ĐỀ THI

Đề thi HKI môn địa lí 12

ĐỀ 01

Câu 1: Cho bảng số liệu sau:

NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH NĂM TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM

Địa điểmNhiệt độ trung bình
tháng I (0C)
Nhiệt độ trung bình
tháng VII (0C)
Nhiệt độ trung bình
năm (0C)
Lạng Sơn13,327,021,2
Hà Nội16,428,923,5
Huế19,729,425,1
Quy Nhơn23,029,726,8
Tp. Hồ Chí Minh25,827,127,1

Theo bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam?

A. Nhiệt độ trung bình tháng I từ Bắc vào Nam tăng dần.

B. Nhiệt độ trung bình năm từ Bắc vào Nam của nước ta tăng dần.

C. Nhiệt độ trung bình tháng VII ở Hà Nội cao hơn TP Hồ Chí Minh.

D. Nhiệt độ trung bình tháng VII từ Bắc vào Nam tăng liên tục.

Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và 5, hãy cho biết đường bờ biển Việt Nam kéo dài từ đâu đến đâu?

A. Móng Cái đến mũi Cà Mau.

B. Hải Phòng đến Cà Mau.

C. Quảng Ninh đến Cà Mau.

D. Móng Cái đến Hà Tiên.

Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết miền khí hậu phía Nam gồm những vùng khí hậu nào sau đây?

A. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ.

B. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ.

C. Đông Bắc Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

D. Tây Bắc Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

Câu 4: Điểm giống nhau chủ yếu về địa hình vùng núi Đông Bắc so với Tây Bắc là

A. núi thấp chiếm ưu thế.

 B. có nhiều sơn nguyên, cao nguyên.

C. nghiêng theo hướng tây bắc – đông nam.

D. có nhiều dãy núi cao đồ sộ.

Câu 5: Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Nam ở nước ta là

A. đới rừng cận nhiệt đới gió mùa.

 B. đới rừng gió mùa nhiệt đới.

C. đới rừng xích đạo gió mùa.

D. đới rừng cận xích đạo gió mùa.

Câu 6: Đặc điểm nào sau đây đúng về địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc?

A. Gồm các dãy núi chạy song song và so le nhau theo hướng tây bắc – đông nam.

B. Có các cánh cung núi lớn mở ra về phía bắc và đông.

C. Địa hình cao nhất nước ta với các dãy núi lớn theo hướng tây bắc – đông nam.

D. Gồm các khối núi cao đồ sộ và cao nguyên xếp tầng.

Câu 7: Ý nào sau đây không đúng về đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc?

A. Các thung lũng sông có hướng vòng cung như sông Cầu, sông Thương.

B. Hướng vòng cung chiếm ưu thế với 4 cánh cung núi lớn, chụm lại ở Tam Đảo.

C. Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.

D. Địa hình núi cao và cao nguyên chiếm phần lớn diện tích.

Câu 8: Biểu hiện rõ nhất về sức ép của gia tăng dân số nhanh đến chất lượng cuộc sống ở nước ta là

A. ô nhiễm môi trường.

B. cạn kiệt tài nguyên.

C. giảm GDP bình quân đầu người.

D. giảm tốc độ phát triển kinh tế.

Câu 9: Khu vực nào sau đây ở nước ta chịu tác động mạnh của gió phơn Tây Nam ?

A. Đông Nam Bộ.

B. Duyên hải Nam Trung Bộ

C. Tây Nguyên.

D. Bắc Trung Bộ .

Câu 10: Vùng nào sau đây ở nước ta chịu lụt úng nghiêm trọng nhất?

A. Đồng bằng sông Hồng.

 B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 11: Hướng gió chính gây mưa cho đồng bằng Bắc Bộ ở nước ta vào mùa hạ là

A. tây nam.

B. tây bắc.

C. đông nam.

D. đông bắc.

Câu 12: Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú là do

A. nằm trong vùng khí hậu gió mùa và giáp với biển.

B. nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật.

C. liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương.

D. tiếp giáp với Biển Đông và thông ra Thái Bình Dương.

Câu 13: Biểu hiện nào sau đây không phải là ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu nước ta?

A. Giảm bớt tính khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông.

B. Tăng độ ẩm các khối khí qua biển.

C. Góp phần làm điều hòa khí hậu.

D. Tăng cường tính đa dạng của sinh vật.

Câu 14: Sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – Tây ở vùng đồi núi nước ta rất phức tạp, chủ yếu là do

A. tác động của gió mùa và ảnh hưởng của biển.

B. tác động của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam.

C. tác động của địa hình và sông ngòi.

D. tác động của gió mùa với hướng các dãy núi.

Câu 15: Vùng biển nào của nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng các nước khác được tự do về hoạt động hàng hải và hàng không theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982?

A. Lãnh hải.

B. Đặc quyền kinh tế.

C. Tiếp giáp lãnh hải.

D. Nội thuỷ.

Câu 16: Ý nào sau đây không phải là vấn đề hệ trọng trong chiến lược khai thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển của nước ta?

A. Phòng chống ô nhiễm môi trường biển.

 B. Thực hiện những biện pháp phòng tránh thiên tai.

C. Tăng cường khai thác nguồn lợi thủy sản ven bờ.

D. Sử dụng hợp lí nguồn lợi thiên nhiên biển.

Câu 17: Cho biểu đồ sau:

Biểu đồ về dân số thành thị và nông thôn nước ta giai đoạn 1995-2015

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Quy mô dân số nông thôn và dân thành thị, giai đoạn 1995- 2015.

B. Chuyển dịch cơ cấu dân nông thôn và thành thị, giai đoạn 1995- 2015.

C. Tốc độ tăng trưởng dân nông thôn và dân thành thị, giai đoạn 1995- 2015.

D. Cơ cấu dân số nông thôn và dân thành thị, giai đoạn 1995- 2015.

Câu 18: “Đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa”, đặc điểm này do yếu tố nào quy định?

A. Vị trí địa lí.

 B. Khí hậu.

 C. Giáp Biển Đông.

 D. Địa hình.

Câu 19: Ở Việt Nam, hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là

A. rừng nhiệt đới gió mùa nửa rụng lá.

 B. rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.

C. rừng thưa nhiệt đới khô.

 D. rừng nhiệt đới gió mùa thường xanh.

Câu 20: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 và 7, hãy cho biết dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ở vùng núi nào của nước ta?

A. Trường Sơn Nam.

 B. Đông Bắc.

 C. Trường Sơn Bắc

D. Tây Bắc.

Câu 21: Cho bảng số liệu:

TỈ LỆ GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN CỦA VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 2005-2015

(Đơn vị:%)

Năm20052007200920112013
Tỉ lệ tăng dân số1,171,091,061,051,07

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016)

Biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất để thể hiện tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số nước ta giai đoạn 2005- 2015 ?

A. Biểu đồ miền.

B. Biểu đồ tròn.

C. Biểu đồ cột.

D. Biểu đồ kết hợp cột và đường.

Câu 22: Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc ở nước ta là

A. rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.

B. đới rừng cận xích đạo gió mùa.

C. đới rừng nhiệt đới gió mùa.

D. đới rừng cận nhiệt đới gió mùa.

Câu 23: Mục tiêu chính của ban hành Sách đỏ Việt Nam là

A. thống kê các loài động, thực vật ở nước ta đang bị suy giảm.

B. đảm bảo sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật.

C. bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng.

D. bảo tồn các loài động vật quý hiếm đã bị tuyệt chủng.

Câu 24: Có 2 vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta là tình trạng

A. mất cân bằng sinh thái môi trường và ô nhiễm môi trường.

B. ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên.

C. mất cân bằng sinh thái môi trường và cạn kiệt tài nguyên.

D. ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu.

Câu 25: Loài thực vật chiếm ưu thế ở đai ôn đới gió mùa trên núi ở nước ta là

A. rêu, địa y, đỗ quyên .

B. đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam.

C. xa van, cây bụi gai, dẻ.

D. cây họ dầu, cây họ đậu.

Câu 26: Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu của đai nhiệt đới gió mùa ở nước ta?

A. Mùa hạ nóng nhiệt độ trung bình tháng trên 250C.

B. Khí hậu nhiệt đới biểu hiện rõ rệt.

C. Độ ẩm thay đổi tùy nơi, từ khô đến ẩm ướt.

D. Lượng mưa phân bố tương đối đều trong năm.

Câu 27: Nguyên nhân chính nào sau đây làm cho nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước của nước ta bị giảm sút rõ rệt?

A. Khai thác quá mức và tình trạng ô nhiễm môi trường nước.

B. Khai thác quá mức và thay đổi thời tiết thất thường.

C. Khai thác quá mức và các loại thiên tai.

D. Khai thác quá mức và các dịch bệnh.

Câu 28: Vào đầu mùa hạ, khối khí từ Bắc Ấn Độ Dương tác động đến khí hậu nước ta như thế nào?

A. Làm cho mùa mưa ở Duyên hải Nam Trung Bộ đến sớm hơn.

B. Gây khô hạn cho Đồng bằng sông Hồng.

C. Gây mưa lớn cho đồng bằng ven biển Trung Bộ.

D. Gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên.

Câu 29: Gió Tín phong bán cầu Bắc di chuyển đến nước ta theo hướng

A. tây nam.

B. đông bắc.

C. tây bắc.

D. đông nam.

Câu 30: Nhận xét nào sau đây không đúng về hoạt động của bão ở Việt Nam?

A. Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam.

B. Mùa bão nhanh dần từ Bắc vào Nam.

C. Bão tập trung nhiều nhất vào tháng IX.

D. Mùa bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI.

———————   HẾT———————        

(Ghi chú: Thí sinh được sử dụng Atlat Địa Lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành)

Các em làm trước những câu hỏi trong đề trên sau đó làm trên Click vào đường link sau để làm online nhé. Thầy Phong sẽ lấy điểm 15 phút nhé.

Nhớ ghi đầy đủ thông tin học sinh, mk đề thi 123456

https://azota.vn/de-thi/tgl863

ĐỀ 02

Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 – 7, cho biết dãy núi nào sau đây không chạy theo hướng tây bắc – đông nam?

A. Pu Đen Đinh.

B. Đông Triều.

C. Hoàng Liên Sơn.

D. Trường Sơn Bắc.

Câu 2: Cho biểu đồ sau:

Biểu đồ về diện tích rừng, diện tích rừng tự nhiên, độ che phủ rừng của nước ta giai đoạn 1993 – 2014

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Tốc độ tăng trưởng diện tích và độ che phủ rừng nước ta giai đoạn 1993 – 2014.

B. Quy mô và cơ cấu diện tích và độ che phủ rừng nước ta giai đoạn 1993 – 2014.

C. Tình hình biến động diện tích và độ che phủ rừng nước ta giai đoạn 1993 – 2014.

D. Chuyển dịch cơ cấu diện tích và độ che phủ rừng nước ta giai đoạn 1993 – 2014.

Câu 3: “Giới hạn từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã, gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc – đông nam” là đặc điểm của vùng núi

A. Trường Sơn Nam.

B. Tây Bắc.

C. Trường Sơn Bắc.

D. Đông Bắc.

Câu 4: Sự gia tăng các thiên tai bão lụt, hạn hán và sự biến đổi bất thường về thời tiết, khí hậu là biểu hiện của

A. ô nhiễm môi trường.

B. cạn kiệt tài nguyên.

C. suy giảm đa dạng sinh học.

D. mất cân bằng sinh thái môi trường

Câu 5: Vị trí nằm giữa sông Hồng và sông Cả, cao nhất nước ta với 3 dải địa hình chạy cùng hướng tây bắc – đông nam là

A. vùng núi Trường Sơn Nam.

B. vùng núi Tây Bắc.

C. vùng núi Trường Sơn Bắc.

D. vùng núi Đông Bắc.

Câu 6: Cho bảng số liệu sau:

NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tháng123456789101112
Nhiệt độ ( oC)25,826,727,928,928,327,527,127,126,826,726,425,7
Lượng mưa (mm)144105021831229427032726711648

Để thể hiện nhiệt độ và lượng mưa ở Thành phố Hồ Chí Minh, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Đường.

B. Kết hợp.

C. Cột.

D. Miền.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây đúng với đặc điểm chung của địa hình nước ta?

A. Địa hình của vùng cận nhiệt đới gió mùa.

B. Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng.

C. Địa hình ít chịu tác động của con người.

D. Đồng bằng chiếm phần lớn diện tích.

Câu 8: Ở nước ta, thời tiết mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức là nhờ

A. tiếp giáp biển Đông rộng lớn.

B. nằm trong vùng nội chí tuyến.

C. nơi di lưu, di cư của các luồng sinh vật.

D. chịu ảnh hưởng gió mùa đông bắc.

Câu 9: Nửa sau mùa đông, gió mùa đông bắc thổi vào nước ta có tính chất lạnh, ẩm và gây ra mưa phùn là do

A. gió thổi lệch về phía đông, qua biển.

B. gió thổi qua lục địa Trung Hoa rộng lớn.

C. gió bị chắn bởi các dãy núi.

D. ảnh hưởng của bão nhiệt đới.

Câu 10: Biện pháp nào sau đây không phổ biến trong việc sử dụng và bảo vệ đất ở đồng bằng nước ta?

A. Chống bạc màu, nhiễm mặn, nhiềm phèn.

B. Đào hố vẩy cá, trồng cây theo băng.

C. Bón phân cải tạo đất.

D. Thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Câu 11: Cho bảng số liệu sau:

LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI, CÂN BẰNG ẨM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM

(Đơn vị: mm)

Địa điểmLượng mưaLượng bốc hơiCân bằng ẩm
Hà Nội1676989+687
Huế28681000+1868
TP. Hồ Chí Minh19311686+245

Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi nói về lượng mưa, lượng bốc hơi, cân bằng ẩm của một số địa điểm của nước ta?

A. Lượng mưa tăng dần từ Bắc vào Nam.

B. Cân bằng ẩm tăng dần từ Bắc vào Nam.

C. Lượng bốc hơi tăng dần từ Bắc vào Nam.

D. Lượng bốc hơi giảm dần từ Bắc vào Nam.

Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết miền khí hậu phía Bắc nước ta được chia thành mấy vùng khí hậu?

A. 3 vùng.

B. 5 vùng.

C. 2 vùng.

D. 4 vùng.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng về đặc điểm dân số nước ta?

A. Phần lớn dân số ở thành thị.

B. Dân số nước ta tăng nhanh.

C. Việt Nam là một nước đông dân.

D. Nhiều thành phần dân tộc.

Câu 14: Đặc điểm nổi bật của khí hậu Việt Nam là

A. nhiệt đới ẩm gió mùa, có hai mùa nóng lạnh rõ rệt.

B. nhiệt đới ẩm gió mùa, nóng quanh năm.

C. nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ điều hòa quanh năm.

D. nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa sâu sắc.

Câu 15: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết đảo nào sau đây thuộc tỉnh Quảng Ngãi ?

A. Lý Sơn.

B. Cồn Cỏ.

C. Phú Quý.

D. Phú Quốc.

Câu 16: Vùng biển nào sau đây mà nước ta có chủ quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư?

A. Lãnh hải.

B. Đặc quyền kinh tế.

C. Tiếp giáp lãnh hải.

D. Thềm lục địa.

Câu 17: Phát biểu nào sau đây không đúng với thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam?

A. Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là rừng cận xích đạo gió mùa.

B. Trong rừng xuất hiện nhiều loài cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô.

C. Khí hậu phân hóa thành hai mùa nóng, lạnh rõ rệt.

D. Biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ.

Câu 18: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết điểm cực Tây của nước ta nằm ở tỉnh nào?

A. Hà Giang.

B. Sơn La.

C. Lai Châu.

D. Điện Biên.

Câu 19: Căn cứ vào Atlat Địa lí trang 10, hồ Yaly thuộc lưu vực hệ thống sông

A. Thu Bồn.

B. Đồng Nai.

C. Ba.

D. Mê Công.

Câu 20: Trở ngại lớn nhất trong việc sử dụng tự nhiên ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là

A. nạn cát bay, cát chảy lấn chiếm đồng ruộng.

B. khí hậu thất thường, thời tiết không ổn định.

C. thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.

D. bão lũ, trượt lở đất, hạn hán.

Câu 21: Đặc điểm của mưa gây ra lũ quét là

A. cường độ nhỏ, kéo dài.

B. cường độ nhỏ, và thời gian mưa ngắn.

C. cường độ rất lớn diễn ra trong vài giờ.

D. cường độ tương đối lớn, kéo dài.

Câu 22: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm địa hình của vùng núi Đông Bắc?

A. Là vùng núi cao nhất nước ta.

B. Ở trung tâm là vùng đồi núi thấp.

C. Hướng núi vòng cung, gồm bốn cánh cung.

D. Thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.

Câu 23: Vị trí nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Tín phong bán cầu Bắc và gió mùa châu Á nên khí hậu nước ta có

A. nền nhiệt cao.

B. hai mùa rõ rệt.

C. tính chất cận xích đạo.

D. lượng mưa thấp.

Câu 24: Nguyên nhân gây ra ngập lụt ở Trung Bộ chủ yếu do

A. mưa lớn và triều cường.

B. hệ thống đê sông, đê biển bao bọc.

C. mật độ xây dựng cao.

D. mưa bão lớn, lũ nguồn về.

Câu 25: Nơi nào sau đây ở nước ta có khô hạn kéo dài và hạn hán gay gắt nhất?

A. Tây Nguyên.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Đồng bằng Nam Bộ.

D. Ven biển cực Nam Trung Bộ.

Câu 26: Đất feralit ở nước ta thường bị chua là do

A. có sự tích tụ oxit nhôm.

B. có sự tích tụ nhiều oxit sắt.

C. quá trình phong hóa diễn ra chậm.

D. rửa trôi các chất badơ dễ tan.

Câu 27: Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc do

A. quá trình xâm thực mạnh ở đồi núi.

B. địa hình chủ yếu là đồi núi, ít thực vật.

C. lượng mưa nhiều, địa hình bị cắt xẻ mạnh.

D. mưa đều quanh năm, địa hình dốc.

Câu 28: Nguyên nhân làm cho giới hạn độ cao đai nhiệt đới ở miền Bắc thấp hơn miền Nam là do

A. nhiệt độ trung bình năm của miền Bắc thấp hơn miền Nam.

B. biên độ nhiệt độ miền Bắc lớn hơn miền Nam.

C. miền Bắc mưa nhiều hơn miền Nam.

D. địa hình miền Bắc cao hơn miền Nam.

Câu 29: Sự phân bố dân cư chưa hợp lí ảnh hưởng lớn nhất đến việc

A. phát triển giáo dục và y tế.

B. sử dụng lao động, khai thác tài nguyên.

C. giải quyết việc làm.

D. nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Câu 30: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm tự nhiên của Đồng bằng sông Hồng?

A. Đồng bằng có diện tích rộng 40.000 km2.

B. Được bồi đắp phù sa hàng năm của sông Hồng, sông Thái Bình.

C. Có hệ thống đê ven sông ngăn lũ.

D. Địa hình cao ở rìa phía tây, tây bắc, thấp dần ra biển.

——————HẾT——————

  • Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành trong khi làm bài thi.
    • Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Các em làm trước những câu hỏi trong đề trên sau đó làm trên Click vào đường link sau để làm online nhé. Thầy Phong sẽ lấy điểm 15 phút nhé.

Nhớ ghi đầy đủ thông tin học sinh, mk đề thi 123456

LINK LÀM BÀI TRÊN AZOTA:

https://azota.vn/de-thi/dphpz7

2 Comments

  1. Vi Duy thiện Tháng Một 3, 2022
    • admin Tháng Một 4, 2022

Join The Discussion