trắc nghiệm địa lí 12

Trắc nghiệm bài 6 địa lí 12

Tổng hợp bài tập, câu hỏi trắc nghiệm bài 6 địa lí 12 đất nước nhiều đồi núi. Các câu hỏi trắc nghiệm được sắp xếp theo nội dung kiến thức trong SGK bài 6 trang 29-33. Giúp các em thuận tiện hơn trong ôn tập và trả lời những câu hỏi trắc nghiệm liên quan trong bài 6 địa lí 12.

THỬ SỨC VỚI 10 CÂU TRẮC NGHIỆM TRONG BÀI 6 ĐỊA LÍ 12 NHÉ CÁC EM

/10
55

Thử sức với 10 câu trắc nghiệm bài 6 Địa lí 12 với thầy Phong nhé các em.

Xin chúc mừng em đã hoàn thành bài trắc nghiệm.


TRẮC NGHIỆM ONLINE BÀI 6 ĐỊA 12

Các em nhớ ghi tên của mình và email để làm bài và thầy sẽ ghi nhận kết quả nhé.

1 / 10

Đặc điểm nào sau đây chứng tỏ Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi?

2 / 10

Đặc điểm chủ yếu là đồi núi thấp ảnh hưởng đến đặc điểm nào của khí hậu nước ta?

3 / 10

Thung lũng sông tạo nên ranh giới giữa vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc là

4 / 10

Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc là

5 / 10

Đặc điểm địa hình “gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc - đông  nam” là của vùng núi

6 / 10

Địa hình với 4 cánh cung núi lớn, chụm lại ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía đông là một đặc điểm của vùng núi

7 / 10

Vị trí của vùng núi Trường Sơn Bắc là

8 / 10

Ý nào sau đây nói về đặc điểm địa hình của vùng núi Trường Sơn Nam?

9 / 10

Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm chung của địa hình Việt Nam?

10 / 10

Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình vùng núi Đông Bắc?

1. Đặc điểm chung của địa hình

Câu hỏi trắc nghiệm nội dung này xoay quanh việc nhận biết 4 đặc điểm chung của địa hình nước ta

Câu 1: Đặc điểm nào sau đây chứng tỏ Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi?

A. Cấu trúc địa hình khá đa dạng.

B. Địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ.

C. Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.

D. Địa hình núi cao chiếm 1% diện tích lãnh thổ.

Xem đáp án

Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm chung của địa hình Việt Nam?

A. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, chủ yếu là núi trung bình và núi cao.

B. Hướng núi tây bắc – đông nam và hướng vòng cung chiếm ưu thế.

C. Địa hình đa dạng và phân chia thành các khu vực với các đặc trưng khác nhau

D. Địa hình Việt Nam là địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

Xem đáp án

Câu 3: So với diện tích toàn lãnh thổ, đồi núi nước ta chiếm khoảng

A. 2/3 diện tích                                  

B. 3/4 diện tích

C. 3/5 diện tích                                  

D. 4/5 diện tích

Xem đáp án

Câu 4: Độ cao chủ yếu của địa hình Việt Nam là

A. dưới 1000m                                  

B. từ 1000m đến 1500m

C. từ 1000m đến 2000m                    

D. trên 2000m

Xem đáp án

Câu 5: Tỉ lệ diện tích đồng bằng và đồi núi thấp dưới 1000m so với diện tích cả nước là

A. 70%                       

B. 75%.                      

C. 80%                                   

D. 85 %

Xem đáp án

Câu 6: Trong diện tích đồi núi ở nước ta, địa hình đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tỉ lệ

A. 60 %                      

B. 75%.                      

C. 85%                       

D. 90%

Xem đáp án

Câu 7: Yếu tố quyết định tạo nên tính phân bậc của địa hình Việt Nam là

A. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

B. sự xuất hiện từ khá sớm của con người.

C. tác động của vận động Tân kiến tạo.

D. vị trí địa lí giáp với biển Đông.

Xem đáp án

Câu 8: Cấu trúc địa hình nước ta gồm hai hướng chính là

A. hướng bắc- nam và hướng vòng cung.

B. hướng tây bắc- đông nam và hướng vòng cung.

C. hướng đông – tây và hướng vòng cung.

D. hướng đông bắc- tây nam và hướng vòng cung.

Xem đáp án

Câu 9: Hướng tây bắc – đông nam của địa hình nước ta thể hiện rõ rệt nhất trong khu vực

A. vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc.

B. vùng núi Đông Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc.

C. vùng núi Tây Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc.

D. vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam.

Xem đáp án

Câu 10: Hướng vòng cung của địa hình nước ta thể hiện rõ rệt nhất trong khu vực

A. vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc.

B. vùng núi Đông Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc.

C. vùng núi Đông Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam.

D. vùng núi Tây Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc.

Xem đáp án

Câu 11. Đặc điểm chủ yếu là đồi núi thấp ảnh hưởng đến đặc điểm nào của khí hậu nước ta?

A. Khí hậu phân hóa theo mùa.

B. Lượng mưa lớn, độ ẩm cao.

C. Gió Tín Phong hoạt động quanh năm.

D. Tính chất nhiệt đới được bảo toàn.

Xem đáp án

Câu 12. Đâu không phải là đặc điểm chung của địa hình nước ta?

A. Diện tích đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ.

B. Đồi núi cao chiếm 1% diện tích lãnh thổ.

C. Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông.

D. Địa hình có tính phân bậc rõ rệt.

Xem đáp án

Câu 13. Tính phân bậc của địa hình nước ta thể hiện rõ nhất ở vùng

A. Đông Bắc.

B. Tây Bắc.

C. Tây Nguyên.

D. Đông Nam Bộ.

Xem đáp án

Trắc nghiệm bài 6 địa lí 12 phần 2. Các khu vực địa hình

Câu hỏi trắc nghiệm nội dung này tập trung vào việc kiểm tra đánh giá kiến thức và kĩ năng : Nhận biết được phạm vi giới hạn của các vùng núi, đặc điểm địa hình 4 vùng núi (độ cao, hướng nghiêng, hướng núi, phân bố các dạng địa hình, các thung lũng sông…)

-Nhận biết được phạm vi giới hạn các vùng núi có các câu trắc nghiệm như sau:

Câu 1: Nằm ở phía đông của thung lũng sông Hồng là vùng núi

A. Đông Bắc.                                     

B. Tây Bắc.

C. Trường Sơn Bắc.                           

D. Trường Sơn Nam.

Xem đáp án

Câu 2: Thung lũng sông tạo nên ranh giới giữa vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc là

A. sông Đà.                

B. sông Hồng.                        

C. sông Lô.                            

D. sông Gâm.

Xem đáp án

Câu 3: Vùng núi Tây Bắc có vị trí

A. nằm ở phía đông của thung lũng sông Hồng.                               

B. nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

C. nằm từ phía nam sông Cả tới dãy núi Bạch Mã.                           

D. nằm ở phía nam dãy núi Bạch Mã.

Xem đáp án

Câu 4: Vị trí của vùng núi Trường Sơn Bắc là

A. nằm ở phía đông của thung lũng sông Hồng.       

B. nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

C. nằm từ phía nam sông Cả tới dãy núi Bạch Mã.   

D. nằm ở phía nam dãy núi Bạch Mã.

Xem đáp án

Câu 5: Thung lũng sông tạo nên ranh giới giữa vùng núi Tây Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc là

A. Sông Đà.                           

B. Sông Mã.                           

C. Sông Cả.                

D. Sông Thu Bồn.

Xem đáp án

Câu 6: Vùng núi Trường Sơn Nam có giới hạn từ

A. thung lũng sông Hồng đến bờ biển phía Đông.

B. sông Hồng đến sông Cả.

C. phía nam sông Cả tới dãy núi Bạch Mã.

D. phía nam dãy núi Bạch Mã đến vùng Đông Nam Bộ.

Xem đáp án

– Câu hỏi trắc nghiệm về đặc điểm các vùng núi

Câu 7: Địa hình với 4 cánh cung núi lớn, chụm lại ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía đông là một đặc điểm của vùng núi

A. Đông Bắc.                                                 

B. Tây Bắc.

C. Trường Sơn Bắc.                                       

D. Trường Sơn Nam.

Xem đáp án

Câu 8: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là

A. có địa hình cao nhất nước ta.                                            

B. địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích.

C. có 3 mạch núi lớn hướng tây bắc – đông nam.                 

D. gồm các dãy lớn liền kề với các cao nguyên.

Xem đáp án

Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình vùng núi Đông Bắc?

A. Hướng vòng cung chiếm ưu thế với 4 cánh cung lớn, chụm lại ở Tam Đảo.

B. Địa hình núi cao chiếm phần lớn diện tích.

C. Hướng nghiêng chung của địa hình là hướng tây bắc- đông nam.

D. Các sông cũng có hướng vòng cung như sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam.

Xem đáp án

Câu 10: Khối núi thượng nguồn sông Chảy gồm những khối núi cao trên 2000m nằm trong vùng núi nào?

A. Trường Sơn Bắc.              

B. Trường Sơn Nam.             

C. Đông Bắc.                         

D. Tây Bắc.

Xem đáp án

Câu 11: Vùng núi nào của nước ta có đặc điểm địa hình “gồm 3 dải địa hình chạy cùng hướng tây bắc – đông nam và cao nhất nước ta” ?

A. Đông Bắc.             

B. Tây Bắc.                            

C. Trường Sơn Bắc.               

D. Trường Sơn Nam.

Xem đáp án

Câu 12: Các cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều nằm trong vùng núi nào?

A. Tây Bắc.                

B. Đông Bắc.                         

C. Trường Sơn Bắc.               

D. Trường Sơn Nam. 

Xem đáp án

Câu 13: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc là

A. có địa hình cao nhất nước ta.                                            

B. địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích.

C. có 3 mạch núi lớn hướng tây bắc – đông nam.                 

D. gồm các dãy lớn liền kề với các cao nguyên.

Xem đáp án

Câu 14: Dãy núi cao, đồ sộ Hoàng Liên Sơn nằm trong vùng núi nào?

A. Trường Sơn Bắc.              

B. Trường Sơn Nam.                         

C. Tây Bắc.                

D. Đông Bắc.

Xem đáp án

Câu 15: Đặc điểm địa hình “gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc – đông  nam” là của vùng núi

A. Tây Bắc.                

B. Đông Bắc.                         

C. Trường Sơn Bắc.               

D. Trường Sơn Nam.

Xem đáp án

Câu 16: Vùng núi nào của nước ta có đặc điểm địa hình “thấp và hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu, ở giữa trũng thấp” ?

A. Tây Bắc.                

B. Đông Bắc.             

C. Trường Sơn Bắc.               

D. Trường Sơn Nam.

Xem đáp án

Câu 17: Ý nào sau đây nói về đặc điểm địa hình của vùng núi Trường Sơn Nam?

A. Các dãy núi có hướng vòng cung mở ra phía bắc.

B. Các dãy núi có hướng tây bắc – đông nam.

C. Nơi duy nhất ở Việt Nam có đủ 3 đai cao.

D. Có sự bất đối xứng giữa hai sườn đông – tây.

Xem đáp án

Câu 18: Vùng núi có các bề mặt cao nguyên bazan tương đối bằng phẳng, nằm ở các bậc cao khác nhau là

A. Đông Bắc. 

B. Tây Bắc.

C. Trường Sơn Bắc.

D. Trường Sơn Nam.

Xem đáp án

Câu 19. Dạng địa hình chủ yếu ở vùng núi Trường Sơn Nam là các khối núi và

A. sơn nguyên.

B. bán bình nguyên.

C. đồi trung du.

Xem đáp án

D. cao nguyên.Trắc nghiệm bài 6 địa lí 12 đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo)

– Câu hỏi trắc nghiệm dựa vào Atlat ĐLVN để trả lời

Câu 19: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, các cánh cung núi lớn ở vùng núi Đông Bắc đi từ Tây sang Đông lần lượt là

A. Ngân Sơn, Bắc Sơn, Sông Gâm, Đông Triều.                  

B. Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

C. Bắc Sơn, Ngân Sơn, Đông Triều, Sông Gâm.                  

D. Đông Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn, Sông Gâm.

Câu 20: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết đỉnh núi Tam Đảo (thuộc vùng núi Đông Bắc) có độ cao bao nhiêu?

A. 1491m.                  

B. 1591m.                              

C. 1691m.                              

D. 1791m.

Câu 21: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, độ cao của đỉnh núi Phan xi păng là

A. 3134m.                  

B. 3143m.                              

C. 3413m.                              

D. 4313m.

Câu 22: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cao nguyên nào dưới đây không thuộc vùng núi Tây Bắc?

A. Tà Phình.               

B. Sín Chải.                            

C. Mộc Châu.                         

D. Lâm Viên.

Câu 23: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, các thung lũng sông xen giữa các dãy núi của vùng núi Tây Bắc là

A. Sông Hồng, Sông Lô, Sông Đà.                           

B. Sông Hồng, Sông Đà, Sông Mã.

C. Sông Đà, Sông Mã, Sông Chu.                             

D. Sông Lô, Sông Mã, Sông Chu .

Câu 24: Căn cứ vào AtLat Địa lí Việt Nam trang 13, các cao nguyên theo thứ tự từ bắc xuống nam của vùng núi Tây Bắc là

A. Mộc Châu, Sơn La, Sín Chải, Tà Phình.               

B. Tà Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu.

C. Sơn La, Sín Chải, Mộc Châu, Tà Phình.               

D. Sín Chải, Tà Phình, Mộc Châu, Sơn La.

Câu 25: Hang Sơn Đoòng thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng (Quảng Bình) nằm trong vùng núi nào?

A. Trường Sơn Bắc.              

B. Trường Sơn Nam.             

C. Tây Bắc.                

D. Đông Bắc.

Xem đáp án

Câu 26: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, đỉnh núi có độ cao lớn nhất ở vùng núi Trường Sơn Nam là

A. Kon Ka Kinh.                               

B. Ngọc Linh.

C. Lang Biang.                                   

D. Bà Đen.

Câu 27: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết cao nguyên nào dưới đây là cao nguyên ba dan?

A. Đồng Văn.                                    

B. Mộc Châu.

C. Tà Phình.                                       

D. Di Linh.

Câu 28: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, Cao nguyên Lâm Viên thuộc tỉnh?

A. Kon Tum.                                      

B. Đắk Lăk.

C. Lâm Đồng.                                    

D. Đắk Nông.

Câu hỏi trắc nghiệm về dạng địa hình bán bình nguyên và đồi trung du

Câu 29: Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng là

A. sơn nguyên.                                   

B. cao nguyên.

C. bán bình nguyên.                           

D. núi thấp.

Xem đáp án

Câu 30: Dải đồi trung du rộng nhất nước ta nằm ở phía bắc và phía tây của

A. đồng bằng duyên hải miền Trung.                                                

B. đồng bằng sông Hồng.

C. đồng bằng sông Cửu Long.                                                           

D. các đồng bằng giữa núi.

Xem đáp án

Câu 31. Địa hình bán bình nguyên tập trung nhiều ở

A. rìa phía tây và tây bắc Đồng bằng sông Hồng.

B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

C. Đông Nam Bộ.

D. rìa đồng bằng ven biển miền Trung.

Xem đáp án

Câu 32. Điểm giống nhau giữa địa hình bán bình nguyên và đồi trung du là

A. được hình thành do tác động của ngoại lực.

B. nằm chuyển tiếp giữa vùng núi và đồng bằng.

C. phân bố nhiều ở rìa đồng bằng sông Hồng.

D. phân bố tập trung ở Đông Nam Bộ.

Xem đáp án

Trên đây là hệ thống câu hỏi trắc nghiệm bài 6 địa lí 12 đất nước nhiều đồi núi. Các câu hỏi trắc nghiệm được sắp xếp theo nội dung kiến thức trong SGK địa lí 12 bài 6 trang 29-33. Giúp các em thuận tiện hơn trong việc ôn tập. Có yêu cầu hoặc thắc mắc các em hãy để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ free nhé.

2 Comments

  1. Nguyên Trần Tháng Tư 19, 2021
    • admin Tháng Tư 19, 2021

Join The Discussion