ĐỀ THI

Đề thi học kỳ I địa lí 12 (đề 01)

Các em luyện tập đề thi học kỳ I địa lí 12 đề số 01 này nhé. Thầy sẽ tiếp tục cập nhật những đề thi HKI địa lí 12 sau nhé.

Câu 1: Ranh giới được coi là đường biên giới quốc gia trên biển của nước ta là
A. vùng tiếp giáp lãnh hải. B. vùng đặc quyền kinh tế. C. vùng lãnh hải. D. vùng nội thủy.

Câu 2: Vùng chịu ngập lụt nghiêm trọng nhất ở nước ta hiện nay là
A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Bắc Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 3: Cho bảng số liệu: Sự biến động diện tích rừng qua một số năm ở Việt Nam Năm Tổng diện tích có rừng (triệu ha) Diện tích rừng tự nhiên (triệu ha) Diện tích rừng trồng (triệu ha) Độ che phủ ( %) 1943 14,3 14,3 0 43,0 1983 7,2 6,8 0,4 22,0 2005 12,7 10,2 2,5 38,0
Theo bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về sự biến động diện tích rừng ở nước ta giai đoạn 1943 – 1983 và 1983 – 2005?
A. Diện tích rừng tự nhiên 1943 – 1983 giảm, 1983 – 2005 tăng.
B. Diện tích rừng trồng 1943 – 1983 giảm, 1983 – 2005 tăng.
C. Độ che phủ 1943 – 1983 giảm, 1983 – 2005 tăng.
D. Tổng diện tích có rừng 1943 – 1983 giảm, 1983 – 2005 tăng.

Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết điểm cực Bắc của nước ta nằm ở tỉnh nào?
A. Điện Biên. B. Hà Giang. C. Cà Mau. D. Khánh Hòa.

Câu 5: Cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta là
A. hệ sinh thái rừng rậm thường xanh quanh năm.
B. hệ sinh thái rừng ngập mặn cho năng suất sinh học cao.
C. hệ sinh thái rừng nhiệt đới khô lá rộng và xa van, bụi gai nhiệt đới.
D. hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit.

Câu 6: Ở nước ta, bão tập trung nhiều nhất vào tháng
A. 7. B. 8. C. 9. D. 10.

Câu 7: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc – Nam?
A. Ảnh hưởng của Biển Đông. B. Ảnh hưởng của bức chắn địa hình.
C. Tác động của gió mùa Đông Bắc. D. Lãnh thổ nước ta kéo dài từ Bắc xuống Nam.

Câu 8: Quá trình hình thành đất chủ yếu ở vùng đồi núi nước ta là
A. quá trình rửa trôi các chất ba dơ dễ tan. B. quá trình hình thành đá ong.
C. quá trình feralit. D. quá trình tích tụ mùn trên núi.

Câu 9: Vì sao khí hậu nước ta lại có tính chất nhiệt đới?
A. Tiếp giáp với Biển Đông. B. Nằm ở bán cầu Đông.
C. Nằm ở bán cầu Bắc. D. Nằm trong vùng nội chí tuyến.

Câu 10: Ý nào sau đây không đúng về đặc điểm khái quát của Biển Đông?
A. Là một biển rộng. B. Là biển tương đối kín.
C. Nằm trong vùng cận nhiệt đới gió mùa. D. Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

Câu 11: Phần lãnh thổ phía Nam ở nước ta, thiên nhiên mang sắc thái của vùng khí hậu
A. Nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh. B. Cận nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh.
C. Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. D. Cận xích đạo gió mùa.

Câu 12: Quá trình xâm thực xảy ra mạnh mẽ ở những nơi có
A. địa hình thấp, lượng mưa lớn. B. địa hình cao, sườn dốc, lượng mưa lớn.
C. địa hình cao, lượng mưa nhỏ. D. địa hình thấp, lượng mưa nhỏ.

Câu 13: Khoáng sản có ý nghĩa quan trọng nhất ở vùng biển nước ta là
A. titan. B. than đá. C. muối. D. dầu khí.

Câu 14: Hướng gió chính gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ và là nguyên nhân chính tạo nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên là
A. đông bắc. B. tây bắc. C. tây nam. D. đông nam.

Câu 15: Ở miền núi nước ta có các cao nguyên rộng lớn thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh A. cây thực phẩm. B. cây công nghiệp lâu năm. C. cây lương thực. D. cây hoa màu.

Câu 16: Đặc trưng nổi bật của thời tiết miền Bắc nước ta vào nửa đầu mùa đông là
A. lạnh ẩm. B. lạnh khô. C. nóng và khô. D. lạnh, trời nhiều mây.

Câu 17: Ý nào sau đây không đúng về đặc điểm của dải đồng bằng ven biển miền Trung? A. Bề mặt đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô.
B. Đồng bằng phần nhiều hẹp bề ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.
C. Biển đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành đồng bằng.
D. Đất nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông.

Câu 18: Vùng nào sau đây ở nước ta chịu tác động mạnh nhất của gió phơn Tây Nam?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Đồng bằng sông Cửu Long .
C. Bắc Trung Bộ. D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 19: Phần lãnh thổ phía Bắc của nước ta, thiên nhiên đặc trưng cho vùng khí hậu
A. Nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh. B. Cận xích đạo gió mùa.
C. Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. D. Cận nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh.

Câu 20: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây ở phía Bắc của nước ta không tiếp giáp với Trung Quốc?
A. Cao Bằng. B. Hà Giang. C. Lạng Sơn. D. Yên Bái.

Câu 21: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 – 7, hãy cho biết các cánh cung núi Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều nằm ở vùng núi nào của nước ta?
A. Đông Bắc. B. Trường Sơn Nam. C. Tây Bắc. D. Trường Sơn Bắc.

Câu 22: Phần lãnh thổ phía Bắc ở nước ta, cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là
A. đới rừng cận nhiệt đới gió mùa. B. đới rừng cận xích đạo gió mùa.
C. đới rừng nhiệt đới gió mùa. D. đới rừng xích đạo gió mùa.

Câu 23: Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm chung của địa hình Việt Nam?
A. Địa hình của vùng cận nhiệt đới gió mùa.
B. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
C. Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng.
D. Địa hình chịu tác động mạnh của con người.

Câu 24: Diện tích rừng của nước ta hiện nay chủ yếu là
A. rừng giàu. B. rừng đặc dụng.
C. rừng trồng. D. rừng nghèo và rừng mới phục hồi.

Câu 25: Ảnh hưởng nào sau đây không đúng của Biển Đông đến khí hậu nước ta?
A. Làm giảm thời tiết lạnh khô trong mùa đông.
B. Làm tăng tính chất khắc nghiệt của thời tiết.
C. Khí hậu hải dương nên điều hòa hơn.
D. Làm giảm bớt nóng bức trong mùa hạ.

Đề thi học kỳ I địa lí 12 (đề 01) (tiếp theo nhé)

Câu 26: Đặc điểm nào sau đây không đúng với sông ngòi ở nước ta?
A. Sông ngòi ít nước. B. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
C. Chế độ nước theo mùa. D. Giàu phù sa.

Câu 27: Vùng nào sau đây của nước ta có 2/3 diện tích là đất mặn, đất phèn?
A. Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Bắc Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 28: Cho bảng số liệu: Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm ở một số địa điểm Địa điểm Lượng mưa (mm) Lượng bốc hơi (mm) Cân bằng ẩm (mm) Hà Nội 1667 989 + 678 Huế 2868 1000 + 1868 TP. Hồ Chí Minh 1931 1686 + 245
Theo bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm trên.
A. Huế có lượng mưa cao nhất và cân bằng ẩm cao nhất.
B. Hà Nội có lượng mưa thấp nhất và cân bằng ẩm thấp nhất.
C. Hồ Chí Minh có lượng bốc hơi cao nhất và cân bằng ẩm thấp nhất.
D. Hà Nội có lượng mưa thấp nhất và lượng bốc hơi thấp nhất.

Câu 29: Cho biểu đồ: `
1667
2868
1931
989 1000
1686
0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500
Hà Nội Huế Hồ Chí Minh
Lượng mưa Lượng bốc hơi
Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về lượng mưa, lượng bốc hơi ở một số địa điểm của nước ta?
A. Lượng mưa ở Hồ Chí Minh cao nhất. B. Lượng bốc hơi ở Hồ Chí Minh cao nhất.
C. Lượng mưa ở Huế cao nhất. D. Lượng bốc hơi ở Hà Nội thấp nhất.

Câu 30: Mục tiêu của ban hành Sách đỏ Việt Nam là
A. đảm bảo sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật.
B. bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
C. bảo tồn các loài động, thực vật quý hiếm.
D. thống kê các loài động, thực vật ở nước ta.

Các em xem đáp án của Đề thi học kỳ I địa lí 12 (đề 01) bằng cách nhấn vào start để luyện tập online nhé. Chúc các em thành công.

308

Trắc nghiệm - Nhận biết quốc kỳ các nước trong khu vực Đông Nam Á

1 / 5

Đây là hình ảnh quốc kỳ của quốc gia nào?

Question Image

2 / 5

Đây là quốc kỳ của quốc gia nào sau đây?

Question Image

3 / 5

Đây là hình ảnh quốc kỳ của quốc gia nào sau đây?

 

Question Image

4 / 5

Đây là quốc kỳ của quốc gia nào sau đây?

 

Question Image

5 / 5

Đây là cờ của quốc gia nào?

Question Image

Join The Discussion