ĐỊA LÍ 11

Trắc nghiệm bài 9 Địa lí 11 Nhật Bản tiết 1

Trắc nghiệm bài 9 Địa lí 11 Nhật Bản tiết 1. Tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc của bài 9 Địa lí 11. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm chuẩn hóa, giúp HS luyện tập tốt hơn.

Câu 1. Nhật Bản là quốc gia quần đảo nằm ở

A. Đông Á.              B. Bắc Á.              C. Nam Á.           D. Tây Á.

Đáp án A

Câu 2. Trong 4 thành phố sau thành phố nào hiện nay là thủ đô của nước Nhật Bản?

A. Kiôtô.                  B. Côbê.              C. Tôkiô.             D. Hirôsima.

Đáp án C

Câu 3. Chiếm 61% tổng diện tích nước Nhật Bản đó là diện tích của đảo

A. Hôn – su.                  B. Kiu – xiu.             C. Hô – cai – đô.         D. Xi – cô – cư.

Đáp án A

Câu 4. 4 đảo lớn ở Nhật Bản xếp theo thức tự từ bắc xuống nam là

A. Hô – cai – đô, Hôn – su, Xi – cô – cư và Kiu – xiu.

B. Hô – cai – đô, Hôn – su, Kiu – xiu và Xi – cô – cư.

C. Hôn – su, Hô – cai – đô, Xi – cô – cư và Kiu – xiu.

D. Hôn – su, Hô – cai – đô, Kiu – xiu và Xi – cô – cư.

Đáp án A

Câu 5. 4 đảo lớn ở Nhật Bản xếp theo thức tự từ nam lên bắc là

A. Xi – cô – cư, Kiu – xiu, Hô – cai – đô, Hôn – su.

B. Kiu – xiu, Xi – cô – cư, Hô – cai – đô, Hôn – su.

C. Xi – cô – cư, Kiu – xiu, Hôn – su, Hô – cai – đô.

D. Kiu – xiu, Xi – cô – cư, Hôn – su, Hô – cai – đô.

Đáp án D

Câu 6. 4 đảo lớn ở Nhật Bản xếp theo thức tự từ lớn đến nhỏ về diện tích là

A. Hô – cai – đô, Hôn – su, Xi – cô – cư và Kiu – xiu.

B. Hô – cai – đô, Hôn – su, Kiu – xiu và Xi – cô – cư.

C. Hôn – su, Hô – cai – đô, Xi – cô – cư và Kiu – xiu.

D. Hôn – su, Hô – cai – đô, Kiu – xiu và Xi – cô – cư.

Đáp án D

Câu 7. 4 đảo lớn ở Nhật Bản xếp theo thức tự từ nhỏ đến lớn về diện tích là

A. Xi – cô – cư, Kiu – xiu, Hô – cai – đô, Hôn – su.

B. Kiu – xiu, Xi – cô – cư, Hô – cai – đô, Hôn – su.

C. Xi – cô – cư, Kiu – xiu, Hôn – su, Hô – cai – đô.

D. Kiu – xiu, Xi – cô – cư, Hôn – su, Hô – cai – đô.

Đáp án A

Câu 8. Nhật Bản nằm trong khu vực khí hậu

A. gió mùa, mưa nhiều.                          B. gió mùa. ít mưa.

C. gió tây ôn đới, mưa nhiều.                 D. gió tây ôn đới, ít mưa.

Đáp án A

Câu 9. Phía bắc Nhật Bản có khí hậu

A. ôn đới, mùa đông ngắn, lạnh và không có tuyết.

B. ôn đới, mùa đông ngắn, lạnh và có nhiều tuyết.

C. ôn đới, mùa đông kéo dài, lạnh và không có tuyết.

D. ôn đới, mùa đông kéo dài, lạnh và có nhiều tuyết.

Đáp án D

Câu 10. Phía nam Nhật Bản có khí hậu

A. ôn đới, mùa đông kéo dài, lạnh và có nhiều tuyết.

B. cận nhiệt đới, mùa đông rất lạnh, mùa hạ nóng.

C. ôn đới, mùa đông không lạnh lắm và không có tuyết.

D. cận nhiệt đới, mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ nóng.

Đáp án D

Câu 11. Vùng biển Nhật Bản có nhiều ngư trường lớn là do

A. là quốc gia bán đảo có đường bờ biển dài.        B. vùng biển có nhiều dòng biển nóng.

C. nơi các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau.         D. vùng biển có nhiều dòng biển lạnh.

Đáp án C

Câu 12. Nhật Bản là quốc gia

A. giàu khoáng sản, nhiều núi lửa và động đất.       

B. giàu khoáng sản, ít núi lửa và động đất.

C. nghèo khoáng sản, nhiều núi lửa và động đất.    

D. nghèo khoáng sản, ít núi lửa và động đất.

Đáp án C

Câu 13. Nhật Bản là nước có tốc độ gia tăng dân số hằng năm

A. thấp và đang tăng dần.                                        B. thấp và đang giảm dần.

C. cao và đang tăng dần.                                         D. cao và đang giảm dần.

Đáp án B

Câu 14. Trong thời gian từ 1950 đến 1973, nền kinh tế Nhật Bản phát triển với tốc độ cao nhất vào giai đoạn

A. 1950-1954.                 B. 1955-1959.               C. 1960-1964.                 D. 1965-1973.

Đáp án A

Câu 15. Tốc độ gia tăng dân số của Nhật Bản năm 2005 ở mức

A. 0,1%.                         B. 0,5%.                        C. 1,0%.                           D. 1,5%.

Đáp án A

Trắc nghiệm bài 9 Địa lí 11 Nhật Bản tiết 1 tiếp theo

Câu 16. Năm 2005 Nhật Bản là quốc gia đứng thứ mấy thế giới về kinh tế, tài chính?

A. Thứ nhất.                    B. Thứ hai.                    C. Thứ ba.                        D. Thứ tư.

Đáp án B

Câu 17. Những năm 1973 – 1974 và 1979 – 1980, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản giảm xuống chủ yếu là do

A. khủng hoảng than.                                                 B. khủng hoảng dầu mỏ.

C. khủng hoảng chính trị.                                           D. khủng hoảng lương thực.

Đáp án B

Câu 18. Có khí hậu ôn đới, mùa đông khéo dài, lạnh và có nhiều tuyết là đặc điểm khí hậu phía nào của Nhật Bản?

A. Phía bắc.              B. Phía nam.               C. Phía đông.              D. Phía Tây.

Đáp án A

Câu 19. Có khí hậu cận nhiệt đới, mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ nóng thường có mưa to và bão là đặc điểm khí hậu phía nào của Nhật Bản?

A. Phía bắc.              B. Phía nam.               C. Phía đông.              D. Phía Tây.

Đáp án B

Câu 20. Thập niên 50 của thế kỉ XX, Nhật Bản tập trung vốn cho ngành công nghiệp nào?

A. Luyện kim.      B. Điện Lực.       C. Giao thông vận tải.      D. Tài chính – ngân hàng.

Đáp án B

Câu 21. Thập niên 60 của thế kỉ XX, Nhật Bản tập trung vốn cho ngành công nghiệp nào?

A. Luyện kim.          B. Điện Lực.      C. Giao thông vận tải.      D. Tài chính – ngân hàng.

Đáp án A

Câu 22. Thập niên 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản tập trung vốn cho ngành công nghiệp nào?

A. Luyện kim.          B. Điện Lực.     C. Giao thông vận tải.       D. Tài chính – ngân hàng.

Đáp án C

Câu 23. Khí hậu của Nhật Bản chủ yếu là
A. hàn đới và ôn đới lục địa.                                  B. hàn đới và ôn đới đại dương.

C. ôn đới và cận nhiệt đới.                                     D. ôn đới đại dương và nhiệt đới.

Đáp án C

Câu 24. Nhận xét nào sau đây không đúng về đặc điểm tự nhiên của Nhật Bản là
A. vùng biển Nhật Bản có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau.
B. nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, ít mưa.
C. phía bắc có khí hậu ôn đới, phía nam có khí hậu cận nhiệt.
D. có nhiều thiên tai như: động đất, núi lửa, sóng thần, bão.

Đáp án B

Câu 25. Nhận xét không đúng về tình hình dân số của Nhật Bản là
A. tỉ lệ trẻ em đang giảm dần.
B. tỉ lệ người già trong dân cư ngày càng lớn.
C. tốc độ gia tăng dân số thấp nhưng đang tăng dần.
D. đông dân và tập trung chủ yếu ở các thành phố ven biển.

Đáp án C

Câu 26. Hệ quả nào sau đây không đúng khi tốc độ gia tăng dân số hàng năm của Nhật Bản thấp và đang giảm dần?

A. Tỉ lệ trẻ em ngày càng giảm.                               B. Tỉ lệ người già ngày càng tăng.

C. Chi phí phúc lợi xã hội ngày càng lớn.               D. Nguồn lao động dồi dào.

Đáp án D

Câu 27. Trong các khoảng thời gian sau, thời gian nào nền kinh tế Nhật Bản phát triển với tốc độ cao nhất?

A. 1950 – 1973.               B. 1973 – 1980.            C. 1980 – 1990.             D. 1990 – 2005.

Đáp án A

Câu 28. Nhật Bản trở thành một cường quốc kinh tế thế giới vào khoảng thời gian nào của thế kỉ XX?

A. Giữa thập niên 50. B. Giữa thập niên 60.             

C. Giữa thập niên 70.  D. Giữa thập niên 80.

Đáp án A

Câu 29. Những năm 1986 – 1990, tốc độ tăng GDP trung bình của Nhật Bản đạt 5,3 % là nhờ có

A. sự hỗ trợ vốn từ Hoa kì.                            B. cơ sở hạ tầng tốt bậc nhất thế giới.

C. chiến lược phát triển kinh tế hợp lí.           D. chất lượng lao động ngày càng cao.

Đáp án C

Câu 30.  Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế nhật Bản giai đoạn 1950 – 1973.

A. Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp.                

B. Đẩy mạnh đầu tư cho ngành dịch vụ.

C. Tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt.

D. Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng.

Đáp án B

Câu 31. Năng xuất lao động xã hội ở Nhật Bản cao là do người lao động Nhật Bản
A. luôn độc lập suy nghĩ và sáng tạo trong lao động.
B. làm việc tích cực vì sự hùng mạnh của đất nước.
C. thường xuyên làm việc tăng ca và tăng cường độ lao động.
D. làm việc tích cực, tự giác, tinh thần trách nhiệm cao.

Đáp án D

Trên đây là hệ thống câu hỏi Trắc nghiệm bài 9 Địa lí 11 Nhật Bản tiết 1. Xem thêm trắc nghiệm bài Nhật Bản tiết 2 tại đây

Join The Discussion