Dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? Đọc bài viết sau bạn sẽ có câu trả lời. Từ năm học 2016-2017 Bộ giáo dục và Đào tạo đã đổi mới hình thức thi tự luận sang thi trắc nghiệm nhiều môn học trong đó có môn Địa lí. Trong đề thi THPT Quốc gia môn Địa lí từ năm học 2016-2017 không yêu cầu học sinh vẽ biểu đồ như trước nữa nhưng vẫn có khoảng 2 câu hỏi (0,5 điểm) yêu cầu HS trả lời liên quan đến biểu đồ. Dạng câu dẫn thường gặp là: “xác định dạng biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện…”; “để thể hiện…dạng biểu đồ thích hợp nhất là” hoặc “Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây ?”…
Để trả lời dạng câu hỏi này không khó. Tuy nhiên trong quá trình dạy học , chấm bài bản thân nhận thấy nhiều bạn học sinh vẫn gặp khó khăn và nhiều bạn trả lời sai dạng câu hỏi này. Dẫn đến mất điểm, rất tiếc. Hôm nay diễn đàn abazan.net xin giới thiệu đến các bạn học sinh cách trả lời dạng câu hỏi nêu trên trong đề thi THPT Quốc Gia môn Địa lí.
1. Có những dạng biểu đồ nào thường hay ra trong đề thi
Trong thực tế các dạng biểu đồ rất đa dạng. Tuy nhiên các câu hỏi trong đề thi thường xoay quanh 5 dạng biểu đồ đó là: tròn, miền, cột, đường (đồ thị), kết hợp.
Biểu đồ tròn gồm có:
– Biểu đồ tròn thể hiện sự thay đổi quy mô và cơ cấu của một tổng thể qua hai năm.
– Biểu đồ thể hiện quy mô và cở cấu của hai tổng thể trong một năm.
Biểu đồ miền: có biểu đồ miền thể hiện giá trị tương đối 100%, biểu đồ miền thể hiện giá trị tương đối.
Biểu đồ cột gồm có: cột đơn, cột ghép, cột chồng, cột chồng 100%.
Biểu đồ đường (đồ thị): biểu thể hiện tốc độ tăng trưởng và thể hiện giá trị tuyệt đối.
Biểu đồ kết hợp (kết hợp cột và đường): cột đơn, cột ghép, cột chồng kết hợp với đường
2. Căn cứ “xác định dạng biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện…” dựa vào đâu?
Để xác định chính xác dạng biểu đồ thích hợp chúng ta cần căn cứ vào các yếu tố sau:
– Thứ nhất là khả năng thể hiện của các dạng biểu đồ.
– Thứ hai là yêu cầu của đề bài (câu dẫn với câu hỏi trắc nhiệm).
– Thứ ba là bảng số liệu (có mấy đối tượng, mấy năm, đơn vị là gì…) để có sự lựa chọn chính xác nhất.
3. Cách trả lời “Dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?” cụ thể từng loại biểu đồ như sau
3.1. Biểu đồ tròn
– Khả năng thể hiện là cơ cấu, quy mô và sự thay đổi cơ cấu, tỉ lệ các thành phần trong một tổng thể.
– Yêu cầu đề bài: thường có cụm từ “thể hiện : cơ cấu, cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu, tỉ lệ…trong…” năm…và năm…hoặc là trong năm…
– Bảng số liệu: Số năm thường là hai năm hoặc một năm nhưng có hai tổng thể; Số liệu có thể là tương đối (đơn vị %) hoặc số liệu tuyệt đối với các đơn vị như: nghìn tấn, nghìn km2, triệu USD…Với bảng số liệu tuyệt đối khi vẽ biểu đồ yêu cầu cần phải xử lý số liệu (tính cơ cấu, tỉ lệ, chuyển đơn vị thành %) và tính bán kính. Nếu đề ra cho nhiều thành phần để thể hiện trong 1 hoặc 2 mốc năm thì phải lựa chọn biểu đồ tròn. Hãy luôn nhớ chọn biểu đồ tròn khi “ít năm, nhiều thành phần”.
Ví dụ 1: Cho bảng số liệu sau:
GDP theo giá hiện hành phân theo thành phần kinh tế ở nước ta
(Đơn vị: nghìn tỉ đồng)
Thành phần | 2005 | 2010 | 2014 |
Kinh tế nhà nhước | 343,9 | 722,0 | 1255,0 |
Kinh tế ngoài nhà nước | 431,5 | 1054,1 | 1891,6 |
Kinh tế vốn đầu tư nước ngoài | 138,6 | 381,7 | 791,3 |
Tổng số | 914,0 | 2157,8 | 3937,9 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống Kê, 2016)
Để thể hiện sự thay đổi quy mô và cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế nước ta qua các năm thì biểu đồ nào thích hợp nhất?
A. Miền.
B. Đường.
C. Tròn.
D. Cột.
Xem đáp án
Đáp án C
Ví dụ 2: Cho biểu đồ về các mặt hàng công nghiệp nước ta năm 2010 và 2015
https://abazan.net/dang-bieu-do-nao-sau-day-thich-hop-nhat/.html?
(Nguồn số liệu theo Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2015, NXB Thống kê, 2016)
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta, năm 2010 và 2015.
B. Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta, năm 2010 và 2015.
C. Sự thay đổi quy mô và cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta, năm 2010 và 2015.
D. Cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta, năm 2010 và 2015.
Xem đáp án
Đáp án D vì đây là 2 biểu đồ tròn bằng nhau không thể hiện được quy mô, loại đáp án C
Ví dụ 3: Cho biểu đồ về dân số của nước ta phân theo nhóm tuổi qua 2 năm (Đơn vị : %)
https://abazan.net/dang-bieu-do-nao-sau-day-thich-hop-nhat/.html?
(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2015)
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Cơ cấu dân số phân nhóm tuổi của nước ta giai đoạn từ 2009 đến năm 2014.
B. Quy mô và cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi của nước ta năm 2009 và 2014.
C. Quy mô dân số phân theo nhóm tuổi của nước ta năm 2009 và 2014.
D. Tỉ trọng dân số phân theo nhóm tuổi của nước ta năm 2009 và 2014.
Xem đáp án
Đáp án B, vì đây là biểu đồ tròn có bán kính khác nhau nên có thể thể hiện được cả quy mô và cơ cấu.
3.2. Biểu đồ miền
Xem thêm ví dụ câu 80 trong đề thi tham khảo môn Địa lí của Bộ GD&ĐT năm 2019
https://abazan.net/de-thi-tham-khao-mon-dia-li-nam-2019-cua-bo-gddt/.html
– Khả năng thể hiện của biểu đồ miền: thể hiện được sự thay đổi cơ cấu của một thành phần trong tổng thể ở một giai đoạn nào đó. Ví dụ: sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản, cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp, cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu…
– Yêu cầu đề bài: Yêu cầu đề bài thường xuất hiện cụm từ như: “thể hiện sự thay đổi cơ cấu…giai đoạn…”
– Bảng số liệu: Số năm thường là 4 năm trở lên; Số liệu có thể là tương đối (đơn vị %) hoặc số liệu tuyệt đối với các đơn vị như: nghìn tấn, nghìn km2, triệu USD…Với bảng số liệu tuyệt đối khi vẽ biểu đồ yêu cầu cần phải xử lý số liệu (tính cơ cấu, tỉ lệ và chuyển đơn vị thành %). Trường hợp trong đề thi THPT QG thì không yêu cầu xử lý số liệu và vẽ. Bảng số liệu thường có dạng tổng.
Cần lưu ý nếu không sẽ rất dễ nhầm với biểu đồ tròn. Để xác định vẽ biểu đồ miền, với số liệu được thể hiện từ 4 năm trở lên (nghĩa là việc vẽ tới 4 hình tròn như thông thường thì ta lại chuyển sang biểu đồ miền). Vậy số liệu đã cho từ 4 năm trở lên mà thể hiện về cơ cấu thì nên chọn biểu đồ miền.
Ví dụ 1: Cho biểu đồ về Cây công nghiệp lâu năm và hàng năm nước ta giai đoạn 2000-2010.
https://abazan.net/dang-bieu-do-nao-sau-day-thich-hop-nhat/.html?
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Sự biến đổi tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm và cây công nghiệp hàng năm của nước ta từ năm 2000 đến 2010.
B. Cơ cấu cây công nghiệp lâu năm của nước ta từ năm 2000 đến năm 2010.
C. Tình hình phát triển cây công nghiệp lâu năm và hàng năm của nước ta từ năm 2000 đến năm 2010.
D. Tốc độ tăng trưởng cây công nghiệp lâu năm và hàng năm của nước ta từ năm 2000 đến 2010
Xem đáp án
Đáp án A
Ví dụ 2: Trả lời câu hỏi Biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 – 2015
(Đơn vị: nghìn tấn)
Năm | Tổng số | Chia ra | |
Khai thác | Nuôi trồng | ||
2005 | 3.466,8 | 1.987,9 | 1.478,9 |
2010 | 5.142,7 | 2.414,4 | 2.728,3 |
2013 | 6.019,7 | 2.803,8 | 3.215,9 |
2015 | 6.549,7 | 3.036,4 | 3.513,3 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015.NXB Thống kê, 2016)
Để thể hiện sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản nước ta trong giai đoạn 2005 – 2015, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Cột.
B. Tròn.
C. Miền.
D. Đường.
Xem đáp án
Đáp án C
Ví dụ 3: Cho bảng số liệu:
Số lượt khách quốc tế và khách nội địa của ngành du lịch nước ta giai đoạn 1991-2013
(Đơn vị : triệu lượt khách)
Năm | 1991 | 2000 | 2005 | 2013 |
Khách quốc tế | 0,3 | 2,1 | 3,5 | 7,5 |
Khách nội địa | 1,5 | 11,2 | 16,0 | 35,0 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2013.NXB Thống kê, 2014)
Để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu về số lượt khách du lịch của nước ta trong giai đoạn 1991-2013 theo bảng số liệu trên, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ tròn. B. Biểu đồ miền.
C. Biểu đồ cột ghép. D. Biểu đồ đường.
Nếu bạn vẫn thấy khó hiểu hãy xem video hướng dẫn
3.3. Biểu đồ hình cột
– Khả năng thể hiện: Dạng biểu đồ này được sử dụng để biểu hiện động thái phát triển, so sánh tương quan về độ lớn giữa các đại lượng hoặc thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể (cột chồng 100%). Ví dụ: biểu đồ so sánh dân số , diện tích …của 1 số tỉnh (vùng , nước )hoặc so sánh sản lượng (lúa , ngô, điện, than…) của 1 số địa phương qua 1 số năm.
– Yêu cầu đề bài: Yêu cầu đề bài thường xuất hiện cụm từ như: “thể hiện dân số, sản lượng, số khách du lịch…”
– Bảng số liệu: Thường có nhiều năm, có một hoặc nhiều đối tượng có chung một đơn vị, bảng số liệu có đơn vị tuyệt đối.
Ví dụ 1: Cho biểu đồ về Xuất, nhập khẩu nước ta giai đoạn 2000-2015
https://abazan.net/dang-bieu-do-nao-sau-day-thich-hop-nhat/.html?
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Quy mô và cơ cấu xuất, nhập khẩu hàng hóa của nước ta giai đoạn 2000 – 2015.
B. Tốc độ tăng trưởng xuất, nhập khẩu hàng hóa của nước ta giai đoạn 2000 – 2015.
C. Cơ cấu xuất, nhập khẩu hàng hóa của nước ta giai đoạn 2000 – 2015.
D. Giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa của nước ta giai đoạn 2000 – 2015.
Ví dụ 2: Cho bảng số liệu:
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, NĂM 2010 VÀ 2015
(Đơn vị: Tỷ đô la Mỹ)
Năm | Phi-lip-pin | Xin-ga-po | Thái Lan | Việt Nam |
2010 | 199,6 | 236,4 | 340,9 | 116,3 |
2015 | 292,5 | 292,8 | 395,2 | 193,4 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Để thể hiện tổng sản phẩm trong nước của một số quốc gia năm 2010 so với 2015 theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Đường. B. Miền. C. Cột ghép. D. Kết hợp.
Ví dụ 3: Cho bảng số liệu:
Số lượt khách quốc tế và khách nội địa của ngành du lịch nước ta giai đoạn 1991-2013
(Đơn vị : triệu lượt khách)
Năm | 1991 | 2000 | 2005 | 2013 |
Khách quốc tế | 0,3 | 2,1 | 3,5 | 7,5 |
Khách nội địa | 1,5 | 11,2 | 16,0 | 35,0 |
Để so sánh số lượt khách quốc tế và nội địa của ngành du lịch nước ta trong giai đoạn 1991-2013 theo bảng số liệu trên, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ cột nhóm. B. Biểu đồ tròn. C. Biểu đồ đường. D. Biểu đồ miền.
3.4. Dạng biểu đồ đường (đồ thị)
– Khả năng thể hiện: Là loại biểu đồ được sử dụng để thể hiện tiến trình, động thái phát triển, sự biến động của một đối tượng qua thời gian. Hoặc thể hiện tốc độ tăng trưởng của một hoặc một vài đối tượng qua nhiều năm.
– Yêu cầu đề bài: Vì vậy nếu đề bài yêu cầu có cụm từ dạng biểu đồ thích hợp nhất “thể hiện sự phát triển, tốc độ tăng trưởng, sự biến động của….giai đoạn, thời kỳ…” qua nhiều năm (thường từ 4 năm trở lên) thì nên lựa chọn biểu đồ đường.
– Bảng số liệu có đặc điểm tương tự như biểu đồ miền hoặc cột
Xem thêm Biểu đồ đường câu 76 mã đề 301 của BGD năm 2018
https://drive.google.com/file/d/1NYUXKbn4yZm77voJFepGtvAUPk-GCAC6/view
Ví dụ 1: Cho bảng số liệu sau:
SẢN LƯỢNG THAN SẠCH, DẦU THÔ, ĐIỆN CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000-2014
Năm | 2000 | 2005 | 2010 | 2014 |
Than (triệu tấn) | 11,6 | 34,1 | 44,8 | 41,1 |
Dầu thô (triệu tấn) | 16,3 | 18,5 | 15 | 17,4 |
Điện (tỉ kwh) | 26,7 | 52,1 | 91,7 | 141,3 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam, 2014, Nhà xuất bản Thống kê, 2015)
Để thể hiện tốc độ tăng trưởng Sản lượng than sạch, dầu thô, điện của nước ta giai đoạn 2000-2014, Dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. miền.
B. đường.
C. kết hợp.
D. tròn
Xem đáp án
Đáp án B
Ví dụ 2: Cho bảng số liệu:
Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của nước ta, giai đoạn 2008 – 2016.
(Đơn vị: tỉ đồng)
Ngành | 2008 | 2011 | 2013 | 2016 |
Công nghiệp khai khác | 146607 | 274321 | 394468 | 365522 |
Công nghiệp chế biến, chế tạo | 300256 | 371242 | 477968 | 642338 |
Công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước. | 49136 | 81077 | 11528 | 188876 |
(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam 2016)
Để thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của nước ta, giai đoạn 2008 – 2016 theo bảng số liệu trên, Dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Đường. B. Miền. C. Cột. D. Kết hợp.
Ví dụ 3: Cho biểu đồ về GDP/ người của một số quốc gia Đông Nam Á 2010-2015
https://abazan.net/dang-bieu-do-nao-sau-day-thich-hop-nhat/.html?
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2016, NXB Thống kê, 2017)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Quy mô GDP/người của một số quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2010 – 2015.
B. Quy mô và cơ cấu GDP/người của một số quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2010 – 2015.
C. Cơ cấu GDP/người của một số quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2010 – 2015.
D. Tốc độ tăng trưởng GDP/người của một số quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2010 – 2015.
Xem thêm ví dụ câu 72 trong đề thi tham khảo môn Địa lí của Bộ GD&ĐT năm 2019
https://abazan.net/de-thi-tham-khao-mon-dia-li-nam-2019-cua-bo-gddt/.htmlm
3.5. Biểu đồ kết hợp
– Khả năng thể hiện: Thể hiện các đối tượng khác nhau về đơn vị nhưng có mối quan hệ với nhau. Ví dụ: thể hiện sản lượng khai thác, nuôi trồng và giá trị sản xuất của Việt Nam thì cột thể hiện sản lượng khai thác và nuôi trồng, đường thể hiện giá trị sản xuất. Hoặc thể hiện số khách du lịch trong nước, khách du lịch quốc tế và doanh thu từ du lịch của nước ta trong một giai đoạn…
– – Yêu cầu đề bài: Khi yêu cầu của đề bài có cụm từ như“thể hiện tình hình phát triển…, hiện trạng phát triển…, tốc độ tăng trưởng…
– Bảng số liệu có đặc điểm:Có nhiều đối tượng khác nhau về đơn vị, ví dụ: nghìn người và nghìn tỉ đồng, triệu người và %, nghìn tấn và nghìn tỉ đồng… Đề bài có từ hai loại đơn vị trở lên mà cần biểu diễn trên cùng một biểu đồ.
Ví dụ 1: Cho bảng số liệu:
TỔNG SỐ DÂN VÀ TỐC ĐỘ TĂNG DÂN SỐ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 – 2014
Năm | 2005 | 2009 | 2012 | 2014 |
Tổng số dân (triệu người) | 83,4 | 84,6 | 88,8 | 90,7 |
– Dân thành thị | 23,3 | 23,9 | 27,3 | 29,0 |
– Dân nông thôn | 60,1 | 60,7 | 61,5 | 61,7 |
Tốc độ tăng dân số (%) | 1,17 | 1,09 | 1,11 | 1,06 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2015, NXB Thống kê, 2016)
Để thể hiện số dân và tốc độ tăng dân số của nước ta trong giai đoạn 2005 – 2014, Dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ cột. B. Biểu đồ miền. C. Biểu đồ đường. D. Biểu đồ kết hợp.
Ví dụ 2: Cho biểu đồ về diện tích và giá trị sản xuất cây công nghiệp nước ta giai đoạn 2005 – 2012.
https://abazan.net/dang-bieu-do-nao-sau-day-thich-hop-nhat/.html?
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Chuyển dịch cơ cấu diện tích và giá trị sản xuất cây công nghiệp nước ta giai đoạn 2005 – 2012.
B. Tình hình phát triển ngành trồng cây công nghiệp nước ta giai đoạn 2005 – 2012.
C. Quy mô cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm giai đoạn 2005 – 2012.
D. Cây công nghiệp nước ta gồm cây hằng năm và cây lâu năm giai đoạn 2005 – 2012.
Xem thêm Biểu đồ kết hợp câu 62 mã đề 301 của BGD năm 2018
https://drive.google.com/file/d/1NYUXKbn4yZm77voJFepGtvAUPk-GCAC6/view
4. Kết luận
Trong phạm vi bài viết này abazan.net đã hướng dẫn các em cách trả lời câu hỏi: Dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? “Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?”. Nếu có thắc mắc phản hồi, hãy để lại bình luận nhé.