Trắc nghiệm bài 10 kinh tế Trung Quốc phần CN.. Tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm phần ngành công nghiệp của Trung Quốc.
Câu 1. Các xí nghiệp, nhà máy ở Trung Quốc được chủ động hơn trong việc lập kế hoạch sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm là kết quả của
A. Chính sách mở cửa, tăng cường trao đổi hàng hóa với thị trường.
B. Thị trường xuất khẩu được mở rộng.
C. Quá trình thu hút đầu tư nước ngoài, thành lập các đặc khu kinh tế.
D. Việc cho phép công ti, doanh nghiệp nước ngoài vào Trung Quốc sản xuất.
Xem đáp án
Đáp án A
Câu 2. Để thu hút vốn đầu tư và công nghệ của nước ngoài, Trung Quốc đã
A. Tiến hành cải cách ruộng đất.
B. Tiến hành tư nhân hóa, thực hiện cơ chế thị trường.
C. Thành lập các đặc khu kinh tế, các khu chế xuất.
D. Xây dựng nhiều thành phố, làng mạc.
Xem đáp án
Đáp án C
Câu 3. Một trong những thế mạnh để phát triển công nghiệp của Trung Quốc là
A. Khí hậu ổn định. B. Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.
C. Lao động có trình độ cao. D. Có nguồn vốn đầu tư lớn.
Xem đáp án
Đáp án B
Câu 4. Chính sách công nghiệp mới của Trung Quốc tập trung chủ yếu vào 5 ngành chính là
A. Chế tạo máy, dệt may, hóa chất, sản xuất ô tô và xây dựng.
B. Chế tạo máy, điện tử, hóa chất, sản xuất ô tô và luyện kim.
C. Chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và luyện kim.
D. Chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng.
Xem đáp án
Đáp án D
Câu 5. Sự phát triển của các ngành công nghiệp nào sau đây góp phần quyết định việc Trung Quốc chế tạo thành công tàu vũ trụ?
A. Điện, luyện kim, cơ khí.
B. Điện tử, cơ khí chính xác, sản xuất máy tự động.
C. Điện tử, luyện kim, cơ khí chính xác.
D. Điện, chế tạo máy, cơ khí.
Xem đáp án
Đáp án B
Câu 6. Các trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở
A. Miền Tây. B. Miền Đông.
C. Ven biển. D. Gần Nhật Bản và Hàn Quốc.
Xem đáp án
Đáp án B
Câu 7. Các trung tâm công nghiệp rất lớn của Trung Quốc là
A. Bắc Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán, Quảng Châu, Trùng Khánh.
B. Bắc Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán, Cáp Nhĩ Tân, Thẩm Dương.
C. Bắc Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán, Nam Kinh, Phúc Châu.
D. Bắc Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán, Lan Châu, Thành Đô.
Xem đáp án
Đáp án A
Câu 8. Ngành công nghiệp nào sau đây của Trung Quốc đứng đầu thế giới?
A. Công nghiệp khai thác than. B. Công nghiệp chế tạo máy bay.
C. Công nghiệp đóng tàu. D. Công nghiệp hóa dầu.
Xem đáp án
Đáp án A
Câu 9. Vùng nông thôn ở Trung Quốc phát triển mạnh ngành công nghiệp nào?
A. Công nghiệp cơ khí. B. Công nghiệp dệt may.
C. Công nghiệp luyện kim màu. D. Công nghiệp hóa dầu.
Xem đáp án
Đáp án B
Câu 10. Các ngành công nghiệp ở nông thôn phát triển mạnh dựa trên thế mạnh về
A. Lực lượng lao động dồi dào và nguyên vật liệu sẵn có.
B. Lực lượng lao động có kĩ thuật và nguyên vật liệu sẵn có.
C. Lực lượng lao động dồi dào và công nghệ sản xuất cao.
D. Thị trường tiêu thụ rộng lớn và công nghệ sản xuất cao.
Xem đáp án
Đáp án A
Câu 11. Trung Quốc có điều kiện thuận lợi nào để phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng?
A. Thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài.
B. Có nhiều làng nghề với truyền thống sản xuất lâu đời.
C. Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng.
D. Nguồn lao động đông đảo, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Xem đáp án
Đáp án D
Trắc nghiệm bài 10 kinh tế Trung Quốc phần CN tiếp theo
Câu 12. Các trung tâm công nghiệp nào sau đây nằm ở miền Đông Trung Quốc?
A. Bắc Kinh, Quảng Châu, Thượng Hải. B. Urumsi, Bắc Kinh, Quảng Châu.
C. Bắc Kinh, Thượng Hải, Urumsi. D. Hồng Công, Thượng Hải, Urumsi.
Xem đáp án
Đáp án A
Câu 13. Trung Quốc đã sử dụng lực lượng lao động dồi dào và nguyên vật liệu sẵn có ở địa bàn nông thôn để phát triển các ngành công nghiệp
A. điện tử, vật liệu xây dựng, dệt may. B. đồ gốm, dệt may, sản xuất ô tô.
C. vật liệu xây dựng, đồ gốm, dệt may. D. hóa chất, vật liệu xây dựng, dệt may.
Xem đáp án
Đáp án C
Câu 14. Khi chuyển từ “nền kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường”, các xí nghiệp, nhà máy Trung Quốc
A. phát triển cân đối hơn.
B. có hiệu quả sản xuất lớn hơn.
C. hạn chế tình trạng rủi ro trong sản xuất.
D. chủ động cao hơn trong sản xuất và tiêu thụ.
Xem đáp án
Đáp án D
Câu 15. Từ 1994, Trung Quốc tập trung chủ yếu vào các ngành: chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng vì đó là những ngành
A. có thể tăng nhanh năng suất và đáp ứng được nhu cầu người dân.
B. tạo động lực cho nền kinh tế đất nước đi lên.
C. phù hợp với nguồn lao động đất nước rất dồi dào và giá nhân công rẻ.
D. có thể quay vòng vốn nhanh.
Xem đáp án
Đáp án A
Câu 16. Các trung tâm công nghiệp Trung Quốc tập trung chủ yếu ở
A. Miền Đông B. Miền Tây C. Miền Bắc D. Miền Nam
Xem đáp án
Đáp án A
Câu 17. Sản phẩm công nghiệp Trung Quốc đứng đầu thế giới là
A. than, điện, thép. B. than, thép, xi măng.
C. than, thép, xi măng, phân đạm. D. than, điện, thép, phân đạm.
Xem đáp án
Đáp án C
Câu 18. Thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc tăng khoảng 5 lần trong hơn 20 năm qua vì:
A. tăng trưởng GDP cao hơn nhiều so với tốc độ tăng dân số.
B. tăng trưởng GDP tương đương với tốc độ tăng dân số.
C. nông nghiệp và công nghiệp đều phát triển.
D. tăng trưởng GDP thấp hơn tốc độ tăng dân số.
Xem đáp án
Đáp án A
Câu 19. Các trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc tập trung nhiều nhất ở
A. miền Tây. B. vùng Tây Tạng. C. vùng phía Bắc. D. vùng duyên hải.
Xem đáp án
Đáp án D
Câu 20. Trung tâm công nghiệp nào sau đây thuộc miền Tây Trung Quốc?
A. Thượng Hải. B. Bắc Kinh. C. trùng Khánh. D. Urumsi.
Xem đáp án
Đáp án D
Câu 21. Các ngành công nghiệp hiện đại của Trung Quốc phân bố tập trung ở miền Đông chủ yếu là do
A. có nguồn lao động chất lượng cao.
B. thị trường tiêu thụ rộng lớn.
C. gắn với vùng nguyên, nhiên liệu.
D. gắn với nguồn năng lượng dồi dào.
Xem đáp án
Đáp án A
Câu 22. Sự phân bố công nghiệp ở miền Đông giống với miền Tây ở điểm
A. đều có mức độ tập trung công nghiệp cao.
B. đều phát triển ngành công nghiệp luyện kim.
C. đều tập trung nhiều ngành công nghiệp hiện đại.
D. đều tập trung nhiều khu công nghiệp lớn.
Xem đáp án
Đáp án B
Câu 23. Trung Quốc phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chủ yếu dựa vào
A. tài nguyên dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
B. khả năng xuất khẩu lớn, thu ngoại tệ.
C. tài nguyên dồi dào, dễ xuất khẩu.
D. lao động dồi dào, nguyên vật liệu phong phú.
Xem đáp án
Đáp án D
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm phần Nông nghiệp Trung Quốc tại đây