Bài tập trắc nghiệm khu vực Đông Nam Á tiết 1 (bài 11 địa lí lớp 11 tiết 1): Tự nhiên, dân cư và xã hội. Hệ thống câu hỏi đa dạng, có đáp án, giúp các em HS luyện tập tốt hơn.
Hãy thư giản và thử sự hiểu biết của mình về quốc kỳ các nước trong khu vực Đông Nam Á cùng MR PHONG nhé
I. Bài tập trắc nghiệm khu vực Đông Nam Á tiết 1 phầnTỰ NHIÊN
- Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
Câu 1. Khu vực Đông Nam Á bao gồm
A. 12 quốc gia. B. 11 quốc gia. C. 10 quốc gia. D. 21 quốc gia.
Xem đáp án
Đáp án B
Câu 2. Đông Nam Á tiếp giáp với các đại dương là
A. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. B. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
C. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. D. Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.
Xem đáp án
Đáp án B
Câu 3. Phần đất liền của khu vực Đông Nam Á thuộc
A. Bán đảo Đông Dương.
B. Bán đảo Mã Lai.
C. Bán đảo Trung – Ấn.
D. Bán đảo Tiểu Á.
Xem đáp án
Đáp án C
Câu 4. Quốc gia nào sau đây nằm ở bộ phận Đông Nam Á lục địa?
A. Ma-lai-xi-a.
B. Xin-ga-po.
C. Việt Nam.
D. In-đô-nê-xi-a.
Xem đáp án
Đáp án C
Câu 5. Đông Nam Á có vị trí địa – chính trị rất quan trọng vì?
A. Khu vực này tập trung rất nhiều loại khoáng sản.
B. Là nơi đông dân nhất thế giới, tập trung nhiều thành phần dân tộc.
C. Nền kinh tế phát triển mạnh và đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
D. Có vị trí địa lí là “cầu nối” giữa các lục địa và đại dương.
Xem đáp án
Đáp án D
Câu 6. Quốc gia nào sau đây có lãnh thổ nằm ở cả Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á biển đảo?
A. Thái Lan.
B. Việt Nam.
C. In-đô-nê-xi-a.
D. Malayxia.
Xem đáp án
Đáp án D
Câu 7. Đặc điểm nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á?
A. Là cầu nối giữa các lục địa và đại dương lớn.
B. Nằm ở phía nam châu Á.
C. Nơi các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng.
D. Nằm trong khu vực phát triển kinh tế sôi động.
Xem đáp án
Đáp án B
Câu 8. Các nước trong khu vực Đông Nam Á không tiếp giáp với Biển Đông là
A. Thái Lan, Campuchia, Việt Nam.
B. Phi-lip-pin, Malayxia, Xingapo.
C. Mianma, Đông Timo, Lào.
D. In-đô-nê-xi-a, Xingapo, Brunây.
Xem đáp án
Đáp án C
Câu 9. Quốc gia nào sau đây không thuộc Đông Nam Á lục địa?
A. Việt Nam.
B. In-đô-nê-xi-a.
C. Lào.
D. Thái Lan.
Xem đáp án
Đáp án B. In-đô-nê-xi-a. thuộc ĐNÁ biển đảo
Câu 10. Phía Bắc Đông Nam Á lục địa có mùa đông lạnh hơn so với phía Nam vì
A. chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa đông.
B. xa xích đạo hơn.
C. địa hình chủ yếu là đồi núi cao.
D. vị trí địa lí nằm sâu trong đất liền, xa biển.
Xem đáp án
Đáp án A. vì gió mùa mùa đông là nhân tố quan trọng nhất làm cho mùa đông ở miền Bắc của ĐNÁ lạnh hơn phía nam.
2. Đặc điểm tự nhiên
Câu 1. Phần lớn Đông Nam Á lục địa có khí hậu
A. xích đạo. B. cận nhiệt đới. C. ôn đới. D. nhiệt đới gió mùa.
Xem đáp án
Đáp án D
Câu 2. Một phần lãnh thổ của quốc gia ở Đông Nam Á vẫn có mùa đông lạnh là
A. Phía bắc Mi-an-ma. B. Phía nam Việt Nam.
C. Phía bắc của Lào. D. Phía bắc Phi-lip-pin.
Xem đáp án
Đáp án A
Câu 3. Đông Nam Á biển đảo có dạng địa hình chủ yếu là
A. đồng bằng châu thổ rộng lớn. B. núi và cao nguyên.
C. các thung lũng rộng. D. đồi, núi và núi lửa.
Xem đáp án
Đáp án D
Câu 4. Đảo lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á và lớn thứ ba trên thế giới là
A. Gia-va. B. Lu-xôn. C. Xu-ma-tra. D. Ca-li-man-tan.
Xem đáp án
Đáp án D
Câu 5. Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới ở Đông Nam Á là
A. khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc.
B. vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng (trừ Lào).
C. hoạt động của gió mùa với một mùa đông lạnh thực sự.
D. địa hình đồi núi chiếm ưu thế và có sự phân hóa của khí hậu.
Xem đáp án
Đáp án A
Câu 6. Một trong những lợi thế của hầu hết các nước Đông Nam Á là
A. Phát triển thủy điện. B. Phát triển lâm nghiệp.
C. Phát triển kinh tế biển. D. Phát triển chăn nuôi.
Xem đáp án
Đáp án C
Câu 7. Các nước Đông Nam Á có nhiều loại khoáng sản vì
A. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa.
B. Có nhiều kiểu, dạng địa hình.
C. Nằm trong vành đai sinh khoáng.
D. Nằm kề sát vành đai núi lửa Thái Bình Dương.
Xem đáp án
Đáp án C
Câu 8. Đông Nam Á nằm trong khu vực có khí hậu
A. xích đạo và nhiệt đới gió mùa. B. nhiệt đới gió mùa và cận nhiệt gió mùa.
C. xích đạo và cận xích đạo. D. cận nhiệt gió mùa và cận xích đạo.
Xem đáp án
Đáp án A
Câu 9. Trong khu vực Đông Nam Á, quốc gia nào không có biển ?
A. Mianma. B. Campuchia. B. Đông Timo. D. Lào.
Xem đáp án
Đáp án D
Câu 10. Nước nào sau đây thuộc vùng Đông Nam Á lục địa ?
A. Việt Nam, Thái Lan, Singapore. B. Việt Nam, Thái Lan, Mianma.
C. Thái Lan, Mianma, Indonesia. D. Bruney, Malaixia, Thái Lan.
Xem đáp án
Đáp án B
Câu 11. Đông Nam Á biển đảo nằm trong hai đới khí hậu chính là
A. cận nhiệt đới, ôn đới. B. cận nhiệt đới xích đạo.
C. nhiệt đới gió mùa, xích đạo. D. nhiệt đới, ôn đới.
Xem đáp án
Đáp án C
Câu 12. So với khí hậu Đông Nam Á biển đảo thì khí hậu Đông Nam Á lục địa có đặc điểm
A. chỉ nằm trong 1 đới khí hậu. B. tính chất lục địa thấp hơn.
C. không có mùa đông lạnh. D. có nhiều đới khí hậu hơn.
Xem đáp án
Đáp án A
Câu 13. Các đồng bằng ở khu vực Đông Nam Á có chung đặc điểm là
A. các đồng bằng cao.
B. các đồng bằng do phù sa sông bồi đắp.
C. các đồng bằng do dung nham núi lửa hình thành.
D. đa số là đồng bằng duyên hải nhỏ hẹp.
Xem đáp án
Đáp án B
Câu 14. Các nước biển đảo ở Đông Nam Á là
A. Mianma, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a.
B. Việt Nam, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a.
C. Thái Lan, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a.
D. Bru-nây, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a.
Xem đáp án
Đáp án D
Câu 15. Những đặc điểm nào sau đây không thuộc Đông Nam Á lục địa
A. khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu xích đạo.
B. địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi.
C. đồng bằng phù sa màu mở thuận lợi cho việc trồng lúa nước.
D. một số phần lãnh thổ có thời kì lạnh vào mùa đông.
Xem đáp án
Đáp án A
Câu 16. Việc phát triển giao thông Đông Nam Á theo hướng đông – tây gặp nhiều trở ngại vì
A. địa hình khu vực chủ yếu theo hướng đông bắc – tây nam.
B. địa hình khu vực chủ yếu theo hướng đông – tây.
C. địa hình khu vực chủ yếu theo hướng tây bắc – đông nam và bắc – nam.
D. phần lãnh thổ Inđônêxia trên đảo Tân Ghi nê có hướng đông – tây
Xem đáp án
Đáp án C
Câu 17. Nhận định nào sau đây không chính xác về Đông Nam Á
A. nằm trong vành đai sinh khoáng giàu khoáng sản.
B. điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới điển hình.
C. ngành thương mại và hàng hải có điều kiện để phát triển ở tất cả các nước.
D. có vị trí cầu nối giữa lục địa Ôxtrâylia và lục địa Á Âu.
Xem đáp án
Đáp án C
Câu 18. Điều kiện tự nhiên nào sau đây là trở ngại cho sự phát triển của Đông Nam Á ?
A. Hẩu hết các nước đểu giáp biển.
B. Nằm trong vành đai sinh khoáng..
C. Có diện tích rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm lớn.
D. Vị trí kề sát “vành đai lửa Thái Bình Dương”.
Xem đáp án
Đáp án D
II. Bài tập trắc nghiệm khu vực Đông Nam Á tiết 1 phần DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
Câu 1. Ưu thế về dân cư trong việc phát triển kinh tế – xã hội của Đông Nam Á là
A. dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào. B. lao động phổ thông chiếm đa số.
C. chất lượng lao động cao. D. phân bố dân cư và lao động đều.
Xem đáp án
Đáp án A
Câu 2. Ý nào sau đây không phải là vấn đề về lao động của Đông Nam Á?
A. Lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao còn hạn chế.
B. Lao động đông nhưng kinh tế phát triển chưa cao dẫn đến thiếu việc làm.
C. Lao động có trình độ có xu hướng ra nước ngoài làm việc ngày càng nhiều.
D. Nguồn lao động phân bố không đều, tập trung đông ở đồng bằng và các thành phố lớn.
Xem đáp án
Đáp án C
Câu 3. Năm 2005, Đông Nam Á có dân số: 556,2 triệu người, diện tích: 4,5 triệu km2, mật độ dân số là
A. 12,4 người/km2. B. 124 người/km2.
C. 1240 người/km2. D. 12 400 người/km2.
Xem đáp án
Đáp án B
Câu 4. Đông Nam Á có dân số trẻ với hơn 50% dân số trong độ tuổi lao động, điều này dẫn đến
A. việc làm là vấn đề kinh tế – xã hội gay gắt.
B. số dân ở Đông Nam Á rất cao.
C. phân bố dân cư và nguồn lao động không đồng đều.
D. đầu tư nhiều cho lực lượng lao động dự trữ.
Xem đáp án
Đáp án A
Câu 5. Câu nào dưới đây không chính xác về dân cư hiện nay của Đông Nam Á
A. dân số đông, mật độ dân số cao.
B. tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao.
C. số người trong tuổi lao động không dưới 50%.
D. thiếu lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao.
Xem đáp án
Đáp án B
Câu 6. Đặc điểm gây khó khăn trở ngại lớn nhất trong việc quản lí, ổn định chính trị xã hội ở các nước Đông Nam Á?
A. Lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn còn hạn chế.
B. Dân đông gây khó khăn cho vấn đề việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống.
C. Dân cư tập trung đông đúc ở những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi.
D. Các quốc gia đều đa dân tộc, một số dân tộc phân bố vượt ra biên giới của các quốc gia
Xem đáp án
Đáp án D
Câu 7. Cơ sở thuận lợi để cho các quốc gia Đông Nam Á có thể hợp tác cùng phát triển là
A. Đông Nam Á là nơi giao thoa của các nền văn hóa lớn.
B. các nước Đông Nam Á có sự tương đồng về nhiều giá trị văn hóa và tôn giáo.
C. dân cư tập trung ở châu thổ các con sông lớn, vùng ven biển và vùng đất đỏ badan.
D. phong tục, tập quán và sinh hoạt văn hóa của người dân các nước rất gần nhau.
Xem đáp án
Đáp án D
Câu 8. Dân cư Đông Nam Á phân bố không đều, thể hiện ở
A. mật độ dân số cao hơn mức trung bình của toàn thế giới.
B. dân cư tập trung đông ở Đông Nam Á lục địa, thưa ở Đông Nam Á biển đảo.
C. dân cư tập trung đông ở đồng bằng châu thổ của các sông lớn, vùng ven biển.
D. dân cư thưa thớt ở một số vùng đất đỏ badan.
Xem đáp án
Đáp án C
Câu 9. Một trong những hạn chế lớn của lao động các nước Đông Nam Á là
A. Lao động trẻ, thiếu kinh nghiệm. B. Thiếu lao động trình độ chuyên môn cao.
C. Lao động không cần cù, siêng năng. D. Thiếu sự dẻo dai, năng động.
Xem đáp án
Đáp án B
Câu 10. Đông Nam Á có truyền thống văn hóa phong phú, đa dạng là do
A. có số dân đông, nhiều quốc gia.
B. nằm tiếp giáp giữa các đại dương lớn.
C. vị trí cầu nối giữa lục địa Á – Âu và lục địa Ô-xtrây-li-a.
D. là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn.
Xem đáp án
Đáp án D
Trên đây là Bài tập trắc nghiệm khu vực Đông Nam Á tiết 1 được ad lọ mọ sưu tầm, biên soạn và sắp xếp theo cấu trúc SGK địa lí 11 bài 11. Nếu bạn thấy hữu ích thì cho 1 like nhé.