Trắc nghiệm địa lí 10

Trắc nghiệm bài 24 Địa lí 10 Cánh diều

Trắc nghiệm bài 24 Địa lí 10 Cánh diều: Địa lí các ngành công nghiệp

I. NHẬN BIẾT

Câu 1. Ngành công nghiệp năng lượng gồm

A. khai thác than, khai thác dầu khí, điện lực.

B. khai thác than, khai thác dầu khí, thuỷ điện,

C. khai thác than, khai thác dầu khí, nhiệt điện.

D. khai thác than, khai thác dầu khí, điện gió.

Câu 2. Các quốc gia nào sau đây tập trung nhiều than đá?

A. Hoa Kì, LB Nga, Trung Quốc, Ba Lan.

B. Hoa Kì, LB Nga, Trung Quốc, Thái Lan.

C. Hoa Kì, LB Nga, Trung Quốc, I-ran.

D. Hoa Kì, LB Nga, Trung Quốc, I-ta-li-a.

Câu 3. Các ngành công nghiệp nào sau đây phải gắn với đội ngũ lao động kĩ thuật cao, công nhân lành nghề?

A. Kĩ thuật điện, điện tử – tin học, cơ khí chính xác.

B. Thực phẩm, điện tử – tin học, cơ khí chính xác.

C. Dệt – may, kĩ thuật điện, hoá dầu, luyện kim màu.

D. Da – giày, điện tử – tin học, vật liệu xây dựng.

Câu 4. Ngành công nghiệp nào sau đây không cần nhiều lao động?

 A. Dệt – may.       

B. Giày – da.         

C. Thủy điện.                  

D. Thực phẩm.

Câu 5. Ngành công nghiệp nào sau đây đòi hỏi trình độ công nghệ và chuyên môn cao?

 A. Dệt – may.       

B. Giày – da.         

C. Hoá dầu.                     

D. Thực phẩm.

Câu 6. Đặc điểm của than đá là

A. rất giòn.                                                               

B. không cứng,

C. nhiều tro.                                                             

D. độ ẩm cao.

Câu 7. Đặc điểm của than nâu không phải là

A. rất giòn.                                                               

B. không cứng.

C. nhiều tro.                                                             

D. độ ẩm cao

Câu 8. Than an-tra-xit không có đặc điểm nào sau đây?

A. Khả năng sinh nhiệt lớn.                                     

B. Có độ bền cơ học cao.

C. Chuyên chở không bị vỡ vụn.                             

D. Độ ẩm cao và có lưu huỳnh.

Câu 9: Ngành nào không thuộc ngành công nghiệp năng lượng

A. khai thác than.                                                     

B. khai thác dầu khí. 

C. điện lực.                                                              

D. điện tử tin học. 

Câu 10: Trong cơ cấu sản lượng điện của thế giới hiện nay, ngành chiếm tỉ trọng cao nhất là

A. than đá.                                                               

B. củi gỗ.

C. nguyên tử, thủy điện.                                            

D. các nguồn năng lượng tự nhiên.

Câu 11: Các nước và khu vực đứng hàng đầu thế giới về công nghiệp điện tử tin học là

A. Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU.                                      

B. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nam Á.

C. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Liên Bang Nga.                   

D. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đông Á.

Câu 12: Khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới là

A. Bắc Mỹ.                                                              

B. Châu Âu.

C. Trung Đông.                                                       

D. Bắc và Trung Phi.

Câu 13: Ngành công nghiệp nào sau đây được coi là thước đo trình độ phát triển kinh tế – kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới       

A. cơ khí.                                                                   

B. hóa chất.

C. điện tử – tin học.                                                    

D. năng lượng.

Câu 14: Ngành công nghiệp nào thường gắn chặt với nông nghiệp

A. cơ khí.                                                                 

B. hóa chất.

C. năng lượng.                                                         

D. chế biến thực phẩm.

Câu 15. Sản phẩm của công nghiệp luyện kim đen là

A. sắt, thép.          

B. đồng, chì.           

C. vàng, bạc.                      

D. kẽm, nhôm.

Câu 16. Sản phẩm của công nghiệp luyện kim màu là

A. sắt.                   

B. mangan.      

C. ti tan.                                                 

D. nhôm.

Câu 17. Trữ lượng dầu mỏ trên thế giới tập trung lớn nhất ở

A. Trung Đông.    

B. Bắc Mỹ.                                

C. Mỹ La-tinh.                    

D. Tây Âu.

Câu 18. Cơ cấu sử dụng năng lượng hiện nay có sự thay đổi theo hướng tập trung tăng tỉ trọng

A. củi gỗ.               

B. than đá.             

C. dầu khí.                      

D. năng lượng mới.

Câu 19. Nguồn năng lượng nào sau đây được xếp vào loại không cạn kiệt?

A. Than đá.           

B. Dầu khí.             

C. Sức gió.                      

D. Củi gỗ.

Câu 20. Các quốc gia nào sau đây có sản lượng điện bình quân theo đầu người vào loại cao nhất thế giới?

A. Na uy, Ca-na-đa, Thụy Điển, LB Nga.     

B. Na uy, Ca-na-đa, Thụy Điển, Đức.

C. Na uy, Ca-na-đa, Thụy Điển, Hoa Kì.      

D. Na uy, Ca-na-đa, Thụy Điển, Pháp.

Câu 21. Sản phẩm công nghiệp điện tử – tin học thuộc nhóm máy tính là

A. thiết bị công nghệ, phần mềm.                  

B. linh kiện điện tử, các vi mạch.

C. ti vi màu, đồ chơi điện tử, catset.              

D. máy fax, điện thoại, mạng viba.

Câu 22. Sản phẩm công nghiệp

A. thiết bị công nghệ, phần mềm.                  

B. linh kiện điện tử, các vi mạch.

C. ti vi màu, đồ chơi điện tử, catset.              

D. máy fax, điện thoại, mạng viba.

Câu 23. Sản phẩm công nghiệp điện tử – tin học thuộc nhóm điện tử tiêu dùng là

A. thiết bị công nghệ, phần mềm.                  

B. linh kiện điện tử, các vi mạch.

C. ti vi màu, đồ chơi điện tử, catset.              

D. máy fax, điện thoại, mạng viba.

Câu 24. Sản phẩm công nghiệp điện tử – tin học thuộc nhóm thiết bị viễn thông là

A. thiết bị công nghệ, phần mềm.                  

B. linh kiện điện tử, các vi mạch.

C. ti vi màu, đồ chơi điện tử, catset.              

D. máy fax, điện thoại, mạng viba.

Câu 25. Các nước và khu vực đứng hàng đầu thế giới về công nghiệp điện tử – tin học là

A. Hoa Kì, Nhật Bản, EU.                             

B. Hoa Kì, Nhật Bản, Nam Á.

C. Hoa Kì, Nhật Bản, LB Nga.                     

D. Hoa Kì, Nhật Bản, Đông Á.

Câu 26. Ngành nào sau đây không thuộc công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng?

A. Dệt – may.                                                 

B. Da – giày.

C. Rượu, bia.                                                 

D. Nhựa.

Câu 27: Ngành công nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống công nghiệp trên thế giới ở thế kỉ XXI là

A. hóa chất.                                                      

B. cơ khí.

C. điện tử – tin học.                                        

 D. sản xuất hàng tiêu dùng.

Câu 28: Ngành công nghiệp được xác định là ngành kinh tế quan trọng và cơ bản của các quốc gia là

A. công nghiệp năng lượng.                          

B. cơ khí. 

C. luyện kim.                                                 

D. điện tử tin học. 

Câu 29: Ngành công nghiệp xuất hiện sớm nhất trên thế giới là

A. khai thác than.                                           

B. khai thác dầu mỏ và khí đốt. 

C. điện lực.                                                    

D. cơ khí và hóa chất. 

Câu 30: Nguồn năng lượng nào sau đây được coi là nguồn năng lượng sạch

A. than.                                                          

B. dầu mỏ.

C. khí đốt.                                                      

D. địa nhiệt. 

Câu 31: Ngành công nghiệp thường đi trước một bước trong quá trình công nghiệp hóa của các nước là

A. cơ khí.                                                       

B. năng lượng.

C. luyện kim.                                                 

D. dệt.

Câu 32: Ngành điện nguyên tử rất tiện lợi nhưng lại chậm phát triển, nguyên nhân chính là do

A. thiếu nguồn nguyên liệu.                          

B. đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao.

C. chưa thật đảm bảo an toàn.                       

D. vốn đầu tư lớn.

Câu 33: Ngành công nghiệp có khả năng lớn nhất để thúc đẩy cho cả công nghiệp nặng lẫn nông nghiệp phát triển là

A. luyện kim.                                                 

B. dệt.

C. hóa chất.                                                    

D. năng lượng.

Câu 34: Ngành công nghiệp nào sau đây thường được phát triển ở nơi có dân cư đông

A. cơ khí.                                                       

B. sản xuất hàng tiêu dùng.

C. hóa chất.                                                    

D. năng lượng.

Câu 35: Ngành công nghiệp nào sau đây có mặt ở mọi quốc gia trên thế giới

A. dệt may.                                                    

B. giày da.

C. thực phẩm.                                                

D. nhựa, thủy tinh.

Câu 36: Khoáng sản được coi là “vàng đen” của nhiều quốc gia trên thế giới là

A. dầu khí.                                                     

B. uranium.

C. than.                                                          

D. điện.

Câu 37: Khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới là

A. Trung Đông                                              

B. Bắc Mĩ 

C. Mĩ Latinh                                                  

D. Nga và Đông Âu

Câu 38: Công nghiệp dệt – may thuộc nhóm ngành

A. công nghiệp nặng.                                     

B. công nghiệp khai thác.

C. công nghiệp vật liệu.                                 

D. công nghiệp chế biến.

Câu 39: Nguồn năng lượng truyền thống và cơ bản dùng để chỉ

A. dầu khí.                                                     

B. củi, gỗ.

C. than đá.                                                     

D.  sức nước.

II. THÔNG HIỂU.

Câu 40. Phát biểu nào sau đây không đúng với vai trò của ngành công nghiệp năng lượng?

A. Ngành kinh tế quan trọng và cơ bản của một quốc gia.

B. Cơ sở không thiếu được của phát triển sản xuất hiện đại.

C. Tiền đề của các tiến bộ khoa học – kĩ thuật và công nghệ.

D. Thước đo trình độ phát triển văn hoá – xã hội của quốc gia.

Câu 41. Than đá không dùng để làm

A. nhiện liệu cho nhiệt điện.                          

B. cốc hoá cho luyện kim đen.

C. nguyên liệu cho hoá than.                         

D. vật liệu dùng để xây dựng.

Câu 42. Phát biểu nào sau đây không đúng với dầu mỏ?

A. Có khả năng sinh nhiệt lớn.                      

B. Tiện vận chuyển, sử dụng.

C. Cháy hoàn toàn, không tro.                       

D. ít gây ô nhiễm môi trường.

Câu 43. Dầu mỏ không phải là

A. tài nguyên thiện nhiện.                             

B. nhiện liệu cho sản xuất.

C. nguyên liệu cho hoá dầu.                          

D. nhiện liệu làm dược phẩm.

Câu 44. Biện pháp quan trọng để giảm khí thải CO2 (nguyên nhân làm tăng nhiệt độ trên Trái Đất) không phải là

A. giảm đốt than đá.                                      

B. giảm đốt dầu khí.

C. tăng trồng rừng.                                         

D. tăng đốt củi gỗ.

Câu 45. Đặc điểm chủ yếu của quặng kim loại màu không phải là

A. thường tồn tại ở dạng đa kim.                   

B. có hàm lượng kim loại thấp.

C. đòi hỏi kĩ thuật chế biến cao.                    

D. rất dễ khai thác và đầu tư nhỏ.

Câu 46. Công nghiệp điện tử – tin học là ngành cần

A. nhiều diện tích rộng.                                 

B. nhiều kim loại, điện.

C. lao động trình độ cao.                               

D. tài nguyên thiện nhiện.

Câu 47: Đặc điểm nào không đúng với ngành công nghiệp dệt

A. nguồn nguyên liệu tại chỗ, phong phú.

B. lao động dồi dào, đáp ứng nhu cầu lớn về nhân công.

C. thị trường tiêu thụ rộng lớn vì có dân số đông.

D. đòi hỏi trình độ kĩ thuật, công nghệ cao.

Câu 48. Phát biểu nào sau đây không đúng với công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng?

A. Gồm nhiều ngành khác nhau.                   

B. Có các sản phẩm rất đa dạng.

C. Kĩ thuật sản xuất khác nhau.                     

D. Quy trình sản xuất phức tạp.

Câu 49. Hiện nay, con người tập trung phát triển nguồn năng lượng sạch không phải vì nguyên nhân nào sau đây?

A. Than đá, dầu khí đang cạn kiệt.                

B. Xảy ra biến đổi khí hậu toàn cầu.

C. Mưa axit xảy ra ở rất nhiều nơi.               

D. Chi phí sản xuất không quá cao.

Câu 50. Phát biểu nào sau đây đúng với đặc điểm của công nghiệp hàng tiêu dùng so với các ngành công nghiệp nặng?

A. Sử dụng nhiện liệu nhiều hơn.                  

B. Sử dụng động lực nhiều hơn.

C. Chịu chi phí vận tải lớn hơn.                    

D. Cần có nhiều lao động hơn.

Câu 51. Đặc điểm của các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng không phải là

A. đòi hỏi nguồn vốn đầu tư rất lớn.             

B. thời gian xây dựng tương đối ngắn.

C. thời gian hoàn vốn tương đối nhanh.        

D. quy trình sản xuất tương đối đơn giản.

Câu 52. Công nghiệp thế giới hiện nay chú trọng

A. tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác.         

B. giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến.

C. phát triển các ngành công nghệ cao.         

D. phân bố đều khắp ở các địa phương.

Câu 53. Công nghiệp điện tử – tin học là ngành cần

A. nhiều diện tích rộng.                                 

B. nhiều kim loại, điện.

C. lao động trình độ cao.                               

D. tài nguyên thiên nhiên.

Câu 54: Ngành công nghiệp mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp của thế giới là

A. dệt.                                                              

B. cơ khí.

C. năng lượng.                                                 

D. hóa chất.

Câu 55. Xu hướng phát triển công nghiệp thế giới hiện nay không phải là

A. tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác.         

B. tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến.

C. phát triển các ngành có kĩ thuật cao.         

D. sản xuất chú trọng tăng trưởng xanh.

Câu 56. Phát biểu nào sau đây đúng với việc phân bố tài nguyên dầu mỏ trên thế giới?

A. Tập trung chủ yếu ở nhóm các nước phát triển.

B. Tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển.

C. Nhu cầu về dầu mỏ trên thế giới bị sút giảm.

D. Tốc độ khai thác dầu mỏ ngày càng chậm lại.

Câu 57. Vai trò nào sau đây không đúng với công nghiệp điện lực?

A. Cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại.

B. Cơ sở để đẩy mạnh tiến bộ khoa học – kĩ thuật.

C. Đáp ứng đời sống văn hoá, văn minh con người.

D. Cơ sở về nhiện liệu cho công nghiệp chế biến.

Câu 58. Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp khai thác than?

A. Là ngành công nghiệp xuất hiện sớm nhất.

B. Là nguồn năng lượng cơ bản, quan trọng.

C. Phần lớn mỏ than tập trung ở bán cầu Bắc.

D. Hiện nay có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.

Câu 59. Phát biểu nào sau đây không đúng với công nghiệp điện?

A. Điện không thể tồn kho, nhưng có khả năng vận chuyển đi xa.

B. Nhà máy công suất càng lớn, thiết bị hiện đại, giá thành rẻ hơn.

C. Nhiệt điện và thuỷ điện khác nhau về vốn, thời gian, giá thành.

D. Không nhất thiết phải kết hợp các nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện.

Câu 60. Nguồn năng lượng sạch gồm

A. năng lượng mặt trời, sức gió, địa nhiệt.

B. năng lượng mặt trời, sức gió, than đá.

C. năng lượng mặt trời, sức gió, dầu khí.

D. năng lượng mặt trời, sức gió, củi gỗ.

Câu 61. Phát biểu nào sau đây không đúng với công nghiệp điện tử – tin học?

A. Là một ngành công nghiệp trẻ, bùng nổ từ năm 1990 lại đây.

B. Được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia.

C. Là thước đo trình độ phát triển kinh tế – kĩ thuật của các nước.

D. Chiếm nhiều diện tích rộng, tiêu thụ nhiều kim loại, điện nước.

Câu 62. Sản phẩm của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chủ yếu là

A. dùng cho các ngành công nghiệp khác.

B. phục vụ cho các nhu cầu của nhân dân

C. đáp ứng nhu cầu hàng ngày về ăn uống.

D. phục vụ cho các hoạt động ở cuộc sống.

Câu 63. Ngành dệt – may không có vai trò nào sau đây?

A. Đáp ứng nhu cầu về may mặc, sinh hoạt cho con người.

B. Cung cấp một phần nguyên liệu cho công nghiệp nặng.

C. Thúc đẩy sự phát triển ngành nông nghiệp và hoá chất.

D. Chủ yếu giải quyết công ăn việc làm cho lao động nam.

Câu 64. Các thị trường nào sau đây tiêu thụ hàng dệt – may vào loại lớn nhất trên thế giới?

A. Nhật Bản, EU, Bắc Mỹ, Bắc Phi.

B. Nhật Bản, EU, Bắc Mỹ, Nam Phi.

C. Nhật Bản, EU, Bắc Mỹ, LB Nga.

D. Nhật Bản, EU, Bắc Mỹ, Hàn Quốc.

Câu 65. Đặc điểm công nghiệp thực phẩm là

A. không tiêu thụ nhiều kim loại, điện và nước.

B. vốn đầu tư ít, quy trình sản xuất không phức tạp.

C. chi phí vận tải và vốn đầu tư không nhiều.

D. đòi hỏi lực lượng lao động trẻ, có trình độ.

Câu 66. Đặc điểm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là

A. không tiêu thụ nhiều kim loại, điện và nước.

B. vốn đầu tư nhiều, quy trình sản xuất phức tạp.

C. chi phí vận tải và vốn đầu tư không nhiều.

D. đòi hỏi lực lượng lao động trẻ, có trình độ.

Câu 67. Đặc điểm công nghiệp điện tử – tin học là

A. chi phí vận tải và vốn đầu tư không nhiều.

B. đòi hỏi lực lượng lao động trẻ, có trình độ.

A. nguyên liệu chủ yếu từ nông nghiệp và thủy sản.

B. vốn đầu tư ít, cơ sở hạ tầng kĩ thuật phát triển.

Câu 68. Vai trò nào sau đây không đúng với công nghiệp thực phẩm?

A. Đáp ứng nhu cầu hàng ngày về ăn uống.

B. Phục vụ việc mặc, ăn uống và sinh hoạt.

C. Thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển.

D. Làm tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp.

Câu 69. Sản phẩm của ngành công nghiệp thực phẩm gồm

A. thịt, cá hộp và đông lạnh, sữa, rượu, giày, nước giải khát.

B. thịt, cá hộp và đông lạnh, sữa, rượu, áo, nước giải khát.

C. thịt, cá hộp và đông lạnh, sữa, rượu, quần, nước giải khát.

D. thịt, cá hộp và đông lạnh, sữa, rượu, bia, nước giải khát.

Câu 70. Công nghiệp điện lực không có vai trò nào sau đây?

A. Cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại.

B. Cơ sở để đẩy mạnh tiến bộ khoa học – kĩ thuật.

C. Đáp ứng đời sống văn hóa, văn minh con người.

D. Cơ sở về nhiên liệu cho công nghiệp chế biến.

Câu 71. Sản phẩm của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chủ yếu

A. dùng cho các ngành công nghiệp khác.

B. phục vụ cho các nhu cầu của nhân dân.

C. đáp ứng nhu cầu hàng ngày về ăn uống.

D. phục vụ cho các hoạt động trong cuộc sống.

Câu 72. Phát biểu nào sau đây không hoàn toàn đúng với vai trò của ngành dệt – may?

A. Đáp ứng nhu cầu về may mặc, sinh hoạt cho con người.

B. Cung cấp một phần nguyên liệu cho công nghiệp nặng.

C. Thúc đẩy sự phát triển ngành nông nghiệp và hóa chất.

D. Giải quyết công ăn việc làm cho lao động, nhất là nam.

Câu 73. Phát biểu nào sau đây đúng với việc phân bố tài nguyên dầu mỏ trên thế giới?

A. Tập trung chủ yếu ở nhóm các nước phát triển.

B. Tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển.

C. Nhu cầu về dầu mỏ trên thế giới bị sút giảm.

D. Tốc độ khai thác dầu mỏ ngày càng chậm lại.

Câu 74. Định hướng phát triển công nghiệp là

A. giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến, tăng khai thác.

B. đẩy mạnh sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.

C. Phát triển nhanh các ngành công nghiệp chế biến.

D. đảm bảo an ninh năng lượng cho mỗi quốc gia.

III. VẬN DỤNG

Câu 75. Công nghiệp thực phẩm phân bố rộng khắp trên thế giới, không phải vì

A. nguồn nguyên liệu phong phú khắp nơi.

B. nguồn lao động dồi dào ở khắp các nước.

C. thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn.

D. hàng hoá có khả năng xuất khẩu rộng rãi.

Câu 76. Ngành dệt – may hiện nay được phân bố rộng rãi ở nhiều nước không phải chủ yếu do nguyên nhân nào sau đây?

A. Nguồn nguyên liệu phong phú khắp nơi.

B. Nguồn lao động dồi dào ở khắp các nước.

C. Thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn.

D. Hàng hóa có khả năng xuất khẩu rộng rãi.

Câu 77: Sản lượng điện nước ta tăng nhanh chủ yếu do

A. tập trung nâng cấp một số nhà máyđiện cũ.                  

B. kinh tế phát triển, mức sống nâng cao.

C. đào tạo lao động trình độ caotrong ngành.          

D. thu hút vốn đầu tư trong và ngoàinước.

Câu 78: Phát biểu nào sau đây không đúng với công nghiệp điện lực của nước ta hiện nay?

A. Sản lượng thủy điện và nhiệt điện chiếm tỉ trọng lớn nhất.

B. Nhiên liệu cho sản xuất điện ở miền Trung là khí tự nhiên.

C. Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp điện.

D. Hàng loạt nhà máy điện có công suất lớn đang hoạt động.

Câu 79. Phát biểu nào sau đây không đúng với công nghiệp điện?

A. Sản lượng điện chủ yếu tập trung ở các nước phát triển và nước công nghiệp hóa.

B. Sản lượng điện bình quân đầu người là thước đo trình độ phát triển và văn minh.

C. Điện sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau: nhiệt điện, thủy điện, tua bin khí,…

D. Sản lượng điện bình quân theo đầu người cao nhất là ở các nước đang phát triển.

Câu 80: Các ngành công nghiệp như dệt may, giày da, công nghiệp thực phẩm thường phân bố ở

A. khu vực thành thị, kinh tế phát triển nhanh.                                                 

B. khu vực đông dân cư, thị trường tiêu thụ lớn.

C. khu vực nông thôn, hoạt động nông nghiệp phát triển.

D. khu vực ven thành phố lớn, nguyên liệu dồi dào.

Câu 81. Phát biểu nào sau đây không đúng với công nghiệp thực phẩm?

A. Các nước phát triển thường tiêu thụ rất nhiều thực phẩm chế biến.

B. Ở nhiều nước đang phát triển, ngành có vai trò chủ đạo về giá trị.

C. Sản phẩm của ngành công nghiệp này rất phong phú và đa dạng.

D. Ngành này chỉ phân bố tập trung ở một số quốc gia trên thế giới.

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 82. Tác động tích cực của công nghiệp đối với môi trường là

A. làm đa dạng, phong phú và làm tăng giá trị của tài nguyên thiên nhiên.

B. ít ạo ra cảnh quan văn hoá thân thiện và tích cực đối với cuộc sống.

C. cạn kiệt tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.

D. biến đổi cảnh quan tự nhiên theo hướng tiêu cực đối với con người.

Câu 83. Tác động tiêu cực chủ yếu của công nghiệp đối với môi trường là

A. nước thải công nghiệp chưa xử lí chứa hóa chất gây ô nhiễm nguồn nước.

B. khí thải từ các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường không khí.

C. cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, biến đổi cảnh quan tự nhiên.

D. biến đổi cảnh quan tự nhiên, ô nhiễm nặng môi trường không khí.

Câu 84. Công nghiệp hàng tiêu dùng chịu ảnh hưởng lớn của các nhân tố chủ yếu nào sau đây?

A. Nhiên liệu, thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu.

B. Lao động, thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu.

C. Năng lượng, thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu.

D. Thiết bị sản xuất, thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu.

Câu 85. Công nghiệp thực phẩm chịu ảnh hưởng lớn của các nhân tố chủ yếu nào sau đây?

A. Nhiện liệu, thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu.

B. Lao động, thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu.

C. Năng lượng, thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu.

D. Thiết bị, thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu.

Câu 86: Công nghiệp điện ngày càng phát triển do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

A. Nhiều tiềm năng để phát triển, vốn đầu tư lớn, nhu cầu ngành kinh tế.

B. Sự phát triển kinh tế, mức sống được nâng cao, có tiềm năng phát triển.

C. Được sử dụng rộng rãi trong sinh hoạt, vốn đầu tư ngành điện lực lớn.

D. Nguồn vốn lớn, chất lượng cuộc sống được nâng cao, nhiều sông, suối.

Câu 87: Sản lượng than trên thế giới có xu hướng tăng lên vì

A. nhu cầu về điện ngày càng tăng trong khi than đá lại có trữ lượng lớn.

B. than ngày càng được sử dụng nhiều trong công nghiệp hóa chất.

C. nhu cầu điện ngày càng tăng trong khi than đá ít gây ô nhiễm môi trường.

D. nguồn dầu mỏ đã cạn kiệt, giá dầu lại quá cao.

Câu 88: Ngành công nghiệp điện lực có tốc độ tăng trưởng nhanh, nguyên nhân chủ yếu là do

A. tiến bộ của khoa học kĩ thuật, đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa.

B. kinh tế tăng trưởng nhanh, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

C. nhu cầu ngày càng cao trong tiêu dùng điện của dân cư ở các nước.

D. tiêu chí quan trọng để đo trình độ phát triển và văn minh các nước.

Câu 89: Công nghiệp điện tử – tin học thường tập trung ở các thành phố lớn, nguyên nhân chủ yếu là do

A. cần diện tích rộng, không tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước.

B. yêu cầu nguồn lao động trẻ có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao.

C. cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật, vốn đầu tư, lao động trình độ.

D. nhu cầu tiêu thụ nhiều sản phẩm, ngành không cần diện tích rộng.

Câu 90: Ngành công nghiệp dệt – may phát triển mạnh ở tất cả các nước trên thế giới, nguyên nhân chủ yếu là do

A. có lực lượng lao động dồi dào, có thị trường tiêu thụ rộng lớn.

B. sử dụng nhiều lao động, nhất là lao động nữ cần cù, khéo tay.

C. quy trình sản xuất tương đối đơn giản, thời gian hoàn vốn nhanh.

D. ít gây ô nhiễm môi trường, sử dụng điện và nước ở mức độ vừa phải.

Câu 91. Dầu mỏ chiếm vị trí hàng đầu trong cơ cấu sử dụng năng lượng hiện nay, nguyên nhân không phải là do

A. nhiên liệu cháy hoàn toàn và không tạo thành tro.

B. Khả năng sinh nhiệt lớn, thuận lợi trong sử dụng, vận chuyển.

C. là nguyên liệu quý giá cho công nghiệp hoá chất, dược phẩm.

D. quá trình khai thác, vận chuyển không gây ô nhiễm môi trường.

Câu 92:  Phần lớn sản lượng điện tập trung chủ yếu vào các quốc gia có nền công nghiệp phát triển, nguyên nhân không phải do

A. các nước này có nhiều khả năng để phát triển ngành điện, nhu cầu cao.

B. là ngành đòi hỏi vốn lớn và áp dụng nhiều tiến bộ của khoa học kĩ thuật.

C. cần điện chủ yếu đáp ứng đời sống văn hoá – văn minh của con người.

D. công nghiệp rất phát triển, nhu cầu điện cho sản xuất công nghiệp rất lớn.

Câu 93: Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng được phân bố rộng rãi ở nhiều nước, nguyên nhân chủ yếu là do

A. đòi hỏi vốn đầu tư it, thời gian xây dựng tương đối ngắn.

B. có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ và nguồn nguyên liệu.

C. quy trình sản xuất tương đối đơn giản, thời gian hoàn vốn nhanh.

D. thu được lợi nhuận tương đối dễ dàng, có nhiều khả năng xuất khẩu.

Câu 94: Sản lượng điện của các nước đang phát triển chỉ chiếm một phần nhỏ bé, nguyên nhân chủ yếu là do

A. trình độ phát triển của lực lượng sản xuẩt và tiến bộ khoa học – kĩ thuật thấp.

B. trong cơ cấu nền kinh tế, ngành nông lâm ngư nghiệp vẫn còn chiếm tỉ trọng lớn.

C. trình độ phát triển kinh tế chưa cao, sản xuất công nghiệp vẫn còn ở mức thấp.

D. đời sống của phần đông dân cư còn nhiều khó khăn, nhu cầu tiêu thụ còn thấp.

Trên đây là hệ thống câu hỏi trắc nghiệm bài 24 địa lí 10 bộ sách Cánh diều: Địa lí các ngành công nghiệp, mời các em cùng tham khảo nhé!

Join The Discussion