trắc nghiệm địa lí 12

Trắc nghiệm bài 7 địa lí 12

Trắc nghiệm bài 7 địa lí 12. Giới thiệu với các bạn và các em bộ câu hỏi, bài tập trắc nghiệm tiếp theo trong nội dung Đất nước nhiều đồi núi địa lí 12. Bài tập trắc nghiệm bài 7 địa lí 12 – Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo). Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm đã được admin tổng hợp biên soạn phù hợp với ma trận kiểm tra đánh giá theo mức độ nhận thức. Câu hỏi trắc nghiệm được biên soạn theo chuẩn kiến thức kĩ năng, theo logic SGK địa lí 12. Hy vọng sẽ giúp ích mọi người trong học tập và giảng dạy địa lí 12.

1. Trắc nghiệm bài 7 địa lí 12 Khu vực đồng bằng

Yêu cầu cần đạt:

– Biết được đặc điểm của các khu vực đồng bằng

So sánh được đặc điểm giống và khác nhau giữa các đồng bằng

a. Câu hỏi trắc nghiệm nội dung Đồng bằng châu thổ

– Đồng bằng châu thổ sông Hồng

Câu 1: Cao ở rìa phía tây, tây bắc, thấp dần ra biển và bị chia cắt thành nhều ô trũng là đặc điểm địa hình của

A. Đồng bằng sông Cửu Long.                     

B. Đồng bằng ven biển miền Trung.

C. Đồng bằng sông Hồng.                             

D. Đồng bằng Thanh- Nghệ – Tĩnh.

Xem đáp án

Câu 2: Ở đồng bằng sông Hồng vùng đất ngoài đê là nơi

A. không được bồi đắp phù sa hàng năm.

B. có nhiều ô trũng ngập nước.

C. thường xuyên được bồi đắp phù sa.

D. có các khu ruộng cao bạc màu.

Xem đáp án

Câu 3: Đặc trưng nổi bật ở đồng bằng sông Hồng là

A. địa hình tương đối thấp thấp và bằng phẳng.

B. hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều động bằng nhỏ.

C. hàng năm toàn đồng bằng được phù sa sông mới bồi đắp.

D. có hệ thống đê ngăn lũ dọc hai bên bờ sông.

Xem đáp án

Câu 4: Đồng bằng châu thổ có diện tích lớn thứ 2 ở nước ta là

A. Đồng bằng sông Cửu Long.                

B. Đồng bằng sông Hồng.                  

C. Đồng bằng sông Mã.         

D. Đồng bằng sông Cả.

Xem đáp án

Câu 5: Vùng đồng bằng có lịch sử khai thác lâu đời nhất ở nước ta là

A. ĐBSH.      

B. đồng bằng Thanh Hóa.      

C. đồng bằng Bình – Trị – Thiên.       

D. ĐBSCL.

Xem đáp án

Câu 6: Ở đồng bằng sông Hồng, vùng đất không được phù sa bồi đắp hàng năm là

A. vùng đất trong đê.                                                 

B. vùng đất ngoài đê.

C. vùng đất ở rìa phía Tây và Tây Bắc.                     

D. vùng đất ven biển.

Xem đáp án

Câu 7: 15000km2 là diện tích của

A. Đồng bằng sông Hồng.                             

B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Đồng bằng Thanh – Nghệ – Tĩnh.

D. Đồng bằng Thanh Hóa.

Xem đáp án

– Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long

Câu 1: Đặc trưng nổi bật về bề mặt địa hình của đồng bằng sông Cửu Long là

A. hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt.

B. hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng  nhỏ hẹp.

C. có nhiều hệ thống sông lớn bậc nhất nước ta.

D. có hệ thống đê ngăn lũ dọc hai bên bờ sông.

Xem đáp án

Câu 2: Tại sao ở ĐBSCL luôn có phương châm chung sống lâu dài với lũ?

A. Do lũ xảy ra thường xuyên quanh năm.

B. Do phần lớn diện tích của vùng thấp hơn so với mực nước biển.

C. Do lũ lên nhanh, rút nhanh nên rất khó phòng tránh.

D. Do không có hệ thống đê ngăn lũ như ĐBSH.

Xem đáp án

Câu 3: Dựa vào Atlat trang 14, Đồng bằng sông Cửu Long không có đặc điểm nào sau đây?

A. Là đồng bằng châu thổ được bồi tụ phù sa hàng năm của sông Tiền và sông Hậu.

B. Diện tích khoảng 40.000 km2, địa hình thấp và bằng phẳng, có mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt.

C. Hai phần ba diện tích đồng bằng là đất mặn đất phèn ở đồng bằng có các vùng trũng lớn.

D. Đồng bằng có sự phân chia thành 3 dải: cồn cát ,đầm phá; vùng thấp trũng; dải đồng bằng.

Xem đáp án

Câu 4: Đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm là

A. diện tích 15000km.                                               

B. bị chia cắt nhiều bởi các đê ven sông.

C. có mạng lưới kênh rạch chằng chịt.          

D. gồm các khu ruộng cao bạc màu.

Xem đáp án

Câu 5: Ở đồng bằng sông Cửu Long về mùa cạn nước triều lấn mạnh gần 2/3 diện tích đồng bằng là do

A. có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.     

B. địa hình đồng bằng  thấp, phẳng.

C. có nhiều vùng trũng rộng lớn.                               

D. biển bao bọc 3 mặt đồng bằng.

Xem đáp án

Câu 6: Diện tích đầm lầy phân bố nhiều nhất ở

A. Vùng Đông Nam Bộ.                    

B. Vùng đồng bằng sông Cửu Long.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.            

D. Phía Nam Trường Sơn Nam.

Xem đáp án

– So sánh được đặc điểm giống và khác nhau giữa các đồng bằng

Câu 1: Điểm khác nhau cơ bản của đồng bằng sông Hồng so với đồng bằng sông Cửu Long là

A. được hình thành ở hạ lưu sông.                

B. thấp bằng phẳng.

C. có đê sông.                                                

D. diện tích rộng.

Xem đáp án

Câu 2: Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long giống nhau ở điểm

A. do phù sa sông ngòi tạo nên.        

B. có nhiều sông ngòi, kênh rạch.

C. diện tích 40000km.                                   

D. có hệ thống đê sông, đê biển.

Xem đáp án

Câu 3: Điểm khác nhau chủ yếu của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long ở là

A. diện tích rộng hơn đồng bằng sông Cửu Long.    

B. hệ thống đê điều chia đồng bằng thành nhiều ô .

C. hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt.             

D. thủy triều xâm nhập sâu  về mùa cạn.

Xem đáp án

Câu 4: Điểm giống nhau giữa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là

A. Có địa hình thấp và bằng phẳng.                                      

B. Có hệ thống đê ngăn lũ ven sông.

C. Hình thành trên vùng sụt lún của hạ lưu sông.                 

D. Có hệ thống sông ngòi kênh rạch chàng chịt.

Xem đáp án

Câu 5: Đặc điểm nổi bật về địa hình của ĐBSH so với ĐBSCL là

A. địa hình thấpvà bằng phẳng.

B. có một số vùng trũng do chưa được phù sa bồi đắp.

C. không ngừng mở rộng ra phía biển.

D. có hệ thống đê ngăn lũ ở hai bên sông.

Xem đáp án

b. Câu hỏi trắc nghiệm nội dung Đồng bằng ven biển

Câu 1: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của dải đồng bằng ven biển miền Trung?

A. Hẹp ngang, kéo dài theo chiều Bắc – Nam.         

B. Bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ hẹp.

C. Chỉ có một số đồng bằng được mở rộng ở cửa sông lớn.

D. Được hình thành do phù sa các sông bồi đắp.

Xem đáp án

Câu 2: Ở đồng bằng ven biển miền Trung, từ biển vào đất liền lần lượt có các dạng địa hình:

A. Cồn cát và đầm phá; vùng trũng thấp;vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng.

B. Vùng trũng thấp;cồn cát và đầm phá; vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng.

C. Vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng; vùng trũng thấp;cồn cát và đầm phá.

D. Cồn cát và đầm phá; vùng đã được bồi tụ thành đồng bằng;vùng trũng thấp. 

Xem đáp án

Câu 3: Thiên tai bất thường, khó phòng tránh, hàng năm thường xuyên đe dọa gây hậu quả nặng nề cho vùng đồng bằng ven biển nước ta là

A. bão.                       

B. sạt lở bờ biển.                    

C. cát bay.                  

D. động đất.

Xem đáp án

Câu 4: Đồng bằng mở rộng ở cửa sông Thu Bồn thuộc tỉnh

A. Phú Yên.               

B. Bình định.              

C. Quảng Nam.                      

D. Nghệ An.

Xem đáp án

Câu 5: Đất đai ở đồng bằng ven biển miền Trung nhiều cát là do

A. trong quá trình hình thành, biển đóng vai trò là chủ yếu.

B. bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều.

C. đồng bằng nằm ở chân núi, nhận nhiều sỏi, cát trôi xuống.

D. các sông miền Trung ngắn, hẹp và rất nhiều phù sa.

Xem đáp án

Câu 6: Vùng ven biển cực Nam Trung Bộ  có các đồng bằng

A. Quảng Nam, Bình Thuận.                         

B. Ninh Thuận, Quảng Ngãi.

C. Khánh Hòa, Phú Yên.                               

D. Bình Thuận, Bình Định.

Xem đáp án

Câu 7: Đồng bằng Phú Yên mở rộng ở cửa sông

A. Sông Cả.               

B. Sông Thu Bồn.                  

C. Sông Đà Rằng.      

D. Sông Mã và sông Chu.

Xem đáp án

Câu 8: “Các nhánh núi lan sát ra biển vì vậy có nhiều đoạn bờ biển khúc khủy, nhiều mũi đất và đèo” đó là đặc điểm của vùng

A. Tây Bắc.            

B. Đông Bắc.             

C. Trường Sơn Bắc.    

D. Ven biển miền Trung..

Xem đáp án

Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không phải của dải đồng bằng ven biển miền Trung nước ta?

A. Đất thường nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông.

B. Có nhiều hệ thống sông lớn nhất nước ta.

C. Hẹp nganh và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.

D. Một số đồng bằng được mở rộng ở các cửa sông lớn.

Xem đáp án

Trắc nghiệm bài 7 địa lí 12 (tiếp theo)

3. Câu hỏi trắc nghiệm nội dung Thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của các khu vực đồi núi và đồng bằng đối với phát triển kinh tế – xã hội.

Yêu cầu cần đạt:

Biết được các thế mạnh và hạn chế của các khu vực địa hình đến phát triển kinh tế-xã hội.

Phân tích được các hạn chế trong việc sử dụng đất và rừng ở miền núi và đồng bằng.

Đánh giá được những mặt tiêu cực khi phát triển thủy điện ở đồng bằng.

Câu 1: Thuận lợi nào sau đây không phải là thế mạnh của thiên nhiên khu vực đồng bằng?

A. Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng.

B. Cung cấp các nguồn lợi khác về thủy sản, lâm sản, khoán sản.

C. Là địa bàn thuận lợi để phát triển cây công nghiệp dài ngày.

D. Là điều kiện thuận lợi để tập trung các khu công nghiệp, thành phố.

Xem đáp án

Câu 2: Thiên tai nào sau đây hầu như không xảy ra ở nước ta?

A. Bão nhiệt đới.       

B. Lụt.            

C. Bão tuyết.              

D. Hạn hán.    

Xem đáp án

Câu 3: Đặc trưng nổi bật của đồng Dằng duyên hải miền Trung là

A. địa hình tương đối thấp thấp và bằng phẳng.

B. hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng  nhỏ hẹp.

C. có nhiều hệ thống sông lớn bậc nhất nước ta.

D. có khả năng mở rộng thêm diện tích đất canh tác.

Xem đáp án

Câu 4: Bão, lũ lụt, hạn hán, gió tây khô nóng là thiên tai xảy ra chủ yếu ở vùng

A. Đồng bằng sông Hồng.                             

B. Tây Bắc.

C. Duyên hải miền trung.                              

D. Tây Nguyên.

Xem đáp án

Câu 5: Khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế – xã hội của vùng đồi núi nước ta là

A. thường xuyên xảy ra thiên tai như lũ quét, sạt lở đất.

B. địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực gây trở ngại cho giao thông.

C. khí hậu phân hóa đa dạng phức tạp.

D. sông ngòi dốc, ít có giá trị về giao thông đường thủy.

Xem đáp án

Câu 6: Khai thác sử dụng hợp lí miền đồi núi có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ sinh thái cho cả vùng đồng bằng bởi vì

A. miền núi nước ta giàu tài nguyên khoán sản, khí hậu phân hóa đa dạng.

B. phù sa của các con sông lớn  từ miền đồi núi bồi đắp cho vùng đồng Bằng.

C. nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển làm thu hẹp, chia cắt dải đồng bằng ven biển.

D. giữa địa hình đồi núi và đồng bằng có mối quan hệ chặt chẽ về mặt phát sinh.

Xem đáp án

Câu 7: Câu nào dưới đây thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa miền núi với đồng bằng nước ta ?

A. Đồng bằng có địa hình bằng phẳng, miền núi có địa hình cao hiểm trở.

B. Đồng bằng thuận lợi cho cây lương thực, miền núi thích hợp cho cây công nghiệp.

C. Những sông lớn mang vật liệu bào mòn ở miền núi bồi đắp, mở rộng đồng bằng.

D. Sông ngòi phát nguyên từ miền núi cao nguyên chảy qua các đồng bằng.

Xem đáp án

Câu 8. Trở ngại lớn nhất của địa hình miền núi đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của nước ta là

A. Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực gây trở ngại cho giao thông.

B. Địa hình dốc, đất dễ bị xói mòn, lũ quét, lũ nguồn dễ xảy ra.

C. Động đất dễ phát sinh ở những vùng đứt gãy sâu.

D. Thiếu đất canh tác, thiếu nước nhất là ở những vùng núi đá vôi.

Xem đáp án

Câu 9. Tác động tiêu cực của địa hình miền núi đối với đồng bằng của nước ta là

A. Mang vật liệu bồi đắp đồng bằng, cửa sông.

B. Chia cắt đồng bằng thành các châu thổ nhỏ.

C. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ lụt.

D. Ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa tây nam gây khô nóng.

Xem đáp án

Câu 10: Khó khăn nào dưới đây hầu như không xuất hiện ở vùng đồng bằng

A. Bão.           

B. Lũ.             

C. Hạn hán.                

D. Sương muối.

Xem đáp án

Câu 11: Đặc điểm nào dưới đây không phải là ưu thế của khu vực đồng bằng?

A. khoáng sản.

B. rừng và đất trồng.

C. tiềm năng thủy điện.

D. tiềm năng du lịch.

Xem đáp án

Câu 12: Tài nguyên nào dưới đây không thuộc thế mạnh của vùng đồng bằng ?

A. Thuận lợi trong việc phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đặc biệt là sản xuất lúa gạo.

B. Thuận lợi choviệc phát triển nền nông nghiệp cận nhiệt đới, đặc biệt là sản xuất các loại rau quả.

C. Nhiều tiềm năng trong việc đánh bắt và nuôi trồng các loại thủy sản.

D. Thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển các thành phố, các trung tâm công nghiệp.

Xem đáp án

Câu 13: Ninh Bình, Hải Phòng, Hà Nội thuộc vùng

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Duyên Hải Miền Trung.

D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Xem đáp án

Hy vọng các bạn thích bộ câu hỏi và bài tập Trắc nghiệm bài 7 địa lí 12. Nếu có câu hỏi gì , hãy để lại bình luận bên dưới nhé.

Join The Discussion