông nghiệp ở

A. tính mùa vụ của sản xuất.                                     

B. lượng mưa theo mùa

C. đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi.                             

D. sự phân mùa khí hậu

Xem đáp án

Câu 5. Yếu tố nào sau đây không phải là khó khăn trở ngại của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa?

A. Độ ẩm cao, khí hậu phân mùa.                              

B. Bão, lũ, hạn hán.

C. Các hiện tượng thời tiết bất thường.                    

D. Địa hình nhiều đồi núi, chia cắt mạnh.

Xem đáp án

Trên đây là hệ thống bài tập, câu hỏi trắc nghiệm bài 10 địa lí 12. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm được sắp xếp theo nội dung SGK địa lí 12 từ trang 45-47. Các bạn có thắc mắc hãy để lại bình luận để ad hỗ trợ nhé.

Join The Discussion